Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em - SOANBAICHOCON
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
Tả cảnh bình minh trên quê hương em
soanbaichocon.blogspot.com Văn mẫu lớp 5: Tả cảnh bình minh trên quê hương em Tả cảnh bình minh Bài tham khảo 1 Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ. Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn. Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa. Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sống, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới. Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy. Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn. Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều. Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi. Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vời. Tả cảnh bình minh Bài tham khảo 2 “Cây rung cây, hoa đua hoa. Khắp nơi bình minh rắc gieo hương nồng.” Đúng như lời bài hát này, bình minh thật là đẹp! Bình minh cho ta một cảm giác khoan khoái, dễ chịu của buổi sớm. Như ai, em cũng đã một lần được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên rực rỡ này trên mảnh đất quê hương thân yêu. Sáng hôm ấy, không hiểu sao em dậy sớm hơn mọi ngày. Em rảo bước đi ra sân, tập thể dục. Không khí nhè nhẹ, trong lành hòa vào da thịt mát rượi. Bầu trời lúc này còn lấp loáng những vệt đen nhạt nhòa từ từ biến mất để thế chỗ cho ông mặt trời. Cả thôn làng chìm trong biển sương sớm. Trên cành lá, những giọt sương mai khẽ đọng lại trắng xóa. Bác mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn e ấp nấp sau hàng núi cao, tỏa những tia nắng nhỏ như hình dẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ. Những đám mây trắng bồng bềnh, nhiều hình thù kì lạ trôi nhè nhẹ trên bầu trời. Ngoài đồng, lúa đang thì con gái mơn mởn dựa vào nhau thì thầm nói chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng như một tấm thảm xanh um, nhấp nhô trong làn gió sớm. Bỗng từ đâu, một tiếng hót trong trẻo vang lên làm khuấy động sự yên tĩnh vốn có của bình minh. Hòa quyện với giọng hót đó là tiếng gáy của chú gà trống oai dũng:” Ò..ó..o..” càng thêm vang động đất trời. Trong phút chốc, sương tan, trời sáng sủa hơn hẳn, làm làng quê em hiện lên như một bức tranh tuyệt mỹ. Đồi núi uốn mình trong chiếc áo the xanh. Em say sưa ngắm nhìn cảnh tượng đẹp đẽ ấy mà bấy lâu nay chưa được thưởng thức. Khi vầng hồng thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu êm trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Đằng xa, bóng cô bác nông dân lập lòe dắt trâu ra đồng, vừa đi vừa nói cười rộn rã. Tiếng máy tuốt lúa xào xào, hất tung những chị lúa như những đợt pháo bông dài. Cô chú công nhân vội vàng đi làm. Tiếng còi xe vang lên liên hồi. Không khí thật là tấp nập, nhộn nhịp. Em bước chân ra vườn, ngắm nhìn chú chim sẻ nhỏ trên cành cây. Bên hàng rau cải, mái đầu bạc của ông em đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Bỗng một tiếng thân thuộc vang lên:”Thư ơi, con vào đây ăn sáng rồi mẹ chở đi mua đồ”. Em dạ rồi nhanh chóng vào nhà chuẩn bị đồ đi với mẹ. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bình minh như thế này, em cảm thấy rất phấn khởi, lạc quan và yêu đời. Em sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để mai này về xây dựng lại quê mình cho đẹp hơn. Tả cảnh bình minh Bài tham khảo 3 Quê hương biết mấy thân yêu... Vâng! Đúng vậy. Chúng ta ai cũng có một quê hương đê mà yêu mà nhớ. Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương. Khi chú gà trống cất tiếng gáy em đã thức dậy chạy ra sân với bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Khí trời se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng bạch đàn, toả ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vôi vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan toả nhanh cả khắp cành đồng. ở đây lúa bắt đầu chắc hạt, trĩu bông, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn ra xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng nhạt, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng buổi bình minh, sương tan, ánh nắng chan hoà. Đến khi vầng đông đã thực sự hiện ra giữa màn mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống mọi vạn vật thì làng xóm như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu chưa được thưởng thức. Tất cả tạo nên một bức tranh quê tuyệt vời. Được thưởng thức buổi bình minh trên quê hương thân yêu, tâm hồn em thêm vui khoẻ, lạc quan và yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai này góp phần làm cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp, ấm no hơn nữa. Tả cảnh bình minh - Bài tham khảo 4 "Hôm qua em đi chùa Hương. Hoa cỏ còn mờ hơi sương"... Mỗi lần nghe câu hát đó là tôi lại nhớ về quê hương. Nơi có dòng sông, đáy uốn lượn quanh co, có cánh đồng cò bay mỏi cánh, tít ở ngoài xa có dãy núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp. Nhưng tôi yêu hơn tất cả là cánh đồng lúa vào mỗi buổi sáng mai. Nó mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, dân dã, thanh bình hệt như tính tình người dân quê tôi vậy, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm của tôi mỗi khi hè về! Từ tờ mờ sáng, không khí còn se se lạnh. Những giọt sương mai đọng đầy trên những tán lá, gió nhè nhẹ lay động, cành lá rung rinh. Làng xóm như bồng bềnh trong buổi sương sớm. Trên không, từng đám mây trắng xanh ghép thành những hình thù kì thú: kia là con nai ngơ ngác, chỗ khác là con gấu đang say giấc... Trong xóm, trên nóc mỗi gian bếp, khói la đà bay lên tạo thành những dãi lụa mềm mại uốn lượn quanh bầu trời. Mùi khói trấu thơm thơm của thóc nếp là một mùi đặc trưng của làng quê. Khiến ai đã từng ngửi thì khó lòng mà quên được. Lúc này, ánh đèn đêm đã tắt nhường chỗ cho bình minh ló dạng. Bầu trời sáng lên đôi chút. Trên các con hẻm của làng quê, người nông dân đã bắt đầu ra đồng làm việc. Một ngày mới bắt đầu. Tôi cũng thức giấc dậy theo anh chị ra đồng. Trước mắt tôi là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ hè thu xanh mơn mởn ngà đầu vào nhau thì thầm cùng chị gió. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm cả cánh đồng nhấp nhô gợn sóng. Lúc này, vầng hồng đã thực sự hiện ra giữa làn mây như một quả cam chín khổng lồ chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật. Xa xa, ông mặt trời đang từ từ đạp xích lô qua khỏi đỉnh núi.. Cánh đồng bỗng phút chốc hiện ra thật lạ lẫm. Phía xa xa, một đàn cò trắng thành hàng dài trên bờ ruộng, chúng đứng im phăng phắc như đang tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai. Nhưng chỉ cần một tiếng động nhẹ là chúng vội tung cánh bay lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận trời xa... Đứng giữa hai cánh đồng vào thời điểm này, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Khắp nơi nhuộm một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Sóng lúa nhấp nhô như tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống mượt mà, êm ái. Sóng lúa đuổi nhau vội vàng phát ra những âm thanh êm dịu. Đây đó ở thửa ruộng kia, người thì làm cỏ, người thì phun thuốc trừ sâu. Xa xa, những chú bé dắt trâu bò cho ăn trên các bờ ruộng. Chỗ kia từng đám trẻ thả diều trên các triền đê, nào là bướm, nào là thuyền cứ chao qua chao lại trên bầu trời trông thật đẹp mắt. Tôi cũng hòa mình vào đám trẻ. Lúa lúc này đang dày dặc. Chúng mọc san sát vào nhau không rõ từng vạt ruộng. Như những ngày đầu vừa gieo cấy. Xen kẽ từng đám ruộng lớn là những con mương thủy lợi nước trong xanh, ánh sáng chiều chiếu xuống dòng nước lấp lánh. Thỉnh thoảng, một vài chú cá nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, lơ đãng quan sát các bác nông dân làm việc. Bao quanh những con mương thủy lợi là những bờ đê với những hàng nhãn xum xuê do các cụ trồng. Vừa để che nắng cho các bác nông dân mỗi khi muốn ngồi nghỉ mệt, vừa có trái ngọt để thưởng thức cũng như tăng thêm kinh tế cho gia đình. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gõ lộc cộc của những chiếc xe chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều cho những triền đê tạo ra những âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này mà không biết chán. Mai này, khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, tiếng cười của những người nông dân "một nắng hai sương" nđi thu hoạch lúa. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại những kỉ niệm của thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê. Được thưởng thức một buổi bình minh trên cánh đồng, tôi càng tha thiết quê hương và tự nhủ phải trân trọng chén cơm hạt gạo. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt thu.Bài đăng
Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều
Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) A. Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí. - Nhận biết và vận dụng được từ ngữ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe. - Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân. - Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá,... B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Kí - Định nghĩa : Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. - Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện ... Chi tiết »Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện truyền thuyết, cổ tích - Cánh Diều
Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện (truyền thuyết, cổ tích) Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích - Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ : Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... - Truyện cổ tích là loại... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức
Soạn bài Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) * Trước khi đọc Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): - Những nơi em đã từng được đến tham quan: Cô Tô, Động Phong Nha, … Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): - Quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm hơn 50 đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc Vịnh Bắc Bộ), … Chi tiết »Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa
Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ... Chi tiết »Ngữ văn 6 – Bài 10: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 10: Đọc: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro (Văn Quang, Văn Tuyên) I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả : Văn Quang, Văn Tuyên. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi , 2007. - Thể loại: Văn bản thông tin. * Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến …sung túc của gia chủ ): Trước khi cúng - Phần 2 (Tiếp theo đến …vũ trụ và con người ): Trong khi cúng - Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong. Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi ... Chi tiết »Thuyết Trình Về Gia Đình
Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn... Chi tiết »Ngữ Văn 6 Bài 3 Việt Nam quê hương ta - Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 6 Bài 3 Việt Nam quê hương ta I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) - Quê quán: Sinh ra ở Luông-phơ-ra-băng (Lào) nhưng quê gốc ở Hà Nội. - Là một nghệ sĩ đa tài. - Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương. 2. Tác phẩm - PTBĐ chính: Biểu cảm. - Thể thơ: Lục bát. II. Đọc hiểu văn bản 1. Thiên nhiên Việt Nam - Hình ảnh: + "biển lúa". + "cánh cò". + "mây mờ". + "núi Trường Sơn". + "hoa thơm quả ngọt". - Màu sắc: + màu xanh của lúa, núi non, nền trời. + màu trắng cánh cò, mây. + màu của hoa thơm quả ngọt. → Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam. 2. Con người Việt Nam - Chịu thương chịu khó: + "chịu nhiều thương đau". + "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam. + "nuôi những anh hùng". → Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống. - Bất khuất anh hùng: + "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 3: Đọc hiểu văn bản: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Cánh Diều
Soạn Bài 3: Đọc hiểu văn bản: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Văn Công Hùng (1958) - Quê quán : sinh ra tại Thanh Hóa, hiện đang sống ở Pleiku, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh. - Vị trí : + Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. + Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai. + Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. - Quan niệm văn chương : "Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết." Tác phẩm - Thể loại : Du kí. - Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Xuất xứ : Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011. - Bố cục : 6 phần như trong sá... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 4 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước I. Tìm hiểu chung Ca dao: thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. * Trước khi đọc Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): - Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống). Ví dụ: Với em, Bắc Giang là quê hương yêu dấu. - Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành. Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 ): - Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là: + Quê hương (Đỗ Trung Quân)... Chi tiết »Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam
Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đông Nam Á – trung tâm của tuyến đường biển quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng tài nguyên sinh học của Việt Nam. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam có hình chữ S với 3260km đường biển có tiềm năng du lịch và thủy hải sản phong phú. Đất nước được chia làm 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Hà Nội là thủ đô nhưng không phải là thành phố lớn nhất. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất, thường được gọi là thủ đô kinh tế của Việt Nam.Việt Nam có một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm thăng trầm. Có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất. Các dân tộc trên khắp đất nước sống hòa thuận dưới mái nhà chung – Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có những nền văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày lễ tết. Từ triều đại đầu tiên của Việt Nam (Thời vua Hùng), tổ tiên chúng ta đã tổ chức ăn mừng ngày Tết hàng năm. Tết là ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm... Chi tiết »Bài đăng phổ biến từ blog này
Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam (1910 - 1942) - Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. - Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. - Bố cục : 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt ): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui ): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn - Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mấ... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa ): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có ): Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt: Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng ... Chi tiết »Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa
Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe ): Sự kiêu căng của nàng công chúa. + Phần 2 (Tiếp đến giật tay lại ): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn. + Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc. Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không? Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung... Chi tiết »Mục lục
- 2024 6
- tháng 4 2
- tháng 1 4
- 2023 7
- tháng 2 6
- tháng 1 1
- 2022 122
- tháng 12 45
- tháng 11 11
- tháng 10 1
- tháng 6 2
- tháng 4 2
- tháng 3 37
- tháng 2 11
- tháng 1 13
- 2021 632
- tháng 12 117
- tháng 11 139
- tháng 10 111
- tháng 9 82
- tháng 8 44
- tháng 7 9
- tháng 6 2
- tháng 5 11
- tháng 4 18
- tháng 3 28
- tháng 2 34
- tháng 1 37
- 2020 202
- tháng 12 39
- tháng 11 15
- tháng 10 1
- tháng 6 6
- tháng 5 44
- tháng 4 41
- tháng 3 30
- tháng 2 19
- tháng 1 7
- 2019 40
- tháng 12 40
- Tiếng Việt 4 tuần 19: Bốn anh tài
- Tiếng Việt 5 tuần 18 ôn tập cuối học kì 1
- Tiếng Việt 5 tuần 19: Người công dân
- Dàn ý bài văn: Tả mẹ đang nấu cơm
- Viết thư cho một người bạn ở xa
- Tả anh trai, chị gái và em gái của mình
- Tả món đồ mà em yêu quý nhất
- Các bài tập làm văn lớp 3
- Em hãy tả gia đình thân yêu của em
- TẢ CÂY THƯỚC KẺ CỦA EM
- Tả em gái mà em yêu quý
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019 -...
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019 - 20...
- Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019 - 2020 the...
- ĐỀ THI HỌC KI 1 CÁC MÔN HỌC LỚP 5
- ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 5
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 4
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ LỚP 5
- Tả cái cặp sách của em
- Lập dàn ý một mùa trong năm
- Hãy tả hình ảnh của cây đào hoặc cây mai trong ngà...
- Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng mùa xuân sau ...
- Tả một đêm trăng em cho là đẹp nhất
- Tả mẹ của em bằng tiếng Anh
- Tả một phiên chợ Tết
- Tả con mèo nhà em
- Lịch sử lớp 5
- Tả người bạn thân của em
- Tả cây phượng trong sân trường
- Tả một loại cây ăn trái
- Hãy viết thư gửi một người bạn hoặc người thân của...
- Em hãy viết thư cho ông bà hỏi thăm sức khỏe ông bà
- Viết thư cho các chú chiến sĩ ở đảo xa
- Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đan...
- Tả cảnh bình minh trên quê hương em
- Tả mẹ chăm sóc em khi em bị ốm
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- Tả người bố mà em yêu quý
- Tả người mẹ thân yêu của em
- tháng 12 40
Đăng ký theo dõi
- Trang chủ
- Soạn bài Ngữ văn 6 CTST
- Soạn bài Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Soạn bài Ngữ Văn 6 KNTT
- Toán 6 CTST
- Mỹ phẩm Innisfree
- Son Dior
Nhãn
- 5 điều Bác Hồ dạy
- Áo dài
- appsửavideo
- Bài phát biểu ra trường của học sinh lớp 12
- Bài văn viết về an toàn giao thông
- Biểu cảm
- Biểu cảm về cây tre
- Bình luận
- binhgiang
- Các bài tập làm văn lớp 3
- Cảm nghĩ về cha của em
- Cảm nghĩ về mẹ
- Cảm nghĩ về người thân trong gia đình em
- Cảm nhận về truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri
- camnghi
- camnhan
- camxuc
- chungminh
- Chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
- Có một lần
- Công thức toán lớp 5
- Daisuvanhoadoc
- Dàn ý bài văn: Tả mẹ đang nấu cơm
- Đề thi học kì 1 lớp 6
- Đề thi học kì 2 lớp 6
- đi thăm các bạn thiếu nhi vượt khó
- Em hãy đóng vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên
- Em hãy miêu tả con gà trống nhà em
- Em hãy suy nghĩ về lòng dũng cảm
- Em hãy tả cây hoa mai đang khoe sắc vào dịp xuân về
- Em hãy tả gia đình thân yêu của em
- Em hãy tưởng tượng mình là cây lúa và kể về bản thân mình
- Em hãy viết bài văn nghị luận về nghị lực sống của con người.
- em phạm lỗi khiến mẹ rất buồn. Hãy tả lại hình ảnh của mẹ lúc ấy
- giaithich
- Hãy kể về cuộc gặp gỡ
- Hãy tả hình ảnh của cây đào hoặc cây mai trong ngày Tết đến xuân về
- Hãy viết thư gửi một người bạn hoặc người thân của em ở xa kể lại kết quả học tập
- Hướng dẫn chọn tuổi xông đất đầu năm 2021
- Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021
- kechuyen
- Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật
- Kể lại một câu chuyện cười mà em đã gặp trong cuộc sống
- Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm
- Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
- Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ
- Kể lại tâm sự của một chú chó bị lạc chủ
- Kể một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết
- Kể về một anh hùng chống ngoại xâm
- Kể về một chuyến về thăm quê
- Kể về một người lao động trí óc. Kể về một vị bác sĩ
- Kể về một việc làm tốt của bạn em
- Kể về một việc tốt em đã làm
- Kể về những đổi mới ở quê hương em
- Lập dàn ý một mùa trong năm
- Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng mùa xuân sau kỳ nghỉ Tết
- Letet
- lichsu5
- Lời tâm sự của mầm non bị các học sinh cố tình giẫm đạp
- mieuta
- nêu cảm nghĩ của em về biển đảo
- Nghị luận về tình trạng nghiện chơi game của học sinh
- nghiluan
- Ngữ văn 6
- Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Ngữ văn 6 CTST
- Ngữ Văn 6 KNTT
- Ngữ văn 9
- Những lời chúc Tết khi xông nhà
- phantich
- Phân tích bài ca dao Khăn Thương Nhớ Ai
- Phân tích con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu Điếu
- Phân Tích Đoạn Trích Hai Cây Phong
- Quốc Lâm hoặc Vân
- rèn luyện của em trong học kì 1.
- Review
- Sơ đồ tư duy
- suynghi
- Tả bác tổ trưởng dân phố
- Tả ca sĩ đang biểu diễn mà em yêu thích
- tả cảnh bãi biển
- Tả cảnh bình minh trên quê hương em
- Tả cây ăn quả mà em thích
- Tả cây ăn trái mà em thích nhất. Tả cây vú sữa nhà em trồng
- Tả cây sầu riêng
- TẢ CÂY THƯỚC KẺ CỦA EM
- Tả cây xoài mà em biết
- Tả con mèo
- Tả hình ảnh chú công an
- Tả lại một cánh rừng nguyên sinh ở Việt Nam mà em từng đi tham quan
- Tả mẹ chăm sóc em khi em bị ốm
- Tả mẹ của em bằng tiếng Anh
- Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích.
- Tả một cây hoa mà em yêu thích – tả cây hoa hồng
- Tả một chú bộ đội về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tả một đêm trăng em cho là đẹp nhất
- Tả một đêm trăng ở làng quê em
- Tả một loại cây ăn trái
- Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích
- Tả một phiên chợ Tết
- Tả ngôi nhà của em
- Tả người bố mà em yêu quý
- Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em
- Tả trường em trước buổi học
- Tả vườn rau hoặc luống rau của gia đình em
- tacanh
- Tải sách
- Tải Sách Cánh Diều Lớp 6
- Thi giữa kì 1
- Thi giữa kì 2 lớp 6
- thuyetminh
- Thuyết minh về cái phích nước
- Thuyết minh về cây bút chì
- Thuyết minh về cây thước kẻ
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng
- Tiengviet3
- Tiengviet4
- Tiengviet5
- Tiếng việt 2 KNTT
- Toán 6 CTST
- Trong vai con ếch em hãy kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
- Truyện cổ tích
- tucngu
- Tưởng tượng
- upu
- van mau
- Vankhan
- Văn mẫu 10
- Văn mẫu 11
- văn mẫu 12
- văn mẫu 3
- văn mẫu 4
- Văn mẫu 5
- Văn mẫu 6
- văn mẫu 7
- văn mẫu 8
- văn mẫu 9
- vietthu
- Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm.
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng nói về dịch covid
- Viết một đoạn văn nói lên ý nghĩa của cây đàn trong truyện Thạch Sanh
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- Viết thư cho bố để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19
- Viết thư cho bố về đại dịch Covid-19
- Viết thư cho các chú chiến sĩ ở đảo xa
- Viết thư cho một người bạn ở xa
- xông đất
Từ khóa » Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Lớp 4
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Hay Chọn Lọc (8 Mẫu)
-
12 Mẫu Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Hay Chọn Lọc
-
Tập Làm Văn Lớp 5: Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Dàn ý ...
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Hay Nhất - THPT Sóc Trăng
-
Lớp 4: Tả Cảnh Bình Minh Nơi Em Sống | Luyện Thi Trần Đại Nghĩa
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Biển Lớp 4 Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Lớp 6❤️️15 Bài Hay
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em - Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em - Hoc24
-
Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em 2023
-
Em Hãy Miêu Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em.(Dàn ý+Bài Văn)
-
Lập Dàn ý Bài Văn Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em - Olm
-
Top 29 Bài Văn Tả Cảnh Bình Minh Lớp 4 2022
-
Top 10 Bài Văn Tả Cảnh Bình Minh, Tả Cảnh Mặt Trời Mọc Trên Biển đạt ...