T 176 02 Xác định Hàm Lượng Sét Trong đất Hoặc Cốt Liệu Cấp Phối ...

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xxTiêu chuẩn thí nghiệm Xác định hàm lượng sét trong đất hoặc cốt liệu cấp phối bằng thí nghiệm cát tương đương AASHTO T 176-02 LỜI NÓI ĐẦU  Việc dịch ấn phẩm

Trang 1

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

Tiêu chuẩn thí nghiệm

Xác định hàm lượng sét trong đất hoặc cốt liệu cấp phối bằng thí nghiệm cát tương đương

AASHTO T 176-02

LỜI NÓI ĐẦU

 Việc dịch ấn phẩm này sang tiếng Việt đã được Hiệp hội Quốc gia về đường bộ và vận tải Hoa kỳ (AASHTO) cấp phép cho Bộ GTVT Việt Nam Bản dịch này chưa được AASHTO kiểm tra về mức độ chính xác, phù hợp hoặc chấp thuận thông qua Người sử dụng bản dịch này hiểu và đồng ý rằng AASHTO sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ chuẩn mức hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc thù phát sinh và pháp lý kèm theo, kể cả trong hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, hoặc sai sót dân sự (kể cả sự bất cẩn hoặc các lỗi khác) liên quan tới việc sử dụng bản dịch này theo bất cứ cách nào, dù đã được khuyến cáo về khả năng phát sinh thiệt hại hay không

 Khi sử dụng ấn phẩm dịch này nếu có bất kỳ nghi vấn hoặc chưa rõ ràng nào thì cần đối chiếu kiểm tra lại so với bản tiêu chuẩn AASHTO gốc tương ứng bằng tiếng Anh

Trang 2

TCVN xxxx:xx AASHTO T176-02

Trang 3

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

Tiêu chuẩn thí nghiệm

Xác định hàm lượng sét trong đất hoặc cốt liệu cấp phối bằng thí nghiệm cát tương đương

AASHTO T 176-02

1.1 Phương pháp này nhằm mục đích thí nghiệm nhanh ở hiện trường xác định tương quan về

hàm lượng của các hạt bụi, sét trong đất hoặc các hỗn hợp cốt liệu cấp phối

1.2 Những qui định sau sẽ áp dụng cho tất cả các giá trị giới hạn trong tiêu chuẩn này: Nhằm

mục đích xác định các giá trị phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, một giá trị đo hoặc tính toán sẽ được làm tròn đến đơn vị cuối cùng bên phải của các chữ số dùng để biểu diễn các kết quả theo qui định của tiêu chuẩn R 11“ Cách làm tròn số trong các giá trị giới hạn”

1.3 Các giá trị được nêu theo hệ tiêu chuẩn SI được coi là chuẩn

1.4 Tham khảo tiêu chuẩn R16 để biết các yêu cầu kỹ thuật cho các hoá chất dùng cho thí

nghiệm

2 THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

2.1 Một ống hình trụ chia độ bằng nhựa, nút cao su, ống phun tia nước, đế nặng và xi phông,

tất cả phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và kích thước tương ứng được chỉ rõ trong hình 1 Gắn xi phông với một bình 4L (1 gal) dung dịch canxi clorua hoạt động (Xem phần 2.8), được đặt trên giá cao hơn mặt bàn làm việc khoảng 915 ± 25 mm (36 ± 1 in) Cũng có thể sử dụng các bình khác có dung tích lớn hơn 4 L (1 gal) miễn là đặt chúng trên giá ở độ cao từ 915 đến 1170 mm (36 đến 46 in) so với mặt bàn làm việc (xem hình 2)

Trang 4

TCVN xxxx:xx AASHTO T176-02

Hình 1- Thiết bị thí nghiệm cát tương đương

Chi tiết

Đế nặng

Giá đỡ ống phun tia nước

Chi tiết ống phun tia nước

Ghi chú: Các kích thước trong hình được biểu thị bằng đơn vị mm nếu không có chỉ dẫn riêng

Chi tiết B Ống cong

Lỗ khoan và khóa Cho ¼ in 28 THD

và sâu ¾ in.

2 vị trí

Lỗ kh oa

2 phần

Lỗ khoan

ĐK 15.7 Sâu 7.8

Cạnh xiên khoảng W/15 ống chặn

Thanh gỗ ĐK 25 mm , dài 75 mm Khoan ở giữa trục để lắp chặt ống phun tia nước Chia đôi thanh gỗ theo chiều dọc, gắn chặt ống phun tia vào thanh gỗ bằng hồ hoặc dây quấn

Gắn chặt mặt dưới của ống trụ với đế bằng êtylen dicloride hoặc một dung dịch thích hợp khác

Chốt kẹp, nếu cần thiết sử dụng hợp kim bạc , vừa chặt, cạnh không sắc

Trang 5

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

Thước đọc chỉ số cát

Lỗ

Chi tiết C

Ghi chú : Các kích thước trong hình được biểu thị bằng đơn vị mm , nếu không có chỉ dẫn riêng

Hình 1- Tiếp theo

Thước đọc chỉ số cát Lỗ khoan 1/18 in cho

sâu 3/8 in

Sử dụng thành cụm cho bộ dùng lâu dài

Lỗ khoan 1/16 in xuyên cần dẫn hướng qua thước đọc chỉ số cát Vặn chặt chân vào đế

Trang 6

TCVN xxxx:xx AASHTO T176-02

Chi tiết

A

Kí tự

số

Mô tả Các bộ phận của xi

phông

Dung tích bình chứa

Vật liệu Sử lý nóng

1 2 3 4 5

Ống xi phông Vòi xi phông Vòi thổi Ống thổi Nút -2 l

ĐK 6.4 x 400 4.8 ID x1220 4.8 ID x 50.8

ĐK 6.4 x 50.8

Số 6

Ống đồng Ống cao su Ống cao su Ống đồng Cao su

6 Ống phun tia nước 6.4 OD 0.89 thành x 500 ống thép không gỉ , loại 316

7 Cái kẹp Pinchcock, Day BKH No.21730 hoặc tương đương

B Các thiết bị đi kèm

8 9

Ống

Đế ống

38.1 OD x 430 12.7x102x102

Nhựa trong suốt Nhựa trong suốt

C Chân đế và phụ kiện

10 11 12 13 14 15

Thước đọc chỉ số cát Thanh dẫn hướng Đế

Chốt tròn Chân Nút cứng

ĐK 6.4 x 14.9

ĐK 6.4 x 438.2

ĐK 50.8 x 52.78

ĐK 0.16 x 12.7 0.16 Hex x 13.7

Số 7

Ny lông 101 loại 66

Đồng C.R.SH Thép Đồng Cao su

Chú thích:

1 “ C” Gắn chân đế với một đế nặng 1000 ± 5 gam

2 Vạch chia trên ống là 2.54 mm/vạch và cứ 10 vạch đánh số một lần 15 vạch tương ứng với 9.5 mm dài Các đường khác dài khoảng 5.5 mm Chiều sâu 0.4 mm Chiều rộng là 0.8 mm chạy vòng quanh miệng ống.

3 Độ chính xác của thang chia là ± 0.25 mm/2.5 mm Sai số tại một điểm bất kì trên trên thang chia là

± 0.75 mm của khoảng cách thực tế đến O

4 Thủy tinh hoặc thép không gỉ là vật liệu có thể sử dụng để chế tạo xi phông và ống thổi.

Hình 1 - Tiếp theo

Trang 7

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

Hình 2 – Ống hình trụ có vạch chia, ống phun tia nước, đế nặng cùng các thiết bị phụ trợ và xi

phông

Chú thích 1 - Bộ đế ép kiểu cũ có một chóp ở đầu thanh dẫn, chóp này lắp khít miệng

của ống trụ chia độ và định hướng cho thanh dẫn khi đặt trong ống trụ chia độ, và bộ

đế ép này có mặt trên hình nón cụt và ba vít điều chỉnh tâm Bộ đế ép kiểu cũ không

có bộ phận chỉ rõ số đọc của lớp cát gắn chặt vào thanh dẫn (hình 1), nhưng lại có rãnh khía ở các vít chỉnh tâm dùng để chỉ ra số đọc của lớp cát Nên dùng thiết bị có gắn bộ phận chỉ số đọc của lớp cát (hình 1) để thí nghiệm các vật liệu sét

2.2 Một ống đong bằng thiếc, có thể tích 85 ± 5 mL (3 oz), đường kính khoảng 57 mm (2.25

in)

2.3 Một phễu rộng miệng, đường kính miệng phễu khoảng 100 mm (4 in)

2.4 Một đồng hồ bấm giây hoặc một đồng hồ đeo tay có thể đọc cả phút và giây

2.5 Một máy lắc cơ học với độ văng 203.2 ± 1.0 mm ( 8.00 ± 0.04 in), với tốc độ lắc là 175 ± 2

vòng trên phút (2.92 ± 0.03 Hz) (Chú thích 2) Trước khi sử dụng phải gắn chặt máy lắc này vào một mặt phẳng chắc chắn

2.6 Một máy lắc thủ công có thể tạo ra chuyển động qua lại với tốc độ 100 chu kỳ trong vòng

45 ± 5 giây, với cánh tay đòn có độ dài nửa chu kỳ là 127± 5 mm (5.0 ± 0.2 in) Máy này sẽ được gắn chặt máy lắc này vào một mặt phẳng chắc chắn bằng các bu lông hoặc các thanh kẹp

Chú thích 2 – Máy lắc cơ học nên sử dụng trong các thí nghiệm trọng tài Trong mọi

trường hợp nên sử dụng máy lắc cơ học hoặc máy lắc thủ công thay cho việc lắc bằng tay

2.7 Dung dịch thí nghiệm – Có thể sử dụng các chất hoá học liệt kê ở các mục 2.7.1, 2.7.2, và

2.7.3 để pha chế dung dịch thí nghiệm Không nên dùng bất kỳ chất Biôxít để làm

Trang 8

TCVN xxxx:xx AASHTO T176-02

dung dịch thí nghiệm thay thế nếu thời gian lưu kho dung dịch không đủ để kích thích

sự sinh trưởng của nấm

2.7.1 Dung dịch với Formaldehyde

2.7.1.1 Canxi clorua khan, 454 gam (1.0 lb)

2.7.1.2 Glyxêrin nguyên chất, 2050 gam (1640 mL)

2.7.1.3 Formaldehyde (dung dịch 40% thể tích), 47 gam (45 mL)

2.7.1.4 Hoà tan 454 gam (1.0 lb) canxi clorua vào 1.89 lít (1/2 gal) nước cất Để nguội dung dịch này và lọc qua giấy lọc Sau đó thêm 2050 gam Glyxêrin và 47 gam Formaldehyde vào dung dịch đã lọc, trộn đều và pha loãng tới 3.78 Lít (1 gal)

2.7.2 Dung dịch với Glutaraldehyde

2.7.2.1 Dihydrát canxi clorua, 577 gam (1.27 lb), cấp A.C.S

Chú thích 3 – Dihydrát canxi clorua cấp A.C.S được quy định đối với cả dung dịch thí

nghiệm được chuẩn bị bằng Glutaraldehyde bởi vì thí nghiệm cho thấy rằng những tạp chất trong anhydrous canxi clorua cấp kỹ thuật có thể phản ứng với Glutaraldehyde dẫn đến sự kết tủa không biết trước được

2.7.2.2 Glyxêrin nguyên chất, 2050 gam (1640 mL)

2.7.2.3 1.5-Pentanedial (Glutaraldehyde), dung dịch 50% trong 59 gam nước (53 mL)

2.7.2.4 Hoà tan 577 gam (1.27 lb) Dihydrát canxi clorua vào 1.89 lít (1/2 gal) nước cất Để nguội dung dịch này và lọc qua giấy lọc Sau đó thêm 2050 gam Glyxêrin và 59 gam Glutaraldehyde vào dung dịch đã lọc, trộn đều và pha loãng tới 3.78 L (1 gal)

Chú thích 4 – 1.5 Pentanedial, cũng được biết đến là glutaraldehyde, tên thương mại

là UCARCIDE 250, có thể xem là dung dịch glutaraldehyde 50%

2.7.3 Dung dịch với Kathon CG/ICP

2.7.3.1 Dihydrát canxi clorua , 577 gam (1.27 lb), cấp A.C.S

2.7.3.2 Glyxêrin nguyên chất, 2050 gam (1640 mL)

2.7.3.3 Kathon CG/ICP, 563 gam (53 mL)

2.7.3.4 Hoà tan 577 gam (1.27 lb) Dihydrát canxi clorua vào 1.89 lít (1/2 gal) nước cất Để nguội dung dịch này và lọc qua giấy lọc Sau đó thêm 2050 gam Glyxêrin và 63 gam Kathon CG/ICP vào dung dịch đã lọc, trộn đều và pha loãng tới 3.78 L (1 gal)

2.8 Dung dịch canxi clorua hoạt động: Để điều chế dung dịch này, dùng ống thiếc đong (85 ± 5

mL) dung dịch canxi clorua dự trữ rồi pha loãng với nước đến 3.8 L (1 gal) Nên dùng nước cất hoặc nước đã khử khoáng để pha chế dung dịch này Tuy nhiên, nếu nước máy có chất lượng tốt, không làm ảnh hưởng nhiều tới kết quả thí nghiệm thì có thể

Trang 9

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

sử dụng nước máy để pha chế dung dịch trên Dung dịch thí nghiệm này phải được loại bỏ sau khi pha chế 30 ngày

2.9 Một thước thẳng hoặc dao bay thích hợp để gạt bỏ các vật liệu dư trên mặt mẫu

2.10 Một tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ và duy trì nhiệt độ sấy là 110 ± 5oC (230 ± 9oF) 2.11 Một tấm vải vuông, mỗi cạnh dài khoảng 600 mm (2 ft), không thấm nước như áo mưa

hoặc giấy dầu

2.12 Tay cầm tuỳ chọn cho ống phun nước - Một chốt gỗ đường kính 25 mm dùng để gắn

chặt ống phun nước vào một tấm cứng

3.1 Phải duy trì nhiệt độ của dung dịch thí nghiệm ở nhiệt độ 22 ± 3oC (72 ± 5oF) trong suốt quá

trình thí nghiệm Nếu điều kiện tại hiện trường không thể kiểm soát nhiệt độ này thì phải đưa mẫu về phòng để làm thí nghiệm Cũng có thể xây dựng và sử dụng các đường hiệu chỉnh nhiệt độ cho mỗi loại vật liệu thí nghiệm khi mà không thể kiểm soát được nhiệt độ khi thí nghiệm.Tuy nhiên không thể xây dựng được một đường cong hiệu chỉnh tổng quát cho tất cả các loại vật liệu ngay cả khi trị số cát tương đương không thay đổi nhiều Các mẫu chỉ đạt giới hạn nhỏ nhất khi thí nghiệm với nhiệt độ dưới mức qui định không dùng cho thí nghiệm trọng tài

4 CHUẨN BỊ MẪU THÍ NGHIỆM

4.1 Thí nghiệm cát tương đương được áp dụng cho đất hoặc đất đá cấp phối lọt sàng 4.75 mm

(số 4) Tất cả các cốt liệu hoặc các hạt đất sẽ được nghiền nhỏ để lọt qua sàng 4.75

mm Tất cả các hạt mịn thu được khi rửa phần hạt lớn hơn 4.75 mm sẽ được gộp lại với phần mẫu lọt sàng 4.75 mm

4.2 Rút gọn mẫu ban đầu bằng máy chia hoặc bằng phương pháp chia tư để được một phần

mẫu dưới sàng 4.75 mm nhiều hơn 4 lần dung tích của ống đong thiếc 85 mL (3 oz) Phải thao tác thật cẩn thận sao cho phần mẫu thí nghiệm đại diện cho mẫu ban đầu (Chú thích 5)

Chú thích 5 – Kinh nghiệm cho thấy rằng lượng vật liệu mà bị hao hụt khi rút gọn mẫu

thì độ chính xác thu được đối với các phần mẫu này cũng bị giảm đi Do đó phải rút gọn mẫu thật cẩn thận Khi cần thiết phải làm ẩm cốt liệu trước khi rút gọn mẫu để tránh hiện tượng phân tách các cỡ hạt hoặc hao hụt các hạt mịn

4.3 Chuẩn bị mẫu thí nghiệm bằng một trong các phương pháp sau:

4.3.1 Phương pháp 1 - Để khô trong không khí.

4.3.1.1 Lấy một lượng mẫu lọt sàng 4.75 mm đã được rút gọn ở trên đổ đầy tràn vào ốngđong bằng thiếc 85 mL(3 oz) Trong khi đổ đập nhẹ các góc của ống đong vào mặt bàn làm việc, sao cho lượng vật liệu vào trong ống đong là lớn nhất Gạt phẳng bề mặt ống đong bằng thước gạt hoặc dao bay

Trang 10

TCVN xxxx:xx AASHTO T176-02

4.3.2 Phương pháp 2 – Làm ẩm trước.

4.3.2.1 Mẫu phải đạt trạng thái độ ẩm tốt nhất để thu được kết quả thí nghiệm hợp lí nhất Trạng thái ẩm này được xác định bằng cách nắm một phần mẫu đất đã trộn kỹ giữa lòng bàn tay Nếu nắm đất có thể cầm nhẹ nhàng mà không bị vỡ vụn nghĩa là độ ẩm đã được điều chỉnh thích hợp Nếu đất quá khô thì nắm đất sẽ bị vỡ vụn, lúc này cần cho thêm nước vào mẫu, trộn đều và thử nghiệm bằng cách nắm đất như trên, cho đến khi nắm đất giữ được hình dạng và không bị vỡ nữa Nếu thấy mẫu vẫn còn nước tự do, có nghĩa là mẫu quá ướt, lúc này phải để khô gió trong không khí, trộn đều liên tục để mẫu được đồng nhất Khi mẫu quá ướt thì việc tạo bánh lại dễ dàng, do đó phải tiếp tục để khô gió cho đến khi thử nắm đất tạo thành bánh lại dễ vỡ hơn ban đầu Nếu độ ẩm của mẫu ban đầu được chuẩn bị ở mục 4.2 nằm trong giới hạn đã mô tả ở trên thì có thể thu được mẫu thí nghiệm ngay lập tức Nếu phải thay đổi độ ẩm của vật liệu để đạt độ ẩm thích hợp thì cho mẫu vào một cái chậu đậy nắp lại, hoặc phủ một tấm vải ẩm lên trên (nhưng không để tấm vải này chạm vào vật liệu), rồi ủ ít nhất trong 15 phút

4.3.2.2 Sau ít nhất 15 phút ủ mẫu, cho mẫu lên tấm vải mưa hình vuông rồi đảo mẫu bằng cách lần lượt thay đổi nhau nâng từng góc tấm vải lên rồi cuốn vải qua mẫu theo chiều đường chéo từ góc này sang góc đối diện và ngược lại, làm cho mẫu lăn qua lăn lại nhiều lần Khi mẫu đã đồng nhất thì dồn mẫu thành đống ở giữa tấm vải

4.3.2.3 Làm đầy ống đong 85 mL (3 oz) bằng cách dùng tay ấn ống đong vào đống vật liệu Trong khi ống ngập trong đống vật liệu phải dùng tay giữ nguyên lực ấn cho đến khi vật liệu chứa đầy tràn trong ống Dùng tay nén vật liệu vào trong ống đong sao cho lượng vật liệu thu được là tối đa Gạt phẳng bề mặt ống đong bằng thước gạt hoặc dao bay

Chú thích 6 – Các mẫu thí nghiệm chuẩn bị theo phương pháp làm ẩm trước sẽ cho

kết quả giá trị cát tương đương nhỏ hơn so với mẫu thí nghiệm chuẩn bị theo hương pháp khô gió (hầu như không có trường hợp ngoại lệ) Do đó nếu trong yêu cầu kỹ thuật có đề cập đến cả hai phương pháp chuẩn bị mẫu thì sẽ cần thiết xác định một hệ

số qui đổi cho mỗi loại vật liệu Tuy nhiên, phương pháp kia sẽ sử dụng để đối chứng 4.3.3 Phương pháp trọng tài (Sử dụng máy lắc cơ học) - Lấy một ống đong 85 mL (3 oz) đã

nhận được ở trên tại các mục 4.3.1 hoặc 4.3.2; Sau đó sấy mẫu đến khốilượng không đổi ở 110 ± 5oC (230 ± 9oF), để nguội đến nhiệt độ phòng trước khi tiến hành thí nghiệm

5.1 Mở kẹp ở ống xi phông, ép không khí lên bề mặt dung dịch để dung dịch chảy qua ống hút

bằng đồng, hoặc bằng thuỷ tinh hay thép không gỉ bẻ cong, lúc này thiết bị sẵn sàng cho thí nghiệm

5.2 Bơm bằng xi phông 101.6 ± 2.5 mm (4.0 ± 0.1 in) của dung dịch canxi clorua hoạt động

vào ống nhựa hình trụ Đổ mẫu đã chuẩn bị ở trên vào ống nhựa hình trụ thông qua một phễu để tránh vật liệu bị rơi vãi (Hình 3) Dùng tay gõ nhẹ vào phần dưới của ống nhựa để đuổi các bong bóng khí ra khỏi mẫu và để mẫu được làm ướt đều

Trang 11

AASHTO T176-02 TCVN xxxx:xx

Hình 3 – Đổ mẫu từ ống đong bằng thiếc vào ống hình trụ

5.3 Để mẫu đã ướt đều đứng yên trong vòng 10 ± 1 phút Sau 10 phút , đậy nắp ống hình trụ

lại và dàn vật liệu ra toàn ống bằng cách hơi dốc ngược ống, đồng thời tiến hành lắc ống

5.4 Tiến hành lắc ống nhựa hình trụ nói trên theo các phương pháp sau:

5.4.1 Phương pháp dùng máy lắc cơ học (Phương pháp trọng tài) - Đặt ống nhựa hình trụ

chứa mẫu nói trên vào máy lắc cơ học chuyên dùng cho thí nghiệm, cài đặt thời gian

và cho máy lắc ống nhựa hình trụ chứa mẫu trong vòng 45 ± 1 giây

5.4.2 Phương pháp dùng máy lắc thủ công - Kẹp chặt ống nhựa hình trụ chứa mẫu đã đậy

kín nắp bằng ba kẹp kiểu lò xo lên bộ truyền động của máy lắc thủ công Điều chỉnh

bộ đếm của máy về vị trí O Đứng đối diện với máy lắc rồi ấn mạnh kim đo đến vạch sơn giới hạn đếm số lần lắc gắn trên một tấm ván, bằng cách ấn theo chiều ngang lên phần trên của dây đai bằng thép lò xo ở phía bên phải Sau đó bỏ tay ra khỏi bàn giằng và để cho tác động đàn hồi của lò xo làm chuyển động bộ truyền động có gắn ống nhựa hình trụ thí nghiệm chuyển động ngược lại mà không cần dùng lực bằng tay Tác động một lực đủ mạnh vào thanh giằng bằng thép kiểu lò xo bên phải trong suốt mỗi cú lắc để dịch chuyển kim đo đến vạch giới hạn bằng cách đẩy thanh giằng bằng các đầu ngón tay để đảm bảo thực hiện chuyển động lắc qua lắc lại đều đặn Điểm giữa của vạch sơn giới hạn lắc được định vị sao cho chiều dài và chiều rộng của biên độ nằm trong giới hạn cho phép Hoạt động lắc đúng đắn chỉ có thể thực hiện được khi đầu kim chuyển qua chuyển lại nằm trong khoảng các vạch chia giới hạn Tốt hơn hết là dùng cẳng tay hoặc cổ tay tác động để đẩy máy lắc tới phía trước Tiếp tục quá trình lắc cho đủ 100 lần lắc

5.4.3 Phương pháp lắc bằng tay – Dùng hai tay giữ ống hình trụ ở vị trí nằm ngang như

minh hoạ ở hình 4 và lắc mạnh theo phương ngang từ đầu này sang đầu kia Lắc đủ

90 chu kì trong khoảng 30 giây, với biên độ 229 ± 25 mm (9 ± 1 in) Một chu kì lắc là

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Aashto T176