Tả Thân Cây Bàng, Tả Lá Bàng, Gốc ❤️️ 15 Bài Tả Hay Nhất

Tả Thân Cây Bàng, Tả Lá Bàng, Gốc ❤️️ 36+ Bài Tả Hay Nhất ✅ Các Bài Văn Mẫu Đạt Điểm Cao Giúp Các Em Học Sinh Tham Khảo Để Ôn Tập Tốt.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Tả Thân Cây Bàng
  • Đoạn Văn Tả Lá Cây Bàng Ngắn Hay – Bài 1
  • Tả Lợi Ích Của Cây Bàng – Bài 2
  • Tả Bao Quát Cây Bàng Hay Nhất – Bài 3
  • Tả Gốc Cây Bàng Đặc Sắc – Bài 4
  • Tả Tán Cây Bàng Ngắn Gọn – Bài 5
  • Tả Thân Cây Bàng Ngắn – Bài 6
  • Tả Thân Và Gốc Cây Bàng Chi Tiết – Bài 7
  • Tán Lá Cây Bàng Văn Miêu Tả – Bài 8
  • Bài Văn Tả Lá Bàng Hay Nhất – Bài 9
  • Tả Lá Của Cây Bàng Đặc Sắc – Bài 10
  • Tả Cành Cây Bàng Văn Mẫu – Bài 11
  • TLV Tả Cây Bàng Ngắn Hay – Bài 12
  • Lá Bàng Mùa Hè Văn Miêu Tả – Bài 13
  • Tả Về Cây Bàng Hay Chọn Lọc – Bài 14
  • Tả Cây Bàng Cổ Thụ Ấn Tượng – Bài 15
  • Tả Cây Bàng Non Ngắn Gọn – Bài 16
  • Những Bài Văn Hay Tả Về Cây Bàng Hay Nhất – Bài 17

Dàn Ý Tả Thân Cây Bàng

Tham khảo mẫu Dàn Ý Tả Thân Cây Bàng chi tiết được chia sẻ sau đây.

Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

Thân bài

Tả bao quát:

– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.

– Tán cây rộng che chở chúng em.

Tả chi tiết:

– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.

– Thân cây xù xì, thô ráp.

– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.

– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.

– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.

– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị hơi chua béo.

– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.

Kết bài

– Cảm nghĩ của em về cây bàng

Chia Sẻ 💦 Tả Cây Bàng Theo 4 Mùa ❤️️ 15 Bài Tả Văn Tả Hay Nhất

Đoạn Văn Tả Lá Cây Bàng Ngắn Hay – Bài 1

Đoạn Văn Tả Lá Cây Bàng Ngắn Hay giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo.

Lá cây bàng to bằng bàn tay người lớn, có lá to bằng hai bàn tay, màu xanh sẫm, xếp xen kẽ nhau trên cành tạo thành những tán vươn lên cao. Lá non màu xanh mơn mởn ở đầu cành. Chúng mọc chụm lại với nhau như những búp măng, đầy sức sống. Mặt trên của lá có một đường gân chạy dọc và những đường gân nhỏ tủa ra hai bên. Mặt dưới của lá hơi rậm vì được bao phủ một lớp lông. Đây chính là cách cây ngăn sự thoát hơi nước, tránh cho lá bị héo úa. Lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và rụng mỗi khi thu về.

Tả Lợi Ích Của Cây Bàng – Bài 2

Tả Lợi Ích Của Cây Bàng được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích.

Ở ngay đầu làng em có hai cây bàng cổ thụ. Cho đến bây giờ cũng không mấy người trong làng biết rõ hai cây này đã được trồng từ bao giờ, nhưng ngắm kĩ chúng, người ta hiểu rằng chúng đã nhiều tuổi lắm. Cả hai cây đều có gốc to nổi lên những u lớn xù xì. Thân bàng vươn cao. Cây nào cũng có 3 tán lá. Tán ở dưới cùng là tán lá to nhất, về mùa thu, bàng bắt đầu rụng lá và đến cuối đông thì chỉ còn trơ trụi những cành. Lúc này nhìn cây bàng thấy giống hệt những chiếc sừng hươu lớn.

Nhưng vào đầu xuân những mầm non đã nhú ra và chỉ vài chục ngày sau lá đã phấp phới trên cành. Càng vào mùa hạ, cái nắng càng gay gắt thì lá bàng càng xanh tốt. Những tán bàng lớn lợp kín lá xanh xòe rộng ra tỏa bóng mát xuống cả một khu đất rộng, ở dưới bóng mát của tán bàng, trẻ con thường tới chơi đùa, đánh đáo, nhảy dây. Những người lớn đi làm đồng về hoặc đi chợ về thường ghé chân vào ngồi nghỉ dưới gốc bàng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán.

Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.

Gợi Ý ❣️ Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Tả Bao Quát Cây Bàng Hay Nhất – Bài 3

Tả Bao Quát Cây Bàng hay nhất được SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Trên sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát nhưng gắn bó với chúng em nhất là cây bàng trước của lớp em. Đó là cây bàng do chính tay cô giáo em trồng khi cô còn là một học sinh của trường, cô đã kể cho chúng em rất nhiều kỉ niệm đẹp của cô với cây bàng và giờ đây cây bàng lại gắn bó với những ngày tháng chúng em đến trường.Từ xa nhìn lại, cây bàng trông thật to lớn, xum xuê như một gã khổng lồ xanh với những cánh tay phủ đầy lá, bao trùm cả một khoảng trời mênh mông.

Tán cây rộng lớn cứ đua ra lấn át khoảng trời che chở cho chúng em có thể thỏa thích nô đùa, vui chơi.Từ lúc cô em trồng cây, đến bây giờ cây đã có tuổi thọ là ba mươi năm. Rễ cây nổi lên khỏi mặt đất, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn khổng lồ trườn dài dọa dẫm người qua lại. Thân cây rất to đến cả một vòng tay em ôm không xuể, nó lại xù xì, thô ráp, đôi chỗ còn có những phiến ẩm mốc xanh rêu hay trắng xóa hiện lên rõ nét.

Từ thân cây phát triển ra nhiều cành, càng lên cao, cành cây lại càng chia nhiều nhánh nhỏ vươn ra khoảng không gian bao la như đang thi nhau xem ai vươn xa hơn. Lá cây to như cái quạt những khi nô đùa mệt, chúng em thường lấy những lá bàng rụng quạt cho nhau, gió lùa mát rượi.

Lá to, lại mọc thành chùm vì vậy, cây bàng mới có thể che nắng, che mưa cho chúng em. Không như những loài hoa rực rỡ, nở thành đóa to khác, hoa bàng nhỏ li ti thành những ngôi sao màu trắng ngà êm ái, mang một mùi thơm dìu dịu khiến con người ta thấy thư thái nhẹ nhàng. Quả bàng có hình thoi, ở giữa phình ra như người mang bầu. Bàng có màu xanh, khi chín có màu vàng, ăn vào vị ngọt thơm, béo ngậy. Sau những cơn mưa rào mùa hạ, chúng em thường nhặt bàng, rửa sạch và nhấm nháp vị ngọt ngạo nhỏ bé đọng lại đầu lưỡi.

Tán bàng mát rười rượi vậy nên có nhiều chim chóc, ong bướm đến đây tụ hội tạo ra những tiếng hót lảnh lót như những bản đồng ca của muôn loài chim. Dưới tán cây ấy cũng là nơi chúng em cùng nhau vui chơi thỏa thích mà không bị nắng như nhảy dây, đá cầu, bịt mắt bắt dê…. Bóng bàng gắn với tuổi thơ tươi đẹp diệu kì và thật khó quên.

Bàng được trồng ở rất nhiều trường học cũng bởi bóng râm mát mẻ mà cây mang tới có thể che nắng, che mưa, là địa điểm cho những em nhỏ được vui chơi, học tập. Em rất yêu quý cây bàng trước cửa lớp em. Dù mai sau có rời xa mái trường tiểu học thân yêu này em vẫn sẽ nhớ mãi không quên dáng hình cây bàng quen thuộc cùng những kỉ niệm tuổi thơ dưới tán bàng mát mẻ. Cây bàng chính là nơi lưu giữ nhũn động lực, những mơ mộng, hồn nhiên của tuổi học trò chúng em.

Tham Khảo 💦 Tả Cây Bàng Vào Mùa Xuân ❤️️ Bên Cạnh Tả Thân Cây Bàng

Tả Gốc Cây Bàng Đặc Sắc – Bài 4

Tả Gốc Cây Bàng Đặc Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây.

Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ.

Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.

Gợi Ý ⏩ Tả Cây Bàng Lớp 6 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Tả Tán Cây Bàng Ngắn Gọn – Bài 5

Tả Tán Cây Bàng Ngắn Gọn giúp các em học sinh có thể tham khảo để nâng cao kĩ năng viết văn của mình.

“Ô, nắng kìa! Các bạn ơi, hãy lại đây núp dưới những vòng tay mát rượi của tôi đi!”. Dường như đó là tiếng gọi thầm của cây bàng ở giữa sân trường mà chúng tôi thường nghe thấy vào mỗi giờ ra chơi.

Cây bàng cao lắm, ngọn nó cao hơn mái ngói lớp em. Thân nó to đến nỗi hai đứa chúng em ôm không xuể. Cũng chẳng biết vì sao, mình nó đầy những u bướu xù xì. Trên lớp vỏ màu nâu sẫm, những mảng vỏ già đã lốm đốm bong ra, để lộ một lớp vỏ mới màu nâu tươi. Tán lá bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau hơn cả mét. Cành bàng chĩa ngang, đan xen nhau tạo thành vòng tròn quanh thân.

Lá nó to gần bằng cái quạt, xanh mướt, mềm mại, đan xen vào nhau như có một bàn tay vồ hình nào đó xếp đặt. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô lớn nhiều tầng. Dưới tán lá ấy, ánh nắng mặt trời gần như không sao lọt xuống được. Cây bàng toả bóng rợp cả một khoảng đất rộng che mát cho chúng em.

Vào những ngày nắng hạ oi nồng, dưới gốc bàng, lốm đốm những chấm nắng vàng tươi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, tán lá rì rào, xào xạc như đang trò chuyện với nhau. Còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè vui chơi dưới gốc bàng râm mát này. Cái nóng mùa hè được xua tan và gương mặt trẻ thơ chúng em lại rạng lên một niềm vui mới. Trong từng tán lá kia, tiếng những chú chim sâu lích rích, lích rích hoà cùng tiếng cười đùa của chúng em tạo nên một âm thanh quá là trong trẻo.

Đứng dưới gốc bàng nhìn lên, từng kẽ lá thấy xuất hiện những cánh sao nhỏ li ti màu vàng nhạt. Thì ra đó chính là hoa bàng. Hương của nó thơm dìu dịu. Để rồi một thời gian sau, nó cho những chùm quả hình thoi xanh xanh lẫn trong tán lá. Đám học trò chả dễ gì quên được mùi thơm hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt của trái bàng chín vàng, cùng vị vừa bùi vừa ngậy của nhân bàng.

Em rất yêu thích cây bàng này. Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò đang ngày ngày được chúng em gửi vào những tán lá bàng. Cây như người bạn tốt bụng của tất cả chúng em.

Tham Khảo 💦 Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 7 ❤️️ Bên Cạnh Tả Thân Cây Bàng

Tả Thân Cây Bàng Ngắn – Bài 6

Tả Thân Cây Bàng Ngắn gọn là tài liệu tham khảo để các em học sinh có thể tham khảo để ôn tập thật tốt.

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè.

Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt.

Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…Gốc bàng xù xì, rễ tỏa ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái.

Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai. Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín.

Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường.Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá.

Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?” Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu”.

Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!” Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình, rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới.

Cây xòe rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?

Đọc Thêm 💦 Tả Cây Phượng Lớp 6 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Tả Thân Và Gốc Cây Bàng Chi Tiết – Bài 7

Tả Thân Và Gốc Cây Bàng chi tiết sau đây sẽ giúp các em học hỏi được cách hành văn hay và hấp dẫn.

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo.

Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp.

Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

Gợi Ý 💦 Tả Cây Phượng Lớp 5 ❤️️ Bên Cạnh Tả Thân Cây Bàng

Tán Lá Cây Bàng Văn Miêu Tả – Bài 8

Tán Lá Cây Bàng Văn Miêu Tả giúp các em học sinh nâng cao được kĩ năng viết văn và đạt được điểm cao cho kì thi của mình.

Trường tôi có trồng rất nhiều bàng, cây nào cây nấy cũng to cổ thụ, gốc cây to cỡ chừng một vòng ôm. Chẳng biết ai đã trồng chúng thành hàng thành lối từ bao giờ, chỉ biết khi tôi đến thì bàng đã đứng sừng sững giữa sân trường rồi. Mùa đông đến bàng lại thay lá, cái gió đông hiu hiu thổi len lỏi qua từng tầng cây cũng đủ làm mấy cái lá già đỏ oạch rụng lả tả xuống sân.

Nhưng đôi lúc, len lỏi trong đống lá rụng vàng đầy gốc cũng có cả những lá bánh tẻ, lá non, chắc gió bất ngờ thổi mạnh làm chúng rụng chăng. Lá bàng to chừng bàn tay người lớn, hình dẻ quạt, lá thuôn dài đến phần đuôi lá thì khum tròn lại chứ không nhọn như nhiều loại lá khác. Lá bàng khá dày và cứng, gân lá thưa thớt, chỉ gồm một gân to ở chính giữa rồi chẻ ra mấy gân mỏng khác phân bố đầy mặt lá. Lá bàng già thì có màu đỏ hay vàng, còn lá bánh tẻ thì mang màu xanh thẫm, những lá non có màu xanh lá mạ.

Lá non cũng mỏng và mềm hơn rất nhiều. Thử ngắt một chiếc lá bàng đưa lên ngửi thử, thấy một mùi hăng hắc nhè nhẹ vấn vương quanh chóp mũi. Học sinh chúng tôi thường hay ra gốc bàng chơi đùa, lấy lá bàng làm quạt, nhặt quả bàng lấy ruột ăn, rồi thì ngồi hóng mát, chơi nhảy dây. Ôi thật yêu sao những tán bàng xanh ngắt!

Tìm Hiểu ⏩ Tả Cây Phượng Lớp 4 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Bài Văn Tả Lá Bàng Hay Nhất – Bài 9

Bài Văn Tả Lá Bàng Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc để giới thiệu đến bạn đọc dưới đây.

Cây bàng là loài cây rất phổ biến và được trồng rất nhiều, đặc biệt là ở các sân trường. Khi nói đến cây này, điều làm tôi chú ý và yêu thích nhất là những chiếc lá. Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất.

Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoắt màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.

Xem Thêm ⏩ Tả Cây Phượng Vĩ Hay Nhất ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Tả Lá Của Cây Bàng Đặc Sắc – Bài 10

Tả Lá Của Cây Bàng Đặc Sắc giúp bạn đọc hiểu thêm về đặc điểm của lá cây bàng, loài cây rất quen thuộc đối với mỗi người.

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng… 10 năm trước, tôi thêm mắm thêm muối vào bài văn tả cây bàng của mình.

Đại ý, cây bàng ấy là nơi tôi và bạn bè thường hay chơi đùa quanh cây bàng, tán lá che rợp cả một góc sân, chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc cây để truy bài trong những chiều hè nóng nực,… Thật ra, chỉ có nó và tôi, tôi và nó trong những buổi chiều muộn ở lại trường chờ mẹ họp hội đồng. Tôi đã nhìn thấy, ngắm nghía nhiều cây bàng.

Cây bàng ở gần nhà tôi – cái cây tôi chứng kiến từ lúc nó còn là cây non, đến lúc nó cao bằng tôi, và bây giờ khi nó trở thành cây bàng to lớn với ba bốn tầng lá. Cây bàng ở trường đại học, rất gần với ô cửa sổ lớp tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ, nhìn những tia nắng mùa thu lọt qua tán lá. Nhưng tôi nhớ cây bàng ở trường tiểu học.

Cây bàng nhỏ bé, gầy guộc nơi cuối sân trường. Đã rất lâu rồi, tôi không viết một bài văn miêu tả. Đã rất lâu rồi, tôi chưa trở về trường tiểu học. Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cứ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời nhau, gọi nhau mọc, gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ.

Có thể nói: lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó.

Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh… như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước).

Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vẫn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…

Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…

Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.

Đọc Thêm ⏩ Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 2 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Tả Cành Cây Bàng Văn Mẫu – Bài 11

Tả Cành Cây Bàng Văn Mẫu giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình.

Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.

Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.

Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.

Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Quả bàng xanh, quả bàng chín….. lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.

Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

Chia Sẻ 🌵Tả Lợi Ích Của Cây Phượng Trường Em ❤️️ Bên Cạnh Tả Thân Cây Bàng

TLV Tả Cây Bàng Ngắn Hay – Bài 12

Với Tập Làm Văn Tả Cây Bàng giúp các em học sinh trau dồi được kĩ năng viết văn của mình.

Sân trường nơi em học luôn ngập tràn bóng mát bởi những tán lá rộng của cây phượng, cây bằng lăng… Sắc xanh tràn ngập muôn nơi thật tươi mát và đẹp đẽ làm sao. Trong số những loài cây ấy, có lẽ em thích nhất vẫn là cây bàng gần cửa sổ lớp học nơi em ngồi.

Từ ngày chuyển tới lớp học mới này, em mới nhận ra cây bàng cao lớn ngả tán lá che khuất ánh nắng chói chang ngày hè nơi cửa sổ em ngồi. Những chiếc lá bàng to hơn bàn tay người lớn, có hình bầu dục như ghép lại với nhau thành một chiếc ô khổng lồ che khuất, đem tới bóng mát cho học sinh chúng em.

Thân cây to lắm, màu nâu sậm. Sờ lên thân cây có cảm giác hơi sần sùi và xù xì bởi những dấu vết của thời gian để lại theo năm tháng. Thân cây lớn đến nỗi một vòng tay của em ôm không xuể. Cô giáo nói cây bàng này có từ rất lâu rồi, vậy nên nó mới to và cao đến thế.

Xung quanh gốc cây là một bồn cây nhỏ được xây lên để bảo vệ những chiếc rễ nhô lên mặt đất. Vì cây bàng nằm ở đối diện lớp em nên chúng em được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ cho cây. Cô giáo và chúng em đã cùng nhau trồng những cây hoa mười giờ đủ màu sắc khác nhau xung quanh đấy.

Những cành cây khẳng khiu vươn ra ngày càng rộng hơn, như những cánh tay không ngừng cố gắng vươn tới trời xanh. Em rất thích ngồi dưới tán cây râm mát mà ngắm nhìn các bạn học sinh chơi đùa mỗi giờ giải lao, lắng nghe thanh âm rộn rã – bản hòa ca giữa âm thanh náo nhiệt của học sinh và thanh âm líu lo của những chú chim trong vòm cây.

Em rất yêu quý cây bàng này bởi giữa em và nó đã có sự gắn bó sâu sắc bền chặt cả một năm học dài. Em hứa sẽ bảo vệ và giữ gìn cho cây luôn xanh tươi như thế này.

Xem Thêm 🌵 Tả Cảnh Mùa Xuân Trên Quê Hương Em Lớp 6 ❤️️ Ngoài Tả Thân Cây Bàng

Lá Bàng Mùa Hè Văn Miêu Tả – Bài 13

Lá Bàng Mùa Hè Văn Miêu Tả hay sau đây giúp các em học sinh học hỏi được cách diễn đạt câu văn mạch lạc.

Cây bàng có lẽ là loài cây đặc biệt nhất mà em biết bởi 4 mùa, cây bàng đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với em, cây bàng lúc nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất có lẽ là vào mùa hè.

Cây bàng vào mùa thu rất đẹp bởi lá cây trở nên nhiều màu sắc hơn. Nào là màu xanh, màu vàng, màu đỏ nhưng rồi những chiếc lá ấy sẽ rụng xuống. Đến mùa đông, cây bàng chỉ còn lại những cái cành cây trơ trụi và cô đơn trong giá lạnh. Mùa xuân đến là khi mà sự sống bắt đầu hồi sinh, những búp bàng non xanh nõn đua nhau mọc. Chúng hứng trọn những gì tinh túy nhất của đất trời để đến khi mùa hè đến chúng mới thực sự đẹp nhất.

Một điều khiến em thích yêu bàng mùa hè đó chính là những tán lá rất rậm rạp. Em với các bạn thường hay vui đùa bên dưới sân trường với biết bao nhiêu trò chơi. Thử hỏi nếu không có những tán lá bàng kia thì lấy gì mà che nắng cho chúng em chơi đùa đây? Cây bàng vào mùa hè vì vậy mà giống như cái ô khổng lồ. Cây bàng ngày ngày đón nắng nhưng chẳng bao giờ ốm đâu. Cách vài ngày, chúng em lại tưới nước cho gốc cây một lần như để nói lời cảm ơn vì cây bàng đã giúp chúng em che nắng.

Ngoài lá bàng xanh rì thì trên những cành bàng còn treo thêm những quả bàng nữa. Chúng mọc thành từng chùm 4, 5 quả bàng. Quả nào cũng xanh và đang chờ mùa thu đến để được thay màu áo.

Chao ôi! Em yêu những cây bàng khi mùa hè đến biết bao.

Gợi Ý 🌵 Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Quê Hương Em Lớp 5 ❤️️ Bên Cạnh Tả Thân Cây Bàng

Tả Về Cây Bàng Hay Chọn Lọc – Bài 14

Văn Tả Về Cây Bàng Chọn Lọc được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây.

Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường.

Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn.

Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khỏe mạnh. Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện.

Khi trời nắng, cây bàng lại phủ bóng mát xuống cho em ngồi. Cây bàng thật là một người bạn tốt..Càng ngày, cây bàng và em càng trở nên thân thiết hơn, mỗi lần nghỉ hè, ngoài niềm vui được nghỉ ngơi, trong lòng em lại có một nỗi nhớ da diết, mong cho thời gian nghỉ hè hết nhanh để được gặp cây bàng. Chắc cậy bàng ở trường cũng buồn lắm.

Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng.

Tìm Hiểu 🌵 Tả Cảnh Đẹp Đất Nước Lớp 3 ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Tả Cây Bàng Cổ Thụ Ấn Tượng – Bài 15

Tả Cây Bàng Cổ Thụ Ấn Tượng giúp các em có thể tham khảo học tốt môn văn.

Nếu như hoa phượng đỏ rực gợi nhớ những kỉ niệm mơn man của một thời cắp sách đến trường, hoa bằng lăng tím gợi về một thời chia xa, thì cây bàng giản dị lại khiến lũ học trò luôn biết ơn vì những bóng mát trên sân trường, vì những lần được ngồi dưới gốc cây, trò chuyện, đọc sách vui vẻ.

Từ xa nhìn lại, cây bàng giống hệt như bác bảo vệ già vẫn ngày đêm âm thầm canh gác cho sân trường. Không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi từng lớp học trò đến trường, cây đã đứng đó, như chiếc ô xanh khổng lồ, che bóng mát cho những cô cậu tinh nghịch vào mỗi giờ ra chơi. Thân cây to lắm, phải hai người ôm mới xuể còn ngọn cây cao đến lưng chừng tầng ba.

Thân cây màu nâu sẫm, có những lớp vỏ đã bị tróc ra, đôi chỗ nhô lên những ụ. Gốc bàng nổi hẳn những chiếc rễ to, trồi cả lên trên mặt đất như những con trăn, con rắn khổng lồ. Những dấu vết năm tháng ấy không làm cho cây xấu đi mà càng khẳng định sức sống mãnh liệt, gợi nhắc con người về những ý nghĩa sống trong cuộc đời. Tán bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau cả mét. Cành chĩa ngang, đan xen thành vòng tròn quanh thân.

Khi nàng xuân xinh đẹp giáng trần, những chồi non, lộc biếc nhú ra mơn mởn. Ban đầu chỉ là những chiếc lá nhỏ, màu xanh bóng sau chuyển to hơn, dày hơn và đậm màu hơn. Hạ về, từng tán lá chụm lại với nhau tỏa bóng mát, rợp cả một khoảng đất rộng trên sân. Trong tán lá xanh, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, hót ríu rít, tấu lên bản hòa ca ngày hè.

Ngày phượng bừng nở sắc đỏ, cây bàng buồn lắm vì nó không phải là loài “cây học trò” để tụi học sinh có thể nhớ, thể mỏng, để vấn vương những kỉ niệm dại khờ. Cây thương học trò một năm học vất vả, cây thương học trò sau này ra trường có nhiều bấp bênh. Nhưng cây không thể làm gì, chỉ có thể xuất hiện trên từng con phố, tỏa bóng mát như phần nào an ủi cõi lòng của những trái tim mới lớn.

Thế rồi, khi tiếng trống trường giục giã một năm học mới bắt đầu, cây bàng nhận ra mình cần phải làm tiếp công việc đối với thế hệ mới. Nó khởi sắc, hân hoan, đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn chiếc lá ươm vàng, vài chiếc đã ngả dần sang màu đỏ. Trong tán lá muôn sắc ấy, thấp thoáng những trái vàng mơ, ngòn ngọt, bùi bùi.

Đông sáng, cây bàng trở lại với dáng hình khẳng khiu của nó. Làn gió se lạnh thổi qua làm những chiếc lá cứ dần lìa cành, trở về với đất mẹ bao dung. Giữa tiết trời lạnh giá, được ngồi bên học trò thân thương, cây bàng như tiếp thêm sức mạnh để khi xuân đến có thể bung nở những chùm hoa li ti hình ngôi sao, màu trắng ngà, rụng trên vai, trên mái tóc ai.

Bàng lớn lên cùng lớp lớp thế hệ học trò. Bàng chia sẻ và lắng nghe bao tâm sự thầm kín của học sinh. Vì thế sau này dù có đi đâu xa, hãy nhớ về bóng dáng thân thương ấy vẫn hàng ngày tỏa bóng mát trên sân trường.

Chia Sẻ ❣️ Bài Văn Tả Cảnh Sau Cơn Mưa Lớp 5 ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Tả Cây Bàng Non Ngắn Gọn – Bài 16

Tả Cây Bàng Non Ngắn Gọn được SCR.VN chia sẻ sau đây, cùng tham khảo ngay nhé!

Sân trường em mới đổ lại xi măng nên phải trồng lại một số cây, hôm nay các bác mang đến một cây con để trồng. Hỏi ra thì mới biết đó là một cây bàng non.

Cây vô cùng đáng yêu, không sừng sững một góc sân trường, cũng không thể nhìn thấy rõ từ xa mà chỉ nhỏ bé đứng giữa hàng rào làm từ vài tháng nữa buộc sát nhau trong bồn cây lát gạch đỏ của trường. Đứng ngắm các bác trồng cây, em thấy rễ cây là rễ cọc được vun sâu xuống lòng đất, chiếc rễ hàng ngày đều chăm chỉ hút chất dinh dưỡng, chắc chẳng mấy chốc cây sẽ trở nên cao lớn như cây phượng vĩ gần đó.

Thân cây út của chỉ bé bằng ngón tay út của em, màu nâu sẫm và không hề sần sùi như khi lớn, trông cây không khác một cây cảnh để trang trí. Thân cây mọc ra ba nhánh nhỏ, lá bàng cũng bé hơn so với cây lớn, màu xanh biếc như lá chè tươi, phần đầu lá tròn, không có răng cưa như cái quạt tí hon.

Cây không có cành tán rộng lớn để tỏa bóng mát mà như một người bạn nhỏ dễ thương cần được bảo vệ kĩ càng, chỉ cần có cơn gió mạnh vụt qua là cây sẽ lung lay nghiêng ngả như sắp đổ, còn nếu gió nhẹ thì lá khẽ đu đưa tựa hồ đang muốn nhún nhảy trò chuyện với những chú chim. Tuy cây mới trồng nhưng vẫn có hoa, hoa bàng li ti trắng muốt mọc thành từng dây ngắn lúc nào cũng rủ xuống, gió đưa là có thể rụng ngay.

Em tự hỏi liệu cây mới lớn thì có quả hay không, em rất muốn được thấy và thưởng thức những quả bàng chín vàng ươm ngọt ngọt mà chan chát cùng bạn bè! Vì cây được giao cho lớp em chăm sóc nên ngày nào bọn em cũng cử nhau ra tưới nước đều đặn, bạn nào mỗi lần tưới cũng đều mân mê, vuốt nhẹ lên phiến lá láng bóng như muốn động viên cây hãy mau lớn.

Dù không có ghế đá đặt quanh, không cao lớn mạnh mẽ như những cây bóng mát khác ở trường nhưng không có nghĩa là bọn em không gần gũi với cây, từ ngày được giao việc cả lớp ai cũng hào hứng ngắm nghĩa từng bước phát triển của cây, hi vọng đến ngày ra trường cây sẽ cứng cáp hơn một chút…

Em rất thích cây bàng non mới trồng này, em và các bạn đều coi cây là một người bạn thú vị chứ không chỉ là một vật vô tri, rồi mai đây 5, 7 năm nữa cây sẽ trưởng thành cùng chúng em và lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi học trò.

Xem Thêm ❣️ Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Quê Hương Em Lớp 6❤️️15 Bài Điểm 10

Những Bài Văn Hay Tả Về Cây Bàng Hay Nhất – Bài 17

Những Bài Văn Hay Tả Về Cây Bàng Hay Nhất được nhiều bạn đọc yêu thích.

Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,… Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.

Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.

Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ.

Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.

Tham Khảo 🌵 Tả Dòng Sông Lớp 2 ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Từ khóa » Thân Cây Bàng To Như Thế Nào