T+3 Là Gì? T+2 Là Gì? T+0 Là Gì? Cách Giao Dịch T+0 - CophieuX
Có thể bạn quan tâm
T+, hay T+0, T+1, T+2, T+3 là gì trong chứng khoán, mà được báo chí, các nhà đầu tư cứ nói hoài, khiến không ít NĐT mới quan tâm đến vậy.
Đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán, mà bất cứ NĐT nào cũng cần để biết để mà giao dịch vào mua bán chứng khoán, không còn bở ngỡ trước những định nghĩa đơn giản T+0, T+1, T+2, T+3, T+n. Qua đó có chiến lược đầu tư phù hợp.
Qua bài viết này, nhà đầu tư mới sẽ hiểu được T+0, T+1, T+2, T+3 là gì, và ý nghĩa của nó trong giao dịch.
Mục lục
- 1. Hiểu về T+0 là gì? T+1, T+ 2, T+3 là gì?
- 2. Giao dịch chứng khoán T+0 (T0) là gì?
- 3. Mục đích của chu kỳ thanh toán T+1, T+2, T+3 là gì?
- 4. Ý nghĩa việc T+2 thay vì T+3 là gì?
- 5. Lịch sử ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam
1. Hiểu về T+0 là gì? T+1, T+ 2, T+3 là gì?
1.1 Định nghĩa ngày thanh toán T+0, T+1, T+2, T+3 là gì?
Chữ T (tiếng Anh là Transaction) có nghĩa là ngày giao dịch, được tính là ngày giao dịch được diễn ra. Trong giao dịch chứng khoán, khi bạn tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán một mã chứng khoán thành công (khớp lệnh) thì ngày đó là ngày giao dịch (còn gọi là ngày T+0).
LINK MỞ TÀI CHỨNG KHOÁN TCBS 100% MIỄN PHÍ ONLINE TẠI ĐÂY- T+0 chính là ngày cổ phiếu được khớp lệnh.
- T+1, tức là ngày làm việc (không tính ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật, lễ…) ngay liền kề sau ngày T+0. Ngày T+1, cách ngày T + 0 đúng 1 ngày có giao dịch.
- T+2, tức là ngày làm việc (không tính ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật, lễ…) ngay liền kề sau ngày T+1. T+2 cách ngày T+0 là 2 ngày ngày việc.
- T+3 tức là ngày làm việc liền kề sau ngày T+2, và cách ngày T+0 là 3 ngày làm việc.
- T + n tức là ngày sau ngày T+0 đúng n ngày làm việc.
Ngày T+0 chính là ngày khớp lệnh thành công.
Còn ngày T+1, T+2, T+3 chính là ngày thanh toán (tùy theo quy định của từng loại cổ phiếu), tức là hoàn thành các nghĩa vụ thuộc về nhau.
Ví dụ thực tế: bạn mua hàng trên Tiki hay Shopee. Ngày bạn đặt hàng thành công là ngày T+0, 2 ngày sau bạn nhận được hàng là T+2, T+ được xem là ngay thanh toán, hoàn thành các nghĩa vụ thuộc về nhau.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Theo Quyết định Số: 211/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2016:
Sau khi mua xong, bạn phải đợi đến 16h30p sau 2 ngày làm việc tức là ngày T+2 thì cổ phiếu mà bạn mua mới về tài khoản và vào ngày làm việc tiếp theo (tức ngày T+3) thì bạn mới có thể bán được.
Tương tự, khi bạn bán cổ phiếu, phải đợi đến 16h30p sau 2 ngày làm việc tức là ngày T+2 bạn mới nhận được tiền và đến ngày T+3 bạn mới có thể thực hiện các giao dịch khác từ số tiền này.
Lưu ý: Việc tính các ngày T+1, T+2, T+3 không tính ngày Thứ bảy, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ theo quy định.
1.2 Ví dụ về ngày thanh toán T+0, T+1, T+2, T+3
Giao dịch MUA cổ phiếu:
Bạn đặt mua thành công 1.000 cổ phiếu Vinamilk vào Thứ Hai (19/07/2021). Bạn sẽ phải đợi đến 16h30p Thứ Tư (21/07/2021) thì 1.000 cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản của bạn và đến ngày Thứ Năm (22/07/2021) thì bạn mới được phép tiến hành giao dịch bán 1.000 cổ phiếu Vinamilk.
Như vậy:
- Thứ Hai (19/07/2021) sẽ là ngày giao dịch T+0,
- Thứ Tư (21/07/2021) là ngày thanh toán T+2
- Thứ Năm (22/07/2021) (T+3) sẽ là ngày được phép giao dịch.
Tương tự với giao dịch BÁN cổ phiếu:
Vào ngày Thứ Năm (22/07/2021) bạn đặt bán thành công 1.000 cổ phiếu Vinamilk với giá trị 100 triệu đồng. Bạn sẽ đợi đến 16h30p ngày Thứ Hai (26/07/2021) thì 100 triệu đồng tiền bán cổ phiếu Vinamilk mới về tài khoản của bạn và đến ngày Thứ Ba (27/07/2021) thì bạn mới được phép tiến hành giao dịch đặt mua cổ phiếu mới.
Như vậy:
- Thứ Năm (22/07/2021) sẽ là ngày giao dịch T+0,
- Thứ Hai (26/07/2021) là ngày thanh toán T+2
- Thứ Ba (27/07/2021) (T+3) sẽ là ngày được phép giao dịch.
Lưu ý: Thứ Bảy và Chủ nhật thị trường chứng khoán không làm việc nên không tính vào ngày T+
Ngày thanh toán T+ (hiện giờ là T+2) có vai trò rất quan trọng liên quan tới nhiều lợi ích khác. Đây là ngày để xác định bạn có nằm trong danh sách cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đó hay không, để hưởng cổ tức hay họp đại hội cổ đông…
Khi bạn bán cổ phiếu (gọi là ngày T+0), thì ngày hôm sau T+1, công ty chốt danh sách cổ đông thì bạn vẫn CÓ TÊN trong danh sách cổ đông. Khi bạn khớp lệnh mua, vào ngày T+1 công ty chốt danh sách cổ đông thì bạn CHƯA CÓ TÊN trong danh sách cổ đông. Tùy thuộc vào việc bạn có tên hay không có tên mà sẽ hưởng các quyền lợi đi kèm lúc công ty công bố.
2. Giao dịch chứng khoán T+0 (T0) là gì?
2.1 Giao dịch T+0 là gì? Giao dịch T0 là gì?
Giao dịch T+0 là hình thức giao dịch chứng khoán ngay trong ngày. Tức là bạn có thể mua xong, rồi bán liền – hoặc bán xong rồi mua lại để bù vào (bán khống) ngay trong cùng 1 ngày.
Giao dịch T+0, NĐT nào giao dịch chứng khoán phái sinh thì có thể giao dịch, mua bán T0 được.
Còn các cổ phiếu thông thường trên thị trường là T+2, tức là khi mua hoặc bán cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới nhận được cổ phiếu hoặc tiền trong tài khoản.
2.2 Giao dịch chứng khoán T0 có lợi thật không?
P/S: Hiện tại chỉ giao dịch T+0 về chứng khoán phái sinh, còn chứng khoán cơ sở (cổ phiếu thông thường) chưa áp dụng giao dịch T+0, hiện mới đang là dự thảo.
Hiện giờ khi mua cổ phiếu bạn phải đợi sau 2 ngày, thì mới có thể bán được. Tuy nhiên, ta có thể xem xét một số lợi ích về T+0:
- Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
- Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
- Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
- T+0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh
- Giúp thực hiện bán khống diễn ra được suông sẻ.
- Giúp tiền nhanh về tài khoản khi bán cổ phiếu, mà không phải tốn chi phí ứng tiền.
T0 có thể phù hợp nhất đối với những trader trong ngày, bản thân người viết thì thích nhất là: khi bán chứng khoán giao dịch T+0 thì tiền về ngay, khi cần lấy tiền đó mua cổ phiếu thì sẽ không phải ứng tiền, tốn chi phí.
Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư mới thiếu kiên nhẫn, T+0 có thể thúc đẩy hành vi đánh bạc trên thị trường chứng khoán. Mà điều này không thực sự tốt đối với nhà đầu tư cá nhân. Múc giá sàn buổi sáng bán giá trần buổi chiều có thể lời ngay trong phiên từ 14%-30% tùy sàn HOSE, HNX, hay Upcom, nếu xài đồng bẩy lợi nhuận có thể tăng gấp đôi – Nghe thật hấp dẫn là quyến rũ đối với nhà đầu tư yếu kiến thức.
Tuy nhiên, có lẽ có lợi nhất là các công ty chứng khoán và môi giới chứng khoán – khi giao dịch càng tăng thì phí môi giới càng nhiều.
2.3 Ai nên giao dịch chứng khoán T + 0
Không phải ai cũng áp dụng giao dịch chứng khoán T0, nếu bạn muốn trở thành giao dịch T+0, thì yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm, kiến thức và thần kinh thép. Giao dịch chứng khoán T+0, không bao giờ là dễ dàng, bạn cần lưu ý:
- Mua bán T+0, áp dụng cho những nhà đầu tư có phong cách lướt sóng, mua vào bán ra theo giá biến động mạnh thị trường
- T0 được áp dụng khi thị trường giá cổ phiếu biến động mạnh hoặc có thông tin nào đó chắc chắn khiến giá cổ phiếu thay đổi theo hướng có lợi
- Đối với cá nhân đầu tư đang cần tiền gấp từ việc bán chứng khoán.
2.4 Mối quan hệ giữa T0 và bán khống
Bán khống chứng khoán tức là bán cổ phiếu mà mình không sở hữu sau đó bắt buộc phải mua lại để bù vào. Cổ phiếu vay mượn này có thể từ nhà đầu tư khác hay mượn từ chính công ty chứng khoán.
Và T+0 được xem như là mở đường cho hình thức bán khống chứng khoán, và khi có quyết định quy định về T +0 được chấp nhận thì việc bán khống được diễn ra dễ dàng hơn và được nhiều người lựa chọn sử dụng hơn.
Tuy nhiên, đối với bán khống sẽ có lợi cho bên công ty chứng khoán hơn là đối với nhà đầu tư. Bản chất với chứng khoán thì kinh nghiệm đầu tư dài hạn sẽ có lợi hơn so với đầu tư lướt sóng và nó chỉ có lợi đối với một số trường hợp nào đó mà thôi.
Xem thêm: Bán khống là gì? Cách bán khống chứng khoán ở Việt Nam CHUẨN
2.7 Giao dịch T+0 tại Việt Nam được triển khai chưa?
Hiện tại giao dịch T+0 và hoạt động bán khống chưa được áp dụng tại trên thị trường cơ sở Việt Nam tức là không được bán khống cổ phiếu riêng lẻ. Còn trên thị trường chứng khoán phái sinh, hiện tại chúng ta có thể bán khống rổ cổ phiếu dựa vào rổ cổ phiếu VN30, với mức đòn bẩy 1:5 đến 1:10, thậm chí lách luật lên đến 1:20 ở một số tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, qua các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Mong muốn của nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức là sau khi hệ thống giao dịch mới của HOSE đưa vào hoạt động được giao dịch ngay T+0 hoặc ít nhất là T+2…
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết, dự kiến trong năm 2022, sẽ triển khai nghiệp vụ giao dịch trong ngày (T+0) trên TTCK khi dự án KRX hoàn tất.
“Để TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, tham gia nhiều hơn vào các chuẩn quốc tế, được nâng hạng lên thị trường mới nổi, cùng với việc cần sớm triển khai cho phép giao dịch T+0, cũng cần cho phép nhà đầu tư bán khống. Tham khảo kinh nghiệm từ các thị trường, việc triển khai T+0 có thể giúp thanh khoản thị trường tăng thêm 50% so với hiện tại…”, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách danh mục đầu tư của Công ty Dragon Capital đề xuất.
3. Mục đích của chu kỳ thanh toán T+1, T+2, T+3 là gì?
Với khái niệm T+ cũng như lịch sử thanh toán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ta cũng cần hiểu rõ mục đích của việc áp dụng chu kỳ thanh toán vào giao dịch chứng khoán.
- Thị trường chứng khoán có thời gian phát triển khá dài, số lượng nhà đầu tư ngày càng tăng và số lệnh giao dịch ngày càng nhiều. Cũng như các giao dịch ngành hàng khác, giao dịch mua bán chứng khoán cũng được thông qua giao dịch online, song với số lệnh giao dịch cực kỳ lớn trên thị trường sẽ dẫn đến hệ thống quá tải, không xử lý kịp.
- Như vậy, trong các giao dịch sẽ luôn tồn đọng những sai sót, có thể là do con người, có thể là do máy móc nên cần có thời gian để khắc phục, sửa lỗi. Vì vậy, thời gian T+2 là thời gian để sửa lỗi nhằm đảm bảo thị trường giao dịch được thông suốt.
4. Ý nghĩa việc T+2 thay vì T+3 là gì?
Thay vì chu kỳ thanh toán T+3 trước đây thì sẽ chuyển sang chu kỳ thanh toán T+2 sau ngày 01/01/2016, vậy việc làm này có ý nghĩa như nào?
Từ ngày 1/1/2016, việc nhận tiền sẽ được hoàn tất vào 16h30 ngày T+2, tức là sẽ tiết kiệm được 1 ngày so với quy định trước kia (vào lúc 9h ngày T+3), đồng nghĩa với việc giảm bớt các rủi ro cho nhà đầu tư, điều này có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường, giúp làm tăng thanh khoản.
Nếu nhà đầu tư nhận chứng khoán vào 16h30 ngày T+2 thì dù không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm này nhưng vẫn có toàn quyền quyết định với cổ phiếu như cầm cố cổ phiếu để lấy tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác. Đồng thời, giúp nhà đầu tư ghi nhận số tiền, cổ phiếu trên tài khoản của mình một cách nhanh chóng hơn, tạo nên sự yên tâm cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc rút quy trình thanh toán xuống T+2 chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, chứng tỏ nỗ lực của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nước ta, tạo ra những kỳ vọng trong thời gian dài hạn.
5. Lịch sử ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam
Khi đã nắm được các khái niệm T+0, T+1, T+2, T+3… là gì, bạn cũng cần biết đến lịch sử về ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam. Theo những thông tin trên, hiện nay ngày giờ thanh toán chứng khoán tại Việt Nam là ngày T+2 và ngày bắt đầu giao dịch khác là ngày T+3. Tuy nhiên, trong các giai đoạn trước, ngày thanh toán chứng khoán ở Việt Nam có sự thay đổi.
5.1 Trước ngày 04/09/2012
- Ngày giờ thanh toán: 15h30 ngày T+3 tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa người mua và người bán là 15h30 ngày T+3.
- Đối với người mua: Ngày chứng khoán về và được quyền bán trên thực tế: T+4.
- Đối với người bán: Ngày tiền về và được rút hoặc thực hiện giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế: T+4.
5.2 Từ ngày 04/09/2012 đến 31/12/2015
Theo quyết định số 148/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ngày 15 tháng 8 năm 2012, thì từ ngày 04/09/2012 đến 31/12/2015:
- Ngày giờ thanh toán: 8h30 ngày T+3 tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa người mua và người bán là 8h30 ngày T+3.
- Đối với người mua: Ngày chứng khoán về và được quyền bán trên thực tế: T+3.
- Đối với người bán: Ngày tiền về và được rút hoặc thực hiện giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế: T+3.
5.3 Từ 01/01/2016 đến nay
Theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016
- Ngày giờ thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: 16h30 ngày T+2 tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa người mua và người bán là 16h30 ngày T+2.
- Ngày thanh toán trái phiếu: T+1.
- Đối với người mua: Ngày chứng khoán về và được quyền bán trên thực tế: ngày liền kề tiếp theo của ngày thanh toán.
- Đối với người bán: Ngày tiền về và được rút hoặc thực hiện giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế: ngày liền kề tiếp theo của ngày thanh toán
Như vậy, Quy định pháp luật về chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi. Trước ngày 01/01/2016 thì ngày thanh toán sẽ là ngày T+3, còn theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 2015 ngày thanh toán sẽ là ngày T+2.
Có thể thấy rằng, thời gian sẽ có thu hướng ngắn dần, giúp cho thời giao dịch của các nhà đầu tư ngắn hơn, góp phần làm cho tính thanh khoản chứng khoán cao hơn. Bên cạnh đó, ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc vận hành thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Nguyễn Hữu Ngọ Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư SĐT – Zalo: 096.774.6668 Chat Messenger: TẠI ĐÂYChat Zalo: TẠI ĐÂY
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.
Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiếtTừ khóa » Hàng T+3 Là Gì
-
T+1, T+2, T+3 Trong Giao Dịch Là Gì? Đặc điểm, Cách Hoạt động Và Ví Dụ
-
Giao Dịch Chứng Khoán T+3 Là Gì? Vì Sao Lại Rút Ngắn Từ T+3 Sang T+2
-
T+1, T+2, T+3 Trong Giao Dịch Là Gì? Đặc điểm, Cách Hoạt động Và Ví Dụ
-
[F0 CK] Giao Dịch T0 T1 T2 T3 Trong Chứng Khoán Là Gì? - Finhay
-
T+3 Chứng Khoán Là Gì ? Kinh Nghiệm Giao Dịch T+3 ... - Đầu Tư Là Gì
-
T0, T1, T2, T3 Trong Chứng Khoán Là Gì? & Cách Thức Giao Dịch Ra Sao?
-
Thuật Ngữ Chứng Khoán: Ngày Thanh Toán T+0, T+2, T+3 Là Gì?
-
T+3 Trong Chứng Khoán Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Giao Dịch - FTV
-
Ngày Thanh Toán T+2 Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì? T+0, T+1, T ...
-
Sau Khi Mua Cổ Phiếu Thì Bao Lâu Cổ Phiếu Về Tài Khoản?
-
Đầu Tư Giao Dịch T+3 Theo Dòng Tiền Trong Các điều Kiện Thị Trường ...
-
Thế Nào Là Giao Dịch T+2, T+3?
-
T+3 Chứng Khoán Là Gì ? Kinh Nghiệm Giao Dịch T+3 Trong Chứng ...
-
Khái Niệm T3 Và Các Thuật Ngữ Trong Chứng Khoán - StockWin