Ta Bà Ha Là Gì? Ý Nghĩa Của Câu Ta Bà Ha ở Cuối Các Câu Thần Chú
Có thể bạn quan tâm
Ta bà ha (Soha, Soa ha, xoa ha) Hán dịch có 6 nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài Chú nào cũng có đủ 6 nghĩa này: Thành tựu, Cát tường, Viên tịch, Tức tai, Tăng ích, Vô trú.
1. Thần Chú là gì?
Thần Chú là lời nói bí mật của chư Phật có thể gọi là Mật ngôn hay Phật ngôn, lời nói đặc biệt này chỉ có các đức Phật trong mười phương nghe biết mà nó không phải là thứ ngôn ngữ thường tình của các chúng sinh. Những ai muốn chư Phật, chư Bồ Tát trong mười phương gia hộ những khổ đau của cuộc đời chỉ cần hành trì Thần Chú được chỉ dẫn sẽ được chư Phật, chư Bồ Tát cứu giúp.
Cách đây hơn 2.500 năm, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ, thời đó ngôn ngữ được dùng là tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). Vì vậy thần chú mà chúng ta trì tụng hầu hết đều là tiếng Sanskrit, chỉ 1 số ít được trì bằng ngôn ngữ Tây Tạng [Tibetan].
Khi trì chú, chúng ta nên để cho tâm được tập trung nhưng vẫn giữ trạng thái thật thư giãn, thả lỏng và không nghĩ tới bất cứ điều gì khác. Chỉ cần tập trung tâm cho việc trì tụng thần chú. Nên nhớ rằng, dù tu tập theo phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng nhất luôn được đề cập và nhấn mạnh trong Phật giáo vẫn là nên làm những điều thiện và luôn tránh xa điều ác.
Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn. Khi trì tụng thần chú, chúng ta nên giữ cảm giác tích cực, hoan hỷ và cống hiến, hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sinh được giác ngộ và an lạc, như là một hành động từ bi cao cả. Những người hành trì Phật giáo đều có tụng các Thần chú trong các thời khóa nhằm mục đích tiêu trừ nghiệp chướng, thêm được phúc lành, tăng trưởng Bồ đề tâm.
2. Những câu thần chú Phật Giáo phổ biến
a. Lục Tự Đại Minh chú của Quán Thế Âm Bồ Tát
OM MANI PADME HUM. Đọc là: Ôm Ma-ni Pê-mê Hung.
Thần chú Sáu Âm này là tinh tuý của tâm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cao quý, người luôn dõi theo chúng sinh trong sáu cõi với lòng từ bi. Vì thế, tụng chú này sẽ giải thoát các chúng sinh khỏi luân hồi.
b. Thần chú của Đức Tara Xanh
OM TARE TUTTARE TURE SOHA. Đọc là: Ôm Ta-rê Tu-ta-rê Tu-rê Soha
Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.
c. Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
OM AH RA PA TSA NA DHIH. Đọc là: Ôm A Ra-pa Sa Na Đi
Niệm Thần chú này tăng thêm trí tuệ, khả năng biện luận, nhớ, viết… Khi niệm, âm “Dhih” của câu chú cần được nhấn mạnh.
d. Câu tâm Chú Chuẩn Đề
OM CALE CULE CUNDI SOHA. Đọc là: Ôm Ca-lê Cu-lê Cun-đi Soha. [Hay bản dịch tiếng Hán là: Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta-bà-ha].
Từ xưa người ta đã quen vẽ 9 chữ thần chú Chuẩn Đề thành 1 vòng tròn để thờ trong nhà và hàng ngày trì tụng để mang lại những kết quả tốt đẹp, linh nghiệm trong cuộc sống. Câu chuyện ”Liễu Phàm Tứ Huấn” có nói về người trì chú Chuẩn Đề và tới ngày ứng nghiệm ra sao.
e. Câu Tâm Chú Lăng Nghiêm
Để hàng phục ma quỷ như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã nói.
OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SOHA. Đọc là: Ôm A-na-lê Vi-sa-đê Vi-ra Vaj-ra Đa-rê Ban-đa Ban-đa-ni Vaj-ra Pa-ni Phát Hum Trum phát Soha.
g. Thần chú của Phật Di Đà
OM AMI DEWA HRIH. Đọc là: Ôm A-mi Đê-goa Ri
h. Thần chú của Phật Thích Ca
OM MUNI MUNI MAHA MUNI YE SOHA
Thần chú này nhằm tiêu diệt tội chướng, nhanh chóng giải thoát. “Hrih” đại diện cho những phẩm chất của Đức Phật Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, chủ yếu là thiền định và lòng từ bi.
i. Thần chú Địa Tạng Bồ Tát
OM PRA MANI DHANI SOHA. Đọc là: Om Pra Ma-ni Đa-ni Soha.
Thần chú Địa Tạng làm tiêu hết các nghiệp chướng đang mang.
k. Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh
GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODDHI SOHA. Đọc là: Ga-tê Ga-tê Pa-ra-ga-tê Pa-ra sam-ga-tê Bo-đi Soha.
Thần chú trí tuệ chiếu phá vô minh, trừ dứt phiền não. Cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được Vô Thượng Niết Bàn. Lại cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được Vô Thượng Bồ Đề.
Phật giáo là một sự kết hợp thông thái, hài hòa giữa triết học và tôn giáo. Triết lý và giáo lý của Phật giáo rất sâu sắc, vi diệu, là chân lý tột đỉnh để giúp chúng ta ứng xử, đối phó phù hợp với cuộc sống hàng ngày đầy thử thách. Đạo Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Vì vậy Đạo Phật có rất nhiều tông phái, và tất cả các tông phái này đều hướng con người đến giác ngộ và giải thoát. (Minh Chính Tổng Hợp)!
3. Ý nghĩa của câu Ta bà ha
Ta bà ha (Soha, Soa ha, xoa ha). Hán dịch có 6 nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài Chú nào cũng có đủ 6 nghĩa này:
Nghĩa thứ nhất: “Thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.
Nghĩa thứ hai: “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.
Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.
Nghĩa thứ ba là: “Viên tịch”. Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?
“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.
Nghĩa thứ tư là: “Tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.
Nghĩa thứ năm là: “Tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.
Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ. “Ta bà ha” có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang. “Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.
Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.
Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú.
Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.
Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục Thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì Thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.
Trên đây là 6 nghĩa của câu “Ta bà ha”. Bất luận câu chú nào có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ 6 nghĩa trên. (Hiệu đính: Quang Tử!)
Tâm Hướng Phật/TH!
Từ khóa » Ta Bà Nghĩa Là Gì
-
Cõi Ta Bà Là Gì? Những điều Bí ẩn Về Cõi Tà Bà
-
Tự điển - Ta Bà - .vn
-
Cõi Ta Bà Là Gì ? Ý Nghĩa Ta Bà | TT. Thích Nhật Từ - YouTube
-
Cõi Ta Bà Là Gì Và Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược ác Thế? - Sống Đẹp
-
Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Gì - Phật Giáo
-
Cõi Ta Bà Là Gì - TTMN
-
NHƯ HUYỄN - CÕI TA BÀ LÀ GÌ? Cõi Ta Bà Là Tên Của Một Thế...
-
TA BÀ THẾ GIỚI - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Cõi Ta Bà Là Gì - Đại Thiên Thế Giới Và Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
-
Cõi Ta Bà
-
Cõi Ta Bà Là Gì, ở đâu? Tại Sao Gọi Cõi Ta Bà Là Ngũ Trược ác Thế?
-
Cõi Ta Bà: Sống, Chết Và Tái Sinh - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Cõi Ta Bà Là Gì - Những Điều Bí Ẩn Về Cõi Tà Bà - Du Lịch
-
Ta Bà - Cực Lạc - GĐPT Kiên Giang