System-out-print-cac-kieu-bien-va-ASCII-trong-java

Biến là một vùng nhớ lưu trữ giá trị của chương trình, biến được đặt tên riêng biệt và xác định kiểu dữ liệu sẽ lưu trữ. Biến có phạm vi hoạt động trong cả khối lệnh mà nó được khai báo (khối lệnh bắt đầu bằng { và kết thúc bằng } )

Biến trong java:

Khai báo biến với cấu trúc sau:

Kiểu biến      Tên biến;

Kiểu biến      Tên biến  =   Giá trị khởi tạo;

Kiểu biến      Tên biến  =   Tên biến 1;     (lấy giá trị của “Tên biến 1″ gán cho biến “Tên biến”)

Lưu ý đặt tên biến:

– Bắt đầu bằng chữ, $ hoặc _ , tiếp theo có thể là chữ, số, $ hay _  (bIEN; _bien; $bien; bi1en; bi_e3n)

– Không trùng với các từ khóa.

– Có phân biệt hoa thường (biến “JAVA” khác biến “java”)

Các kiểu biến cơ bản:

– Kiểu số nguyên: gồm byte, short, int, long và thường dùng là int với khả năng lưu được số có giá trị hơn 2 tỉ ( từ -2,147,483,648 đến 2,147,483,647).

– Kiểu số thực: gồm float và double để in ra các số nguyên hoặc các số chứa dấu phẩy (3.5 hay 3,5), float có khoảng giá trị nhỏ hơn double. Đặc biệt kiểu float có thể có hoặc không có chữ f ở cuối. Nhưng kiểu double thì bắt buộc phải có chữ d ở cuối (9.6d, 7,8d).

– Kiểu đúng sai: chỉ gồm 2 giá trị true (đúng) và false (sai). Một biến chỉ có thể mang một giá trị đúng hoặc sai chứ không thể mang cùng lúc cả 2 giá trị.

– Kiểu ký tự: có char dùng để gán một ký tự cho biến (A, k, O, r)

– String: dùng để lưu một chuỗi các ký tự (Nguyen The Dung, atvictim)

System.out.print

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần in ra màn hình thông tin trả về sau khi thực thi xong và trong java để in ra màn hình ta sử dụng.

System.out.print()

System.out.println()

System.out.print() là in ra màn hình và không xuống dòng

System.out.println() thêm “ln” vào sau print thì sẽ là in ra xong và xuống dòng

Ví dụ in chuỗi “Hello Word” ra:

System.out.print(“Hello Word”);

Ví dụ in giá trị một biến:

int tuoi = 21;

System.out.println(tuoi);

//Ket qua: “21” được in ra màn hình

Ví dụ in giá trị hai biến cùng lúc:

String ten = “Dung”;

int tuoi = 21;

System.out.println(ten + tuoi);

//Ket qua: Dung21

System.out.println(ten + ” ” + tuoi);

//Ket qua: Dung 21

Ví dụ in chuỗi cho trước cùng với giá trị của biến:

int ketqua = 1992;

System.out.print(“Ket qua bai toan la: ” + ketqua);

//Ket qua: Ket qua bai toan la: 1992

Ví dụ khác nhau giữa print và println:

System.out.print(“Nguyen”);

System.out.print(“The”);

System.out.print(“Dung”);

//Ket qua: NguyenTheDung

System.out.println(“Nguyen”);

System.out.println(“The”);

System.out.println(“Dung”);

/* Ket qua:

Nguyen

The

Dung

*/

Chúng ta có mã ASCII và muốn in ra ký tự tương ứng? Hãy xem ví dụ dưới để biết in ASCII trong java như thế nào nhé:

System.out.println((char)100);  //Ket qua: d

System.out.println((int)’A’);  //Ket qua: 65

/*Chu y: Chuyen tu ky tu sang ma ASCII

phai de ky tu trong dau nhay don ‘ chu khong phai “

*/

Nếu bạn sử dụng Netbeans, để gõ nhanh System.out.println() bạn có thể nhập “sout” + phím Tab.

Những chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp các bạn biết thêm một số kiến thức về lập trình java.

5 / 5 ( 11 votes )

Share this:

  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)

Từ khóa » Chuyển Từ Mã Ascii Sang Ký Tự Trong Java