T 97 03 Xác định Cường độ Chịu Uốn Của Bê Tông (sử Dụng Mẫu Dầm ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Kiến trúc - Xây dựng
T 97 03 xác định cường độ chịu uốn của bê tông (sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.06 KB, 7 trang )

AASHTO T 97-03TCVN xxxx:xxTiêu chuẩn thí nghiệmXác định cường độ chịu uốn của bê tông(sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm)AASHTO T 97-03ASTM C 78-02LỜI NÓI ĐẦU Việc dịch ấn phẩm này sang tiếng Việt đã được Hiệp hội Quốc gia về đường bộ và vận tảiHoa kỳ (AASHTO) cấp phép cho Bộ GTVT Việt Nam. Bản dịch này chưa được AASHTOkiểm tra về mức độ chính xác, phù hợp hoặc chấp thuận thông qua. Người sử dụng bảndịch này hiểu và đồng ý rằng AASHTO sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ chuẩn mứchoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc thù phát sinh và pháp lý kèm theo, kể cảtrong hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, hoặc sai sót dân sự (kể cả sự bất cẩn hoặc các lỗikhác) liên quan tới việc sử dụng bản dịch này theo bất cứ cách nào, dù đã được khuyếncáo về khả năng phát sinh thiệt hại hay không. Khi sử dụng ấn phẩm dịch này nếu có bất kỳ nghi vấn hoặc chưa rõ ràng nào thì cần đốichiếu kiểm tra lại so với bản tiêu chuẩn AASHTO gốc tương ứng bằng tiếng Anh.1TCVN xxxx:xxAASHTO T 97-032AASHTO T 97-03TCVN xxxx:xxTiêu chuẩn thí nghiệmXác định cường độ chịu uốn của bê tông(sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm)AASHTO T 97-03ASTM C 78-021PHẠM VI ÁP DỤNG1.1 Tiêu chuẩn này quy định trình tự tiến hành xác định cường độ chịu uốn của mẫu bê tôngbằng cách sử dụng mẫu dầm, gia tải tại 2 điểm, trong đó khoảng cách giữa 2 điểm giatải bằng 1/3 khoảng cách giữa 2 gối đỡ.1.2 Các giá trị biểu thị theo hệ SI là các giá trị tiêu chuẩnChú thích 1 - Phương pháp đúc mẫu được trình bày trong T 23 và R 39.1.3 Tiêu chuẩn này có thể liên quan đến một số vật liệu nguy hại, 1 số thao tác và thiết bịkhác. Tiêu chuẩn này không nêu ra các yêu cầu về an toàn liên quan đến việc sử dụngtiêu chuẩn. Trước khi tiến hành thí nghiệm, người sử dụng tiêu chuẩn này có tráchnhiệm thiết lập các quy định về an toàn thích hợp và xác định việc áp dụng các mứcgiới hạn cho phép.2TÀI LIỆU VIỆN DẪN2.1 Tiêu chuẩn AASHTO3R 39, Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu trong phòng thí nghiệmT 23, Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu ngoài hiện trườngT 24, Chế bị và thí nghiệm mẫu khoan và mẫu cưa từ mẫu bê tông dầm.T 67, Kiểm định cho lực cho máy thí nghiệmT 231, Làm phẳng mặt mẫu bê tông hình trụTÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM3.1 Ý nghĩa của phương pháp3.1.1Phương pháp thí nghiệm này dùng để xác định cường độ chịu uốn của mẫu bê tôngđược đúc và bảo dưỡng theo 1 trong các tiêu chuẩn T 23, T 24 hoặc R 39. Cường độchịu uốn của bê tông được thể hiện qua môđun phá hỏng. Tuỳ thuộc vào kích thướcmẫu, cách chế bị mẫu. độ ẩm, điều kiện bảo dưỡng hoặc vị trí đúc mẫu hoặc gia côngmẫu mà cường độ chịu uỗn của mẫu sẽ khác nhau.3TCVN xxxx:xx4AASHTO T 97-03DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ4.1 Máy nén bê tông sử dụng để thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn phải thoả mãn cácyêu cầu của phần 16, 17 và 18 của Tiêu chuẩn T 67. Máy nén có bơm thuỷ lực hoạtđộng bằng tay nhưng không tạo ra tốc độ gia tải liên tục sau mỗi lần bơm thì khôngđược sử dụng. Có thể sử dụng máy nén hoạt động bằng điện hoặc bằng tay với điềukiện dung tích của bơm tay phải đủ lớn để có thể tạo ra tốc độ gia tải liên tục và có thểkết thúc thí nghiệm chỉ sau 1 lần bơm; cả 2 loại máy phải có khả năng gia tải 1 cáchliên tục, không gián đoạn và không gây ra hiện tượng gia tải đột ngột. Vị trí các gối đỡvà gối gia tải cho mẫu thí nghiệm được bố trí sao cho mẫu được chia làm 3 phần bằngnhau, lực gia tải đặt vuông góc với mặt mẫu và không lệch tâm. Hình 1 là sơ đồ bố trímẫu và các gối đỡ của 1 bộ gá đạt yêu cầu kỹ thuật.4.2 Sai số về khoảng cách giữa các gối đỡ và gối gia tải không được vượt quá ± 1,3 mm (±0,05 in).4.3 Hướng của phản lực phải luôn song song với hướng của lực tác dụng trong suốt quá trìnhthí nghiệm. Khoảng cách từ mặt gia tải đến mặt phản lực gần nhất không được nhỏhơn 1,0 ± 0,03 lần chiều cao mẫu.Chú thích 2 - khi tiến hành thí nghiệm mẫu như sơ đồ trong hình 1 thì bộ gá phải thoảmãn các yêu cầu sau:4AASHTO T 97-03(a)TCVN xxxx:xxChiều cao của gối đỡ và gối gia tải tính từ tâm hoặc trục quay của gối khôngđược vượt quá 60 mm (21/2 in) và chiều dài của các gối phải bằng hoặc lớn hơnchiều rộng của mẫu. Chỗ tiếp xúc của gối đỡ với mẫu phải phẳng, với sai sốkhông vượt quá 0,05 mm (0,002 in). Gối đỡ và gối gia tải thường là 1 đoạn théphình trụ, quay tự do trên 1 trục quay bằng thép tròn hoặc viên bi. Trục của gối đỡhoặc gối gia tải phải trùng với trục quay hoặc tâm của viên bi. Góc nội tiếp cungtròn do mặt cong của gối đỡ tạo ra phải là 45 độ (0,79 rad) trở lên.(b)Các gối đỡ và gối gia tải luôn được giữ ở vị trí thẳng đứng và được bắt chặt vớitrục quay hoặc viên bi bằng các ốc vít có đệm lò xo.(c)Nếu các gối gia tải là loại có khớp cầu quay tự do trên trục quay chế tạo bằng 1đoạn thép tròn và 1 viên bi thì có thể không cần sử dụng tấm đế trên cùng tronghình 1.51.1.MẪU THÍ NGHIỆMMẫu thí nghiệm phải thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn T 23, T24 và R 39. Khoảngcách giữa 2 gối đỡ phía dưới mẫu phải bằng 3 lần chiều cao mẫu, với sai số nhỏ hơn2%. Các mặt bên của mẫu phải vuông góc với mặt đáy và mặt trên. Mặt tiếp xúc với gốiđỡ và gối gia tải phải phẳng, không có khuyết tật, không lồi lõm.6TRÌNH TỰ6.1 Đặt mẫu lên 2 gối đỡ theo đúng chiều đúc mẫu, điều chỉnh cho tâm của mẫu trùng vớiđiểm giữa của 2 gối. Điều chỉnh cho tâm của cả bộ gá mẫu trùng với lực gia tải. Điềuchỉnh để 2 gối gia tải tiếp xúc với mặt trên của mẫu và tăng tải lên mức từ 3 đến 6% tảitrọng lớn nhất. Dùng lá căn 0,1 mm (0,004 in) và 0,38 mm (0,015 in) để kiểm tra mứcđộ tiếp xúc giữa mặt mẫu và gối gia tải hoặc gối đỡ. Nếu như khe hở giữa mẫu với gốigia tải hoặc gối đỡ vượt quá 0,1 mm trên 25 mm (1 in) thì phải mài, làm phẳng hoặcdùng đệm da để lót. Miếng da để lót phải có độ dày 6,4 mm (0,25 in), rộng 25 đến 50mm (1 đến 2 in) và có chiều dài lớn hơn chiều rộng của mẫu bê tông. Nếu khe hở giữamẫu với gối gia tải hoặc gối đỡ vượt quá 0,38 mm (0,015 in) thì chỉ có thể triệt tiêu độhở bằng cách mài hoặc làm phẳng. Phải hạn chế việc mài mặt bên của mẫu vì việcmài có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất vật lý của mẫu. Việc làm phẳng mẫuđược thực hiện theo Tiêu chuẩn T 231.6.2 Gia tải cho mẫu theo tốc độ đều liên tục. Duy trì tốc độ gia tải để ứng suất kéo tại nhữngđiểm chịu ứng suất lớn nhất ở vào khoảng 0,9 đến 1,2 MPa/phút (125 đến 175psi/phút) và đợi cho đến khi mẫu bị phá hoại. Tính tốc độ gia tải theo công thức sau:r = Sbd2/L(1)trong đó:r=tốc độ gia tải, MN/phút (lb/phút);5TCVN xxxx:xx7AASHTO T 97-03S=ứng suất kéo tại những điểm chịu ứng suất lớn nhất, MPa/phút (psi/phút);b=chiều rộng mẫu trung bình, mm (in);d=chiều cao mẫu trung bình, mm (in);L=khoảng cách giữa 2 gối đỡ, mm (in).ĐO MẪU SAU THÍ NGHIỆM7.1 Sau thí nghiệm, xác định chiều rộng, chiều cao của mẫu tại mặt gẫy và khoảng cách từmặt gẫy đến gối đỡ gần nhất, chính xác đến 1,3 mm (0,05 in). Các kích thước này làgiá trị trung bình của 3 lần đo, trong đó 2 lần đo tại mép ngoài và 1 lần đo ở giữa mặtgẫy.7.1.1Nếu mẫu bị gẫy ngay tại vị trí được làm phẳng thì các số đo nói trên bao gồm cả chiềudày của lớp làm phẳng.8TÍNH TOÁN8.1 Nếu như mặt gẫy của mẫu nằm trong khoảng giữa 2 gối gia tải thì môđun phá hỏng đượctính theo công thức sau:R = Pl/bd2(2)trong đó:R=môđun phá hỏng, kPa (psi);P=tải trọng lớn nhất hiển thị trên máy nén, N (lbf);l=khoảng cách giữa 2 gối đỡ, mm (in)b=chiều rộng mẫu trung bình, mm (in);d=chiều cao mẫu trung bình, mm (in).8.2 Nếu như mặt gẫy không nằm trong khoảng giữa 2 gối gia tải nhưng khoảng cách từ mặtgẫy đến gối gia tải gần nhất không lớn hơn 5% khoảng cách giữa 2 gối đỡ thì tínhmôđun phá hỏng theo công thức sau:R = 3Pa/bd2(3)trong đó:a = khoảng cách trung bình từ mặt gãy đến gối đỡ gần nhất đo trên mặt chịu kéo củamẫu, mm (in).Chú thích 3 – Khối lượng của mẫu không được đề cập đến trong các tính toán trên.8.3 Nếu như mặt gẫy không nằm trong khoảng giữa 2 gối gia tải và khoảng cách từ mặt gẫyđến gối gia tải gần nhất lớn hơn 5% khoảng cách giữa 2 gối đỡ thì hủy kết quả thínghiệm.9BÁO CÁO9.1 Báo cáo bao gồm những thông tin sau:6AASHTO T 97-03TCVN xxxx:xx9.1.1Mã số mẫu;9.1.2Chiều rộng mẫu trung bình, chính xác đến 1 mm (0,05 in);9.1.3Chiều cao mẫu trung bình, chính xác đến 1 mm (0,05 in);9.1.4Khoảng cách giữa 2 gối đỡ theo mm (in);9.1.5Tải trọng lớn nhất theo N (lbf);9.1.6Môđun phá hỏng, tính chính xác đến 0,05 MPa (5 psi);9.1.7Điều kiện bảo dưỡng mẫu trước khi thí nghiệm và độ ẩm của mẫu khi tiến hành thínghiệm;9.1.8Các thông tin liên quan đến việc mài, làm phẳng mẫu hoặc dùng da làm miếng đệmkhi thí nghiệm;9.1.9Những khuyết tật của mẫu,9.1.10 Tuổi mẫu.10ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ SAI SỐ10.1Độ chính xác – Hệ số biến thiên của kết quả thí nghiệm phụ thuộc vào mức cường độcủa mẫu. Kết quả thí nghiệm do 1 Thí nghiệm viên thực hiện có hệ số biến thiên là 5,7.Vì vậy, sai số giữa 2 lần thí nghiệm của 2 mẫu khác nhau được đúc từ 1 mẻ bê tôngdo 1 Thí nghiệm viên thực hiện không được vượt quá 16%. Hệ số biến thiên giữa cácphòng thí nghiệm là 7%. Vì vậy, sai số giữa 2 lần thí nghiệm của 2 mẫu khác nhauđược đúc từ 1 mẻ bê tông thực hiện tại 2 phòng thí nghiệm khác nhau không đượcvượt quá 19%.10.2Sai số – Sai số chưa được thiết lập vì chưa có phương pháp tiêu chuẩn để đánh giásai số cho thí nghiệm này.7

Tài liệu liên quan

  • TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9138:2012 VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA MỐI NỐI TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9138:2012 VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA MỐI NỐI
    • 5
    • 989
    • 3
  • CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG SỬ DỤNG SỢI POLYPROPYLENE VÀ SILICA FUME CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG SỬ DỤNG SỢI POLYPROPYLENE VÀ SILICA FUME
    • 6
    • 543
    • 0
  • Nghiên cứu thực nghiệm xác định khả năng chịu kéo của bê tông theo cường độ chịu nén Nghiên cứu thực nghiệm xác định khả năng chịu kéo của bê tông theo cường độ chịu nén
    • 13
    • 455
    • 0
  • T 325 04 xác định cường độ chịu nén gần đúng của bê tông trong  công trình giao thông dựa trên mức độ thủy hóa T 325 04 xác định cường độ chịu nén gần đúng của bê tông trong công trình giao thông dựa trên mức độ thủy hóa
    • 9
    • 368
    • 0
  • T 106m or t106 04 xác định cường độ chịu nén của vữa xi măng (mẫu lập phương) T 106m or t106 04 xác định cường độ chịu nén của vữa xi măng (mẫu lập phương)
    • 14
    • 1
    • 7
  • T 97 03 xác định cường độ chịu uốn của bê tông (sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm) T 97 03 xác định cường độ chịu uốn của bê tông (sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm)
    • 7
    • 1
    • 21
  • T 198 02 xác định cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu bê tông hình trụ T 198 02 xác định cường độ chịu kéo khi bửa của mẫu bê tông hình trụ
    • 9
    • 1
    • 7
  • T 22 06 xác định cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình trụ T 22 06 xác định cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình trụ
    • 14
    • 4
    • 14
  • Khảo sát đánh giá lại cường   độ chịu nén của bê tông một số công trình cấp nước trên địa bàn   tỉnh Trà Vinh Khảo sát đánh giá lại cường độ chịu nén của bê tông một số công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
    • 26
    • 245
    • 0
  • Ảnh hưởng của tỉ lệ tro bay đến sự phát triển cường độ chịu kéo của bê tông Ảnh hưởng của tỉ lệ tro bay đến sự phát triển cường độ chịu kéo của bê tông
    • 26
    • 284
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(228 KB - 7 trang) - T 97 03 xác định cường độ chịu uốn của bê tông (sử dụng mẫu dầm gia tải tại 2 điểm) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Tính Cường độ Kéo Uốn Của Bê Tông