SWOT Là Gì? 5 Bước CƠ BẢN để Xây Dựng Chiến Lược ... - Nhân Hòa

Mục lục [Ẩn]

  • 1. SWOT là gì?
    • Khái niệm
  • 2. Tại sao phải sử dụng mô hình SWOT?
  • 3. Ưu - Nhược điểm khi phân tích mô hình SWOT
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • 4. Các thành tố trong mô hình SWOT
    • Strengths (điểm mạnh)
    • Weakness (điểm yếu)
    • Opportunities (cơ hội)
    • Threats (thách thức)
  • 5. Hướng dẫn phân tích và xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong Marketing 
    • Bước 1: Tạo lập ma trận SWOT
    • Bước 3: Nhận diện điểm yếu
    • Bước 4: Nhận diện cơ hội
    • Bước 5: Nhận biết rủi ro
  • 6. Lời kết

SWOT là một trong những công cụ phân tích và thiết lập chiến lược trong Marketing vừa hữu hiệu lại vô cùng đơn giản dành cho doanh nghiệp. Với công cụ này, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quan và xây dựng được một chiến lược hoạt động trong dài hạn. Vậy SWOT là gì, có tác dụng gì, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. SWOT là gì?

Khái niệm

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc

SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

Strengths và Weakness là những yếu tố để đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp và đây là 2 yếu tố mà doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,...

Opportunities và Threats là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với những yếu tố này, doanh nghiệp thường không thể kiểm soát và thay đổi được

Ý nghĩa 

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp càng nhiều. Song bên cạnh những cơ hội đó vẫn còn những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp

Bảng phân tích SWOT được áp dụng trong mô hình Digital Marketing cần liệt kê tất cả các kênh truyền thông cả inbound và outbound marketing vì lúc này khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tìm kiếm thông tin

Mặc dù các kênh truyền thông truyền thông không còn phát triển quá mạnh mẽ như trước nữa nhưng chúng không hề mất đi giá trị của mình mà vẫn tác động ít nhiều đến khách hàng. Vì vậy đối với mô hình SWOT bạn cần phải khai thác cả 2 kênh Online và Offline

>>> Xem thêm: SEO là gì?

2. Tại sao phải sử dụng mô hình SWOT?

Phân tích ma trận hay mô hình SWOT trong mọi ngành nghề kinh doanh hay một dự án nào đó giúp mọi người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức sắp phải đối mặt.

Khi các doanh nghiệp thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT, họ có thể thu thập dữ liệu từ các phòng ban hoặc từ các đối tác cung ứng nguyên vật liệu và các đại lý cung ứng sản phẩm doanh nghiệp bạn.

3. Ưu - Nhược điểm khi phân tích mô hình SWOT

Ưu điểm

+ Không mất bất kỳ một chi phí nào: SWOT là phương pháp phân tích hiệu quả và tiết kiệm chi phí dành cho bất cứ ai làm kinh doanh. Đây cũng là một trong những lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT 

+ Kết quả quan trọng: Mục đích của việc phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ cũng như thách thức để từ đó rút ra kết quả chính xác và tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội, vượt qua các mối rủi ro đã xác định

+ Ý tưởng mới: Một lợi ích khác của việc phân tích mô hình SWOT là có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng cách xem xét các vấn đề xuất hiện trong các cột và các phân tích SWOT. Nó không chỉ nâng cao nhận thức về những lợi thế cũng như bất lợi tiềm ẩn và những mối đe dọa mà còn có thể giúp chúng ta phản ứng hiệu quả hơn trong tương lai, kế hoạch để chuẩn bị khi xảy ra những rủi ro.

Nhược điểm

+ Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Việc phân tích SWOT khá đơn giản, hầu hết các mô hình đều không đưa ra phản biện. Nếu chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án dựa trên SWOT thì nó sẽ không đủ để hoàn thiện đánh giá và định hướng các mục tiêu.

+ Nghiên cứu bổ sung cần thiết: Để phân tích SWOT thành công thì 4 yếu tố trên là chưa đủ. Một bản phân tích SWOT kỹ lưỡng nên xem xét cơ hội hoặc quy mô của các rủi ro để xem nó có liên quan đến những điểm mạnh và điểm yếu của công ty hay không. Kỹ thuật SWOT có thể đơn giản và dễ kiểm soát song cần phải tập trung nhiều nghiên cứu và phân tích để có được một bức tranh toàn cảnh.

+ Phân tích chủ quan: Để phân tích ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, các quyết định kinh doanh phải dựa trên nhiều dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc phân tích SWOT chưa đủ để kết luận một điều gì đó, nó là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành phân tích. Ngoài ra, dữ liệu đầu vào cho phân tích SWOT cũng có thể trở nên lỗi thời khá nhanh.

>>> Xem thêm:Hosting tốc độ cao SỐ 1 hiện nay - NVMe Hosting

4. Các thành tố trong mô hình SWOT

Strengths (điểm mạnh)

Điểm mạnh chính là lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp hay một dự án. Đây là những điểm nổi bật, là lợi thế mà doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác. Những điểm mạnh đó phải bao gồm các yếu tố như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, tài chính, Marketing,... 

Weakness (điểm yếu)

Bên cạnh điểm mạnh thì điểm yếu là yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Doanh nghiệp cần tự khắc phục những điểm yếu như nguồn lực, tài sản, con người,... để có thể đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải tự nghiên cứu chỉ ra mình đang làm sai ở bước nào, mình cần khắc phục vấn đề đó ra sao,...

Opportunities (cơ hội)

Ở phần này bạn nên liệt kê ra những tác động tích cực từ bên ngoài sẽ giúp hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi hơn. Các tác nhân này có thể là:

+ Sự phát triển, nở rộ của thị trường.

+ Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu.

+ Xu hướng công nghệ thay đổi.

+ Xu hướng toàn cầu.

+ Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư.

+ Chính sách, luật.

Threats (thách thức)

Thách thức là một trong những trở ngại khiến quá trình phát triển của doanh nghiệp không đạt được như mong muốn. Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn cần phải lên một kế hoạch để triển khai những giải pháp khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng đồng thời có thể né tránh được những nguy cơ này

>>> Xem thêm: Kiếm tiềm trên Youtube

5. Hướng dẫn phân tích và xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong Marketing 

Mô hình SWOT thường được trình bày theo dạng bảng gồm 4 ô vuông, tương ứng với từng yếu tố như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Để thực hiện xây dựng một chiến lược SWOT hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Tạo lập ma trận SWOT

Để việc phân tích đánh giá có cái nhìn tổng quan nhất, bạn phải trình bày theo dạng liệt kê từng yếu tố. Khi đã liệt kê đầy đủ các yếu tố, việc tiếp theo cần làm là tạo lập chiến lược dựa vào các yếu tố đã xác định trước đó 

Để đảm bảo chiến lược diễn ra một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện 4 tiêu chí sau:

+ Ưu tiên phát triển những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp.

+ Những điểm yếu cần được khắc phục kịp thời để tránh rủi ro.

+ Nhận diện và tận dụng tốt các cơ hội.

Trong quá trình phân tích SWOT không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn nhược điểm. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể kết hợp song song giữa cả ưu - nhược điểm để biến chúng thành điểm mạnh riêng và tạo sự khác biệt với đối thủ.

Bước 2: Tìm ra thế mạnh

Để xác định điểm mạnh của doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược Marketing, bạn nên đặt ra một vài câu hỏi như:

+ Điều gì làm khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp? 

+ Doanh nghiệp của bạn làm tốt các đối thủ cạnh tranh ở mảng nào?

+ Thương hiệu mà bạn đang xây dựng có tính độc đáo như thế nào?

+ Doanh nghiệp bạn có tài nguyên gì mà đối thủ không có?

Khi đã tìm ra thế mạnh riêng của mình thì việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng thương hiệu. Bởi khách hàng chỉ biết đến doanh nghiệp bạn khi họ nhận diện sự khác biệt trong thương hiệu bạn tạo dựng so với đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Nhận diện điểm yếu

Bất kỳ cá nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có điểm yếu riêng. Muốn trở nên thực sự mạnh mẽ và tiến nhanh trên con đường đi đến mục tiêu, bạn phải thẳng thắn nhận diện và loại bỏ những điểm yếu đó.

Muốn xác định được điểm yếu của mình trước hết doanh nghiệp bạn phải có một cái nhìn tổng quan về vấn đề đó, tôn trọng và đánh giá chính xác đối thủ cạnh tranh.

Bước 4: Nhận diện cơ hội

Cơ hội này do chính doanh nghiệp bạn tạo ra và nếu nhận được sự hưởng ứng của thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cơ hội thường đến từ các tác nhân bên ngoài. Chẳng hạn như thị trường dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến, chính sách mới ban hành có lợi cho sự  phát triển của doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu cao với một dòng sản phẩm nào đó

Để nắm bắt được những cơ hội kịp thời, mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện công việc cơ bản trong nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp.

Bước 5: Nhận biết rủi ro

Thách thức đôi khi cũng có thể biến thành cơ hội để đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để biến rủi ro thành cơ hội, bạn cần tập trung tối đa điểm mạnh đang sở hữu, giúp chúng có môi trường phát triển mạnh mẽ.

6. Lời kết

Thông qua những kiến thức tổng quan trên bạn chỉ cần phân tích rõ 4 yếu tố của mô hình SWOT dựa vào đó đẩy mạnh hơn những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đồng thời nắm bắt những cơ hội của thị trường để có những hướng bản kế hoạch phát triển tốt nhất. Có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi thu thập thông tin vì không biết phải lấy thông tin nào bởi lượng kiến thức lớn vừa được chia sẻ nhưng chắc chắn rất bổ ích giúp doanh nghiệp bạn triển khai thành công các chiến dịch kinh doanh và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công!

Nhân Hòa tin với 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ như đăng ký tên miền, thuê hosting wordpress, máy chủ, email đều chinh phục được niềm tin và sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

+ Tổng đài: 1900 6680

+ Website:https://nhanhoa.com/

+ Fanpage:https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường:https://g.page/nhanhoacom

+ Ưu đãi Nhân Hòa:https://nhanhoa.com/uu-dai-nhan-hoa.html

Từ khóa » S.w.o.t Là Gì