T0, T1, T2, T3 Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì? - Topi

Thuật ngữ T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán dùng để chỉ số ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền sau khi khớp lệnh thành công. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về đặc điểm và cách thức hoạt động của T1, T2, T3 và cách lướt   sinh lời tốt nhất.

I. T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?

Trong giao dịch chứng khoán, chúng ta rất thường gặp những ký hiệu T0, T1, T2, T3. Ở đây, T là viết tắt của Transaction - tức là ngày khớp lệnh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán. Sau khi lệnh được khớp, bên mua sẽ không nhận được chứng khoán ngay và bên bán cũng chưa nhận được tiền ngay mà luôn có độ trễ nhất định, độ trễ là mấy ngày phụ thuộc vào loại chứng khoán giao dịch.

T0, T1, T2, T3 trong giao dịch chứng khoán

Tìm hiểu thuật ngữ T0, T1, T2, T3 trong giao dịch chứng khoán

Theo đó:

- T0 hay còn gọi là T+0: Nghĩa là bên mua nhận được chứng khoán và bên bán nhận được tiền trong cùng ngày diễn ra giao dịch.

- T1 - tức T+1: Việc nhận chứng khoán của bên mua và nhận tiền của bên bán diễn ra sau giao dịch 1 ngày.

- T2 - tức là T+2: Nghĩa là tiền sẽ về tài khoản của bên bán và cổ phiếu về tài khoản của bên mua 2 ngày sau giao dịch.

- T3 - Là ngày T+3: là ngày bên mua được sở hữu chứng khoán và bên bán nhận được tiền sau ngày giao dịch 3 ngày.

Sau khi bán chứng khoán mấy ngày thì tiền về? Câu trả lời là chứng khoán sẽ về tài khoản của người mua sau 4h chiều và tiền bán sẽ được chuyển vào tài khoản của người bán sau 8h sáng ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào loại chứng khoán bán ra).

Lưu ý: Các ngày T0, T1, T2, T3 không tính Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày nghỉ lễ.

II. Ví dụ về giao dịch T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán

Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính ngày theo T0, T1, T2, T3.

Nhà đầu tư đặt lệnh mua chứng khoán vào thứ Ba ngày 11/4/2023 (đây là ngày T) thì:

Theo nguyên tắc T+0, chứng khoán sẽ về tài khoản của người mua và người bán nhận được tiền vào 4h chiều ngày 11/4.

Theo nguyên tắc T+1: Tiền và chứng khoán sẽ được chuyển giao vào thứ Tư, ngày 12/4

Theo nguyên tắc T+2, hai bên sẽ nhận được tiền và chứng khoán của mình vào ngày thứ Năm ngày 13/4. 

Theo T+3 thì ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền sẽ rơi vào thứ Sáu (24/6/2022). 

Quy định về thơi gian giao dịch T0, T1, T2, T3

Các ngày T0, T1, T2, T3 không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần

Do các sàn giao dịch chứng khoán thường nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ (30/4, 1/5, Giỗ Tổ…) nên nếu ngày T0 rơi vào thứ Năm ngày 13/4/2023 thì:

T+0: Bên mua và bán nhận cổ phiếu và tiền thanh toán trong cùng ngày.

T+1, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Sáu ngày 14/4.

T+2, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Hai ngày 17/4.

T+3, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Ba ngày 18/4.

Chắc hẳn với ví dụ trên, các bạn có thể hiểu được cách tính ngày tiền và chứng khoán về tài khoản của mình để chủ động trong giao dịch tiếp theo

III. Đặc điểm và cách thức hoạt động của T1, T2, T3

Bạn có thắc mắc vì sao phải có độ trễ trong giao dịch chứng khoán mà không phải tiền và quyền sở hữu chứng khoán được chuyển giao ngay như những mặt hàng thông thường không?

Trước đây, khi giao dịch chứng khoán được thực hiện một cách thủ công, các nhà đầu tư phải chờ giao chứng chỉ (sở hữu chứng khoán) và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó.

Trong thời gian giao hàng, thị trường có thể thay đổi, biến động về giá, vì thế các nhà quản lí thị trường đã phải thiết lập một khoảng thời gian mà chứng khoán và tiền mặt phải được chuyển giao trong những ngày đó.

Cách thức hoạt động của T1, T2, T3

Các ngày T1, T2, T3 chỉ tính ngày làm việc của sàn chứng khoán

Để xác định ngày thanh toán, họ đặt ra T+1, T+2, T+3 là những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa.

T+1 là việc giao hàng diễn ra sau giao dịch 1 ngày, T+2 là độ trễ 2 ngày, T+3 là độ trễ sau giao dịch 3 ngày, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào giữa những ngày này. Nếu có ngày nghỉ lễ thì sẽ không được tính vào số ngày giao hàng. Số ngày giao hàng chỉ tính vào ngày làm việc.

Mặc dù thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, nhưng phải đến ngày thanh toán thì việc chuyển giao mới diễn ra, thế nhưng trong khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán được hoàn thành, nhà đầu tư không thể rút lui khỏi thỏa thuận. 

IV. T0 trong giao dịch chứng khoán

1. T0 trong chứng khoán là gì?

T0 hay T+0 là ngày giao dịch mà nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công. Khi giao dịch thành công nghĩa là mức giá cổ phiếu được xác định vào thời điểm này.

Có nên giao dịch chứng khoán T0 không? Hình thức giao dịch này có tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận đồng thời cũng tồn tại nhiều rủi ro, các mặt ưu và nhược điểm có thể tóm tắt như sau:

Ưu điểm của giao dịch chứng khoán T0:

- Giao dịch được tiến hành ngay trong cùng ngày, nhà đầu tư có thể tiến hành mua bán nhanh chóng với mức giá kỳ vọng. Do giá cổ phiếu trên thị trường biến động liên tục trong phiên nên nếu phải đợi vài ngày nữa mới tiến hành giao dịch tiếp theo thì sẽ tồn tại nhiều rủi ro về giá.

- Với hình thức đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và chớp được các thời cơ kiếm lời.

- Nếu giao dịch mua bán cổ phiếu được tiến hành ngay trong ngày, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán nói chung sẽ được tăng lên, tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư từ đó thúc đẩy thị trường đi lên.

Ưu điểm của giao dịch chứng khoán T0:

Giao dịch T0 giúp nhà đầu tư chớp thời cơ về giá

Nhược điểm và rủi ro khi giao dịch chứng khoán T0:

- Giao dịch T0 tạo điều kiện cho các hành vi bán khống, nhất là khi giá cổ phiếu biến động lớn, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị tác động bởi tâm lý sợ hãi, mua bán theo đám đông dễ tiềm ẩn rủi ro.

- Hành vi lợi dụng T0 để bán khống dễ gặp các rủi ro mất tiền lớn do thị trường biến động giá không như dự tính.

- Khi giá thị trường bị tác động quá mạnh bởi tâm lý đám đông sẽ dễ tạo hiệu ứng domino làm ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Lúc này, những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ thua thiệt nhất. 

2. Lướt T0 chứng khoán là gì?

Lướt T0 là việc nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán cổ phiếu ngay trong ngày chứ không cần đợi sau 2 ngày (đến ngày T+2) theo như các quy định trước đây.

Để tối ưu lợi nhuận thu được từ hình thức lướt T0, nhà đầu tư cần nắm được một vài mẹo để đảm bảo lợi nhuận, đặc biệt dành cho các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ.

Lướt T0 là gì?

Để lướt T0, nhà đầu tư phải ký hợp đồng vay chứng khoán

Để có thể giao dịch lướt T0, bạn cần phải có sẵn một mã chứng khoán nào đó để khi thấy giá cả sẽ biến động mạnh thì có thể lướt T0 trên mã đó. Có thể dùng cách bán trước mua sau hoặc mua rồi bán ngay trong phiên giao dịch để hưởng chênh lệch giá trong ngày.

Lướt T0 chỉ phù hợp với nhà đầu tư đang có sẵn mã chứng khoán trong tay và có thời gian theo dõi bảng điện tử liên tục, đồng thời có kiến thức tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy để dự đoán biến động mạnh của giá trong phiên.

3. Quy định và điều kiện để giao dịch chứng khoán T0

Tại Việt Nam, để có thể giao dịch chứng khoán T0, nhà đầu tư cần tuân thủ quy định sau:

Theo Thông tư 120/2020, nhà đầu tư chứng khoán được phép giao dịch trong ngày (giao dịch T+0) nhưng phải đảm bảo điều kiện:

Nhà đầu tư phải ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được quyền cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.

Hợp đồng giao dịch T0 phải cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ nhà đầu tư thanh toán nếu phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao bù trừ.

Hợp đồng giao dịch T0 phải nêu rõ các khoản chi phí cũng như những rủi ro, thiệt hại mà nhà đầu tư phải đối mặt.

Theo Thông tư 120/2020, nhà đầu tư chứng khoán được phép giao dịch trong ngày (giao dịch T+0) nhưng phải đảm bảo điều kiện:

Nhà đầu tư phải ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được quyền cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.

Hợp đồng giao dịch T0 phải cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ nhà đầu tư thanh toán nếu phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao bù trừ.

Hợp đồng giao dịch T0 phải nêu rõ các khoản chi phí cũng như những rủi ro, thiệt hại mà nhà đầu tư phải đối mặt.

4. Nguyên tắc khi giao dịch T0 tại Việt Nam

Khi giao dịch T0, nhà đầu tư chứng khoán phải nắm rõ nguyên tắc và quy định theo Thông tư 120/2020 như sau:

Đối với nhà đầu tư: Tài khoản được dùng để giao dịch T0 phải là tài khoản tách biệt và được quản lý riêng và hạch toán dưới dạng tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán chính mà nhà đầu tư mở ở trên.

Đối với công ty chứng khoán: Công ty cần hạch toán riêng giữa tài khoản giao dịch trong ngày và các tài khoản chứng khoán khác của nhà đầu tư.

Hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày không được áp dụng với các chứng khoán là lô lẻ hoặc các giao dịch chứng khoán thỏa thuận.

Giao dịch T0 không áp dụng đối với tất cả các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch, mà chỉ áp dụng cho một số mã được công ty chứng khoán thông báo trên trang thông tin điện tử.

Nguyên tắc khi giao dịch T0 tại Việt Nam

Nắm rõ nguyên tắc giao dịch T0 theo pháp luật quy định

Trong cùng ngày giao dịch T0, khối lượng chứng khoán bán phải được bằng với số lượng mua và ngược lại. Nếu có sự chênh lệch, công ty chứng khoán sẽ cần phải đại diện nhà đầu tư để trả số tiền hoặc số chứng khoán bị thâm hụt tại thời điểm thanh toán.

Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền nhằm hỗ trợ thanh toán cho công ty chứng khoán..

Các hoạt động hỗ trợ thanh toán áp dụng cho nhà đầu tư không đủ tiền thanh toán hoặc không đủ số lượng cổ phiếu để chuyển giao.

Khi ký kết hợp đồng, công ty chứng khoán được quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bằng một khoản tiền hoặc số lượng chứng khoán để thực hiện các giao dịch trong ngày.

V. Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán tại Việt Nam

Theo luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành vào ngày 26/11/2019 quy định: Nếu ngày thực hiện giao dịch chứng khoán là ngày T thì: Người mua sẽ được sở hữu chứng khoán sau 4 giờ chiều ngày T0, T1, T2 hoặc T3, tùy từng loại chứng khoán được giao dịch. Tương tự đối với người bán.

Các sàn HOSE, HNXUPCOM đều quy định tiền về tài khoản vào ngày T2. Khách hàng nhận tiền vào cuối phiên sáng ngày T2 và có thể sử dụng tiền từ phiên buổi chiều T2. 

Thông tư 203 của Bộ Tài chính cho phép mua bán chứng khoán trong ngày kể từ ngày 1/7/2016 nhằm làm tăng tính hấp dẫn của thị trường, đẩy thanh khoản lên cao.

Theo thông tin mới nhất có hiệu lực từ ngày 29/8/2022, Bộ Tài chính cho biết, Tổng Giám đốc VSD - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam - đã ký Quyết định 109/QĐ-VSD về việc ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD thay cho Quy chế trước đây.

Quy chế mới có hiệu lực từ ngày 29/8/2022, theo đó nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán ngày 25/8/2022 (ngày T+0), nhà đầu tư sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày 29/8/2022 (ngày T+2) để có thể thực hiện giao dịch trong phiên buổi chiều cùng ngày.

Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán tại Việt Nam

Quy chế mới về giao dịch chứng khoán giúp nâng cao thanh khoản thị trường

Quy chế mới rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm đảm…), mang lại lợi ích cho nhà đầu tư khi có thể bán chứng khoán đã mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch thay vì chờ đến vài ngày sau như trước đây.

Thời gian hoàn tất thanh toán tiền và thanh toán chứng khoán sẽ được điều chỉnh từ 16h00 lên 11h30 của ngày T+2.

Đối với sự thay đổi này đòi hỏi các cơ quan phải tăng cường quản lý rủi ro từ việc điều chỉnh hoàn tất thời gian giao dịch thanh toán chứng khoán, thành viên lưu ký phải thực hiện việc phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng, đảm bảo hoàn tất trước 13h00 ngày thanh toán. Thành viên lưu ký phải có trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện chậm nhất là 16h30 cùng ngày.

Qua những thông tin TOPI chia sẻ về giao dịch chứng khoán T0, T1, T2, T3 hy vọng có thể giúp các bạn hiểu về ưu - nhược điểm của từng cách giao dịch và tìm ra phương thức đầu tư hiệu quả.

Từ khóa » T+3 Trong Chứng Khoán Là Gì