Tạ Quang Bửu - Từ điển Wiki
Có thể bạn quan tâm
Tạ Quang Bửu | |
---|---|
Giáo sư | |
Thông tin nhân vật | |
Sinh | 23 tháng 7 năm 1910 |
Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam | |
Mất | 21 tháng 8, 1986 (76 tuổi) |
Hà Nội | |
Đảng phái | Đảng cộng sản Việt Nam |
Vợ | Hoàng Kim Oanh |
Tạ Quang Bửu sinh ra ngày 23-7-1910 tại Thôn Hoành Sơn, Xã Nam Hoành, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 21-8-1986 tại Bệnh viện Hữu nghị (do tai biến máu não), hưởng thọ 76 tuổi.
Mục lục
[Ẩn]1. ĐƯỢC ĐÀO TẠO CƠ BẢN…2. TRỞ VỀ VIỆT NAM…3. THAM GIA CÁCH MẠNG…4. THÀNH TÍCH VẺ VANG…5. GIA ĐÌNH…6. THAM GIA SÁNG LẬP HỘI VẬT LÝ VIỆT NAM…Là một trong những nhà trí thức cách mạng xuất sắc của Việt Nam từ năm 1945, ông đã có nhiều công lao cho sự nghiệp Cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Tạ Quang Bửu là giáo sư, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946÷1981).
ĐƯỢC ĐÀO TẠO CƠ BẢN…
Ông học giỏi, năm 1917 đã nổi tiếng vì đỗ rất cao trong kì thi về Chữ Hán – Văn hóa Việt – Toán được tổ chức cho các em học sinh 7 tuổi (tại Tam Kỳ – Quảng Nam). Năm 12 tuổi, thi đỗ thứ 11 vào Trường Quốc học Huế (1922), sau đó ông ra Hà Nội học Trường Bưởi.
Năm 19 tuổi, sau khi thi đỗ đầu Tú Tài bản xứ, đỗ đầu Tú Tài Tây ban Toán và đỗ hạng cao Tú tài Tây ban Triết, ông được nhận học bổng của Hội “Như Tây du học” Trung Kì và sang Pháp học (1929). Ông đăng kí học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về Toán học và Vật lý Lý thuyết; học cử nhân toán tại Viện Henri Poincaré; nghe giảng tại Giảng đường Hermite (dành cho cử nhân) và tham dự các buổi Hội thảo (xê-mi-na) tại Giảng đường Darboux (dành cho những người học trên đại học); tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki (về Toán học).
Năm 20 tuổi, thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris (1930), ông học Toán 4 năm tại các Trường Đại học Paris, Đại học Bordeaux, Pháp và Đại học Oxford, Anh (1930÷1934), học thêm Vật lý Lượng tử…
Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng La tinh… Nhà Ngôn ngữ học và Toán học người Mỹ Noam Chomsky đã viết rằng: Ông Tạ Quang Bửu là một con người có trí thông minh tuyệt vời.
TRỞ VỀ VIỆT NAM…
Năm 24 tuổi, về nước (1934); từ 25 đến 32 tuổi, dạy học (tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa và các môn khoa học tự nhiên khác) tại Trường Providence, Huế (1935÷1942); thời gian làm công cho Hãng Điện – Nước Trung Kì SIPEA (1942÷1945), được cử phụ trách nghiên cứu, ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn; đã từ chối Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho Nhà máy Vôi Long Thọ. Ông luôn tranh thủ học thêm và nghiên cứu Cơ học Lượng tử và Phương trình Vi phân.
Là một trong những người đầu tiên của Việt Nam dự Trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng Trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương, được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kì.
THAM GIA CÁCH MẠNG…
Tháng 8-1945, ông cùng Luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh (từ tháng 9-1945 đến tháng 1-1946).
Từ tháng 11-1945 đến ngày Toàn quốc Kháng chiến (19-12-1946), ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội.
Từ tháng 3-1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 6-1946, ông tham gia Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt và đàm phán với Pháp ở Fontainebleau, được Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học (tự nhiên) Thụy Sĩ (Zurich, tháng 7-1946) và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ bảo đảm vận chuyển cơ sở vật chất – kĩ thuật quân sự lên chiến khu.
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 7-1947). Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[5], ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao (từ tháng 8-1947 đến tháng 8-1948), Ủy viên Quân sự Ủy viên Hội (tháng 12-1947), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương (từ tháng 9-1948 đến năm 1961).
Ông tham gia Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Genève, Thụy Sĩ trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kí văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường gọi là Hiệp định Genève về Việt Nam (1954).
Ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư kí Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958÷1965), và nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức Khoa học Việt Nam (1957-1959); Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1959-1976).
Ngoài lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật quân sự. Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong tỏa cảng Hải Phòng (mùa hè năm 1972), ông đã trực tiếp chỉ đạo Tổ GK1 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Thủy lôi để chống lại Thủy lôi chiến lược MK52 của Mỹ và Tổ GK2 nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá Bom Từ trường. Ông cùng các nhà khoa học tìm ra nhiều cách phá nổ vô hiệu hóa Bom TN để thông tuyến cho người và xe ra mặt trận.
Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.
THÀNH TÍCH VẺ VANG…
Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, và Nhà nước ta tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì Quyết thắng.
Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1, 1996) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong Kháng chiến chống Mỹ Cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học Chuyên nghiệp nước nhà”. Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kĩ thuật việc rà phá bom mìn phong tỏa Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông chủ biên nhiều tác phẩm khoa học giúp nhiều nhà khoa học của ta tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới về lý thuyết tương đối, lý thuyết mật mã di truyền, toán học lý thuyết và khoa học vũ trụ…
Giáo sư Tạ Quang Bửu có mối quan hệ gắn bó thân thiết và có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà khoa học, kĩ thuật có uy tín ở nước ta. Ông đã tiến cử với Bác Hồ những trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp như Phạm Quang Lễ (sau được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân… về nước tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (nhà vật lý Việt Nam được tặng Giải thưởng Lê Nin và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học – kĩ thuật): Đầu năm 1958, tại giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo sư Tạ Quang Bửu thuyết trình về phát minh vật lý mới đoạt Giải thưởng Nobel của hai nhà bác học người Mỹ gốc Hoa là Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh về sự không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu. Buổi thuyết trình hôm ấy đã mang đến cho tôi một niềm hứng thú vô biên và đột ngột mặc dù, vào lúc đó, tôi chưa thật hiểu rõ nội dung phát minh nói trên. Tương tác yếu trở thành một đề tài nghiên cứu mang tính thời sự nóng hổi, hấp dẫn đến mức có nhà vật lý nước ngoài từng quả quyết: “Trái tim tôi thuộc về tương tác yếu!”. Tôi cảm thấy câu nói đó không xa lạ đối với chính mình. Cho nên, ngay sau khi được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna ở Liên Xô, tôi say mê lao vào nghiên cứu lĩnh vực nói trên và chẳng bao lâu sau, công bố 12 công trình về Neutrino…
Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Giải thưởng khoa học và công nghệ, Đường phố] tại các địa phương, Thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long… đã được mang tên ông – Tạ Quang Bửu.
GIA ĐÌNH…
Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh, con gái cụ Hoàng Đạo Thúy, phát biểu về bạn đời của mình: Anh Bửu đã sống một cuộc đời thanh bạch, anh chả bao giờ phàn nàn, kêu ca điều gì, chả oán trách ai. Anh ấy chỉ làm việc, rất hiền hậu, dạy bảo con cái và sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người cần đến mình.
Thiếu tướng Tạ Quang Chính nói về cha mình: Cuộc đời của cha tôi là một tấm gương sáng về tính trung thực, có trách nhiệm cao với vợ con gia đình cũng như trong mọi công việc được giao. Tôi nhớ, cha tôi đã quyết tâm bỏ hút thuốc lá để lấy tiền mua sách cho các con học dù trước đó ông rất nghiện thuốc lá. Những năm 80 đời sống rất khó khăn, có được đồng nhuận bút nào từ các tạp chí, cha đều dành hết cho mẹ để mẹ để mua mấy con lợn về nuôi nhằm cải thiện thêm cho cuộc sống gia đình. Thiếu thốn, khó khăn đến mấy cha tôi vẫn không bao giờ chán nản, cha tôi còn ngâm thơ, kể chuyện tiếu lâm cho các con nghe, cả những khi bệnh tật bắt đầu hành hạ ông…
Cả sáu người con của ông bà đều học hành đến nơi đến chốn: Tạ Quỳnh Giao (sinh năm 1944), Tạ Quốc Quang (1949), Tạ Quang Vinh (1951), Tạ Quang Chính (1953), Tạ Quang Nghĩa (1956), Tạ Tuyết Mai (1958).
THAM GIA SÁNG LẬP HỘI VẬT LÝ VIỆT NAM…
“Hội Vật lý Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập theo Quyết định số 254-NV, ngày 15-8-1966 cho phép Hội Vật lý Việt Nam thành lập và hoạt động trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng và phổ biến kiến thức vật lý phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hội Vật lý Việt Nam do Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, Cố Giáo sư Ngụy Như Kontum và Giáo sư Đinh Ngọc Lân sáng lập năm 1966”.
Nhân kỉ niệm ngày thành lập, chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước chân dung nhà khoa học – người lãnh đạo lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo Việt Nam, người sáng lập Hội Vật lý Việt Nam – Giáo sư Tạ Quang Bửu.
[Nguồn: “Vật lý Ngày nay” Số 4, Tháng 10-2016, Trang 3-6]
Từ khóa » Tiểu Sử Giáo Sư Tạ Quang Bửu
-
Tạ Quang Bửu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Giáo Sư Tạ Quang Bửu
-
Tiểu Sử Tạ Quang Bửu: Người đặt Nền Móng Cho Lĩnh Vực Khoa Học ...
-
GS Tạ Quang Bửu Và Câu Nói được Con Trai Mang Theo Suốt đời ...
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại Trí Thức Việt Nam Thời đại Hồ Chí ...
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu - Một Trí Thức Uyên Bác
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu - Một “thiên Huyền Thoại” (*) | Báo Dân Trí
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu - Nhà Nghiên Cứu Khoa Học Có Tầm Và Có Tâm
-
Tạ Quang Bửu: Nhà Trí Thức Cách Mạng, Nhà Khoa Học Tài Năng
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu: Một Tượng đài Trí Thức
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu
-
Giáo Sư Tạ Quang Bửu, Một Trí Thức Uyên Bác - Báo Đại Đoàn Kết
-
Tiểu Sử Tạ Quang Bửu - HUYỀN THOẠI Đưa Việt Nam Tới Công ...