System Testing Là Gì? Tìm Hiểu Về Kiểm Thử Hệ Thống

Menu

  • System Testing là gì?
  • Tại sao phải kiểm thử hệ thống?
    • Một số ví dụ về các nhiệm vụ thường ngày mà ST giúp giải quyết để thấy tầm quan trọng của quá trình này:
  • Phương pháp thực hiện
    • Các tiêu chí chủ đạo:

System Testing là dạng kiểm thử hệ thống được tiến hành sau Integration Testing (Kiểm thử tích hợp) và trước bước cuối cùng là Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận).

System Testing là gì?

System Testing và các loại Kiểm thử khác
System Testing và các loại Kiểm thử khác

Kiểm thử hệ thống hay còn gọi là System Testing, là kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp, nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu đề ra.

System Testing sẽ được thực hiện sau integration testing. Đây là một bước giữ vai trò quan trọng trong việc cho ra đời một sản phẩm chất lượng cao.

Quá trình kiểm thử hệ thống phần cứng và phần mềm tích hợp được thực hiện để xác minh xem hệ thống có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra hay không.

Verification/Xác minh: Thông qua kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan về việc thỏa mãn các yêu cầu cụ thể.

System test được thử nghiệm bằng phương pháp Black Box Testing (Kiểm thử hộp đen), tức là chỉ có các tính năng làm việc bên ngoài của phần mềm được đánh giá trong quá trình thử nghiệm này. Nó không đòi hỏi bất kỳ kiến thức nội bộ nào về code, lập trình, thiết kế, v.v. và hoàn toàn dựa trên quan điểm của người dùng.

Tại sao phải kiểm thử hệ thống?

Kiểm thử hệ thống hỗ trợ cho rất nhiều quá trình kiểm thử khác
Kiểm thử hệ thống hỗ trợ cho rất nhiều quá trình kiểm thử khác

# 1. Kiểm thử phần mềm là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển 1 sản phẩm công nghệ. Nó chỉ ra lỗi và sai sót đã được thực hiện trong các giai đoạn phát triển.

# 2. System testing đảm bảo độ tin cậy của khách hàng và sự hài lòng của họ về ứng dụng mà mình tạo ra

# 3. Giúp tăng hiệu suất công việc do giảm được tối đa thời gian để tìm lỗi trên ứng dụng phần mềm hoặc sản phẩm nhiều lần

#4. Kiểm thử phần mềm là cần thiết vì nó giúp cung cấp các ứng dụng phần mềm cho khách hàng phân phối được hướng sản phẩm chất lượng cao hoặc chi phí bảo trì ứng dụng phần mềm thấp hơn, tiết kiệm hơn và do đó dẫn đến hiệu quả cao nhất và đáng tin cậy hơn.

Quá trình này đặc biệt đảm bảo rằng ứng dụng không dẫn đến bất kỳ lỗi nào, hạn chế tối đa những tốn kém trong tương lại hoặc trong các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm

Một số ví dụ về các nhiệm vụ thường ngày mà ST giúp giải quyết để thấy tầm quan trọng của quá trình này:

– Điều gì xảy ra nếu một giao dịch trực tuyến bị lỗi sau bước xác nhận?

– Điều gì xảy ra nếu một sản phẩm trong giỏ hàng trên web bán hàng trực tuyến không cho phép đặt hàng?

– Điều gì xảy ra nếu tab tạo thư mới trong tài khoản Gmail có lỗi?

– Điều gì xảy ra khi tải tăng lên trên hệ thống gây sự cố?

– Điều gì xảy ra nếu hệ thống gặp sự cố và không thể khôi phục dữ liệu như mong muốn?

– Điều gì xảy ra nếu cài đặt một phần mềm trên hệ thống mất nhiều thời gian hơn dự kiến và gặp lỗi?

– Điều gì xảy ra nếu thời gian phản hồi của website tăng nhiều hơn so với dự kiến trong khung giờ cao điểm?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu website tải quá chậm đến nỗi người dùng không thể book được vé du lịch?

Trên đây chỉ là một vài ví dụ để cho thấy việc kiểm tra hệ thống sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu không được thực hiện đúng cách.

Tất cả các ví dụ trên sẽ cho ra kết quả của việc kiểm tra hệ thống được thực hiện đúng hay không đúng. Tất cả các module tích hợp phải được kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động như yêu cầu.

Phương pháp thực hiện

Quy trình được thực hiện sau khi làm xong kiểm thử tích hợp.

Kiểm thử hệ thống thuộc loại kiểm thử hộp đen( Black Box Testing), là một phương pháp kiểm thử phần mềm dựa trên đầu vào và đầu ra của chương trình để test mà không cần quan tâm code bên trong của phần mềm ra sao. Mục đích chính là liệu nó có đáp ứng được sự mong đợi của người dùng hay không?

Kiểm thử bao gồm kiểm tra các vùng chức năng và phi chức năng của ứng dụng/sản phẩm.

Các tiêu chí chủ đạo:

Quá trình sẽ chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:

  • Giao diện bên ngoài (UI/ UX)
  • Cách hoạt động của các function
  • Độ tin cậy, Bảo mật
  • Khả năng phục hồi
  • Hiệu suất
  • Vận hành và trải nghiệm người dùng
  • Khả năng cài đặt
  • Tài liệu tham khảo, hướng dẫn
  • Tính khả dụng
  • Load/Stress

Từ khóa » Các Loại Kiểm Thử Hệ Thống