Tắc Cậu Sản Xuất Sáng Tạo, Làm Chủ Tự Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Mô hình kinh tế ba tầng sinh thái
Tuyến đường dẫn nối cầu Cái Lớn với cầu Cái Bé xẻ ngang cù lao Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang). Mỗi lần đi ngang qua đây, người tham gia giao thông không chỉ được mãn nhãn với mô hình kinh tế sinh thái ba tầng khóm – cau – dừa độc đáo, mà còn được thưởng thức đặc sản trứ danh khóm Tắc Cậu được chính nhà vườn bày bán hai bên đường.
Mô hình trồng xen canh khóm – cau – dừa được những người Hoa di cư đến Kiên Giang thực hiện cách đây ngót nghét một thế kỷ. Cù lao Tắc Cậu nằm giữa hai cửa sông Cái Lớn, Cái Bé đổ ra biển Tây, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, phù hợp cho cây khóm phát triển. Tuy nhiên, để trồng được khóm thì buộc nhà nông phải đào mương, lên liếp cao để chống ngập. Chung quanh cù lao còn có hệ thống đê bao kết hợp với đường giao thông, từng khu vườn được thiết kế cống cửa van một chiều để nước thoát ra khi triều thấp.
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, là tỉnh nông nghiệp, Kiên Giang có nhiều mô hình đạt hiệu quả cao như khóm – cau – dừa, khóm – tôm, lúa – tôm… Riêng mô hình khóm – cau – dừa hiện đã được mở rộng diện tích khoảng 6.000ha, ở huyện Châu Thành và Gò Quao. Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, kết nối xây dựng các mô hình, tạo chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm cho nhà nông.
Khi cây khóm được trồng, tận dụng đất trống dọc hai bên mương liếp, nhà vườn trồng xen canh thêm cau và dừa. Cây cau vươn cao nhất, tiếp đến là dừa và dưới cùng là khóm, tạo thành mô hình kinh tế ba tầng sinh thái rất độc đáo. Ông Trác Tỷ, một nhà vườn ở ấp An Thành, xã Bình An cho biết: “Gia đình có diện tích đất canh tác 12 công vườn, chuyên trồng khóm – cau - dừa. Ba loại cây này không chỉ thích hợp với vùng đất này, mà còn cộng sinh, hỗ trợ nhau. Khi chăm sóc bón phân, tưới nước cho cây khóm thì cây cau và dừa cũng được hưởng lợi. Ngược lại, khi nắng hạn, cau và dừa sẽ tạo bóng mát, che cho khóm phát triển. Đặc biệt là khi thu hoạch, nếu một loại trái cây mất giá thì vẫn còn hai loại kia bù lại, nhà vườn vẫn có thu nhập”.
Theo ông Trác Tỷ, trước đây do ở cù lao cách biệt sông nước nên việc tiêu thụ nông sản phải chờ thương lái mang ghe đến thu mua, chở đi nơi khác tiêu thụ. Còn hiện nay đã có cầu, đường nên việc tiêu thụ khá thuận tiện, xe đến tận vườn thu mua. Hơn nữa, nhà vườn còn mang khóm tươi ra hai bên đường bán hoặc chế biến thành nước ép khó,, làm mứt, bánh kẹo, nước màu… để bán cho khách qua đường dừng chân tham quan vườn khóm. Dừa khô hiện có đơn vị tại chỗ thu mua, sơ chế để chuyển đi Bến Tre phục vụ các nhà máy chế biến. Cau thì thương lái vào tận vườn thu mua chở đi tiêu thụ. Nhờ đầu ra tốt nên mấy năm nay nhà vườn luôn có thu nhập khá.
Chủ cơ sở chuyên thu mua dừa ở ấp An Thành, anh Dương Thành Lợi cho biết, mặc dù Tắc Cậu là vùng đất chuyên trồng và nổi tiếng với trái khóm, nhưng do trồng xen canh thêm cau, dừa nên lượng dừa khô thu hoạch hàng năm cũng rất lớn. Trái dừa khô sẽ được cơ sở thu mua, sơ chế lột vỏ để chở đi Bến Tre tiêu thụ. Còn lại vỏ thì cho vào máy chế biến thành sơ dừa để bán diệt thảm, bụi sơ dừa thì bán cho nhà vườn làm phân hữu cơ trồng rau màu, hoa kiểng. Với cách làm này, không chỉ giúp nhà vườn tiêu thụ được nông sản, mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thêm thu nhập.
Kỳ vọng cây khóm sẽ trở lại thời vàng son
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành khẳng định: “Sản xuất xen canh tạo thành ba tầng sinh thái khóm - cau - dừa, là mô hình độc đáo không chỉ riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, mà còn là độc nhất ở cả vùng ĐBSCL”.
Nói về lịch sử hình thành mô hình độc đáo này, ông Việt cho biết, từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước, người dân bắt đầu tập trung về sinh sống và khai phá vùng đất cồn nằm giữa hai con sông Cái Lớn và Cái Bé. Theo đó, cây khóm cũng được trồng nhiều từ những năm 1940 và phát triển mạnh những năm sau đó. Đỉnh điểm là thời kỳ 1980 diện tích khóm ở vùng này đã tăng lên tới 2.200ha. Trong quá trình trồng khóm, nhà vườn cũng đã thử nghiệm trồng xen canh nhiều loại cây khác nhau để tăng thu nhập trên cùng diện tích nhưng trong đó hai loại cây trồng là cau và dừa là thích hợp nhất.
Theo ông Việt, sự kết hợp trồng xen canh khóm – cau – dừa không chỉ độc đáo mà còn mang lại nhiều cái lợi cho nhà vườn. Thứ nhất, với kiểu hình lá xẻ của cau và dừa nên không che hết ánh sáng mà cả ba loại cây cùng nhau chia sẻ năng lượng tự nhiên từ ánh sáng mặt trời. Nhất là khi vào mùa nắng hạn thì tán của cây cau và cây dừa sẽ giúp bảo vệ cho vườn khóm không bị thiệt hại. Còn về mặt kinh tế, thì khi nông dân chăm sóc, bón phân cho cây khóm thì cả cây cau và cây dừa được hưởng, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư so với trồng riêng lẻ. Đặc biệt là khi thu hoạch thì ba loại cây khóm - cau - dừa có sự hỗ trợ nhau, khi một loại nào đó bị mất giá thì người nông dân vẫn có thu nhập ổn định.
Trước đây, Kiên Giang có nhà máy thu mua, chế biến khóm xuất khẩu, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Liên bang Xô Viết. Khi khối này tan rã, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhà máy lâm vào bế tắc và phá sản, diện tích khóm của tỉnh cũng sụt giảm theo. Tại huyện Châu Thành, đến đầu những năm 2000 chỉ còn khoảng 1.500ha khóm.
Theo ông Việt, cây khóm Tắc Cậu có cơ hội phục hồi trở lại khi vào năm 2013, chính quyền tiến hành xây dựng hai cây cầu Cái Lớn, Các Bé và con đường đi xuyên qua vùng trồng chuyên trồng khóm của huyện. Những hình ảnh độc đáo của mô hình khóm – cau – dừa đã đập vào mắt những người đi đường và du khách mỗi khi qua đây, như một cách tiếp thị trực quan. Hơn nữa, người dân đã mang khóm ra hai bên ven đường để bán, giúp đầu ra thuận lợi hơn. Cùng với đó là ngành nông nghiệp đã chú trọng xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cây khóm Tắc Cậu. Từ đó, diện tích trồng khóm dần tăng trở lại, hiện đạt 1.950ha và đang phục hồi tốt. Huyện Châu Thành tiếp tục chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình khóm - cau - dừa nên khả năng diện tích khóm tăng bằng thời kỳ vàng son là không xa.
Đặc biệt, là khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được xây dựng, tạo ra vùng hưởng lợi liên tỉnh lên đến hơn 384.000ha. Trong đó, riêng địa bàn tỉnh Kiên Giang là 236.000ha, chiếm tới 56% vùng hưởng lợi của công trình này, trải dài trên địa bàn 7 huyện thuộc vùng U Minh Thượng và một phần vùng Tây sông Hậu. Công trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả, từ đó đã ổn định các mô hình sản xuất và phát huy được các giá trị, tạo điều kiện để nhân rộng các mô hình, như: khóm – cau – dừa, khóm - tôm, lúa – tôm, lúa – thủy sản… Ngoài ra, tỉnh còn triển cây ăn trái tập trung ở vùng ngọt hóa, gắn với du lịch sinh thái ở nông thôn, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Khóm Tắc Cậu chủ yếu dùng để ăn tươi là chính, do có vị ngon ngọt rất đặc trưng, nên giá bán thường cao hơn so với khóm trồng nơi khác từ 1.000 – 2.000 đồng/trái. Hiện khóm Tắc Cậu ngoài bán tại tại chỗ, còn có địa bàn tiêu thụ khá rộng như khu du lịch ở thành phố đảo Phú Quốc (Kiên Giang), khu vực Châu Đốc (An Giang) và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn được chế biến thành nước ép, sấy khô, làm mứt… Còn dừa khô thì chủ yếu được các nhà xe thu gom mang đi Bến Tre tiêu thụ. Trái cau tươi thì được thương lái thu gom để xuất khẩu đi Campuchia hoặc là đưa về phía Bắc để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ đó, mà nhà vườn trồng khóm – cau – dừa có thu nhập tốt và khá ổn định.
Từ khóa » Cây Cầu Dừa Có Khó Qua
-
Cây Cầu Dừa Có Khó Qua Thì Để Em Nắm Tay Anh Cùng Qua
-
Cô Gái Miền Tây - Jokes Bii - Fay - Sinike - Zing MP3
-
Cô Gái Miền Tây - Nhiều Ca Sĩ
-
1 2 0 8 - . Cây Cầu Dừa Có Khó Qua Thì để Em Nắm Tay Anh... | Facebook
-
2 0 0 5 - Cây Cầu Dừa Có Khó Qua Thì để Em Nắm Tay Anh... - Facebook
-
Cây Cầu Dừa Tuổi Thơ - Báo Cà Mau
-
Cây Cầu Dừa Có Khó Qua Thì để Em Nắm Tay Anh Cùng Qua - TikTok
-
Cây Cầu Dừa - Quốc Đại
-
Cây Cầu Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Lại Là "món đặc Sản" ở Miền Tây, Ai ...
-
CÂY DỪA - CÂY CỦA SỰ SỐNG - Lương Quới
-
Cây Cầu Dừa - Tổng Hội Y Học Việt Nam