Tác động Của Tia Cực Tím Nói Chung Và UVC Nói Riêng đến Sức Khỏe

Skip to content
Hotline: 0907.685.406
Toggle Navigation Tác động của tia cực tím nói chung và UVC nói riêng đến sức khỏe

Khái quát về tia cực tím Ultraviolet (UV)

Dãy quang phổ ánh sáng Mặt Trời

Tia cực tím (Ultraviolet – UV) trong tự nhiên được tạo ra từ bức xạ điện từ của Mặt trời. Tia UV có bước sóng từ 100 – 400nm (nanômét), và nằm ngoài vùng nhìn thấy được của mắt thường. Người ta chia tia UV thành ba loại chính: UV-A, UV-B và UVC. Mỗi loại tia cực tím có khoảng bước sóng và ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau.

Dạng phổ biến nhất là tia UVA, có bước sóng từ 315-400nm, dài nhất trong dải tia cực tím, không bị hấp thụ bởi tầng ozone. Tia UVA cũng còn được gọi một cách dân dã là “Ánh sáng đen”.

UVB là tia cực tím có bước sóng tầm trung, từ 280-315nm. Tia UVB bị hấp thụ phần lớn tại tầng ozone. Tia UVB giúp da tổng hợp tạo ra vitamin D. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với UVB không chỉ gây ra cháy nắng mà còn có thể dẫn đến một số loại ung thư da.

Tia UVC có bước sóng ngắn nhất trong dải UV, từ 100 – 280nm. Tia UVC bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng Ozone. Do đó, cách để người ta thu được tia UVC là sử dụng khoa học và công nghệ để tạo ra các loại đèn UVC. Các đèn UVC có thể tạo ra cường độ bức xạ UVC cao và tập trung hơn nhiều so với trong tự nhiên.

Toàn bộ dãy quang phổ của tia cực tím đều có thể tiêu diệt hoặc làm bất hoạt vi sinh vật. Tuy nhiên, tia UVC đưa lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, đèn UVC được sử dụng trong các ứng dụng khử khuẩn phổ biến hơn nhiều so với đèn UVB và UVA.

Tác động đến sức khỏe của tia cực tím

Các loại tia UVC đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là cho da và mắt. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ gây ra những tác động và mức độ khác nhau.

Tia UVA và UVB có độ xuyên thấu cao, có thể đi sâu vào bên trong lớp biểu bì và giác mạc. Do đó, tác động của 2 loại tia cực tím này nghiêm trọng hơn so với tia UVC. Tiếp xúc lâu dài với UVA và UVB có thể dẫn đến bỏng da, ung thư da, suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

Đối với tia UVC, khi tiếp xúc trong thời gian dài hoặc với nguồn phát có cường độ bức xạ cao có thể gây bỏng da và viêm giác mạc nghiêm trọng. Theo FDA, các tổn thương gây ra cho da và mắt dưới ảnh hưởng của tia UVC thường khỏi trong vòng 1 tuần mà không để lại di chứng. Vì độ xuyên thấu của tia UVC rất thấp, nên nguy cơ ung thư da, đục thủy tinh thể hoặc mất thị lực vĩnh viễn cũng được cho là rất nhỏ.

Vì nhạy cảm với UVC, mắt có thể gặp tổn thương sau thời gian tiếp xúc ngắn với UVC (vài giây cho đến vài phút, phụ thuộc vào cường độ bức xạ tia UVC). Triệu chứng thường gặp là mắt bị sưng, chảy nước mắt, có cảm giác như có cát trong mắt…

An toàn với bức xạ UVC

Bởi tia UVC trong tự nhiên đã bị hấp thụ hoàn toàn tại tần Ozone. Do đó, thông thường các tác động đến sức khỏe chủ yếu được gây ra bởi các loại đèn nhân tạo phát ra tia UVC. Tuy nhiên, giữ an toàn với tia UVC không khó, một số chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn tránh gặp phải tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng các thiết bị UVC khử khuẩn:

  • Tia UVC không xuyên được qua kính, nhựa trong suốt và hầu hết các vật liệu khác. Do đó, nếu bạn nhìn thấy một bóng đèn UVC đang phát sáng thông qua một cửa sổ bằng kính, đừng lo lắng, vì ánh sáng bạn nhìn thấy nằm trong dải phổ kiến, và không gây ra nguy hiểm. Hãy nhớ lại rằng, tia cực tím vô hình đối với mắt người.
  • Không bao giờ để da và mắt tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ nguồn phát UVC nào. Mặc đồ bảo hộ che kín cơ thể và đeo kính bảo vệ mắt trong trường hợp bạn cần tiếp cận khu vực ảnh hưởng của một thiết bị UVC đang hoạt động.
  • Tránh sử dụng các thiết bị UVC khử khuẩn có sản sinh khí ozone. Loại khí này có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Đèn UVC có thể sản sinh khí ozone khi nó sinh ra tia UVC ở bước sóng 185nm, nhiều tổ chức uy tính như ASHRAE khuyến cáo không nên sử dụng cho các ứng dụng khử khuẩn.
  • Hỏi ý kiến của nhà sản xuất và đơn vị cung cấp để biết chi tiết về phạm vi hiệu quả và an toàn đối với thiết bị UVC bạn đang quan tâm.

Làm việc trực tiếp với thiết bị UVC

Đôi khi, nhiều thông tin từ các nguồn thiếu chuyên môn có thể gây ra những sự hiểu lầm tai hại và tâm lý e sợ phổ biến. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chính xác, giúp bạn sử dụng thiết bị UVC của bạn hiệu quả và an toàn hơn.

By Văn Trần|2021-01-06T14:57:58+07:00Tháng Một 6th, 2021|Categories: Kiến thức UVC|Tags: An toàn với UVC|
  • Popular
  • Recent
  • Comments
  • Bộ lọc Hepa Tháng Mười 28th, 2019
  • Gần 1 triệu phụ nữ và trẻ em tử vong vì hít phải khói thuốc thụ động mỗi năm Tháng Tư 13th, 2021
  • Không phải tất cả các sản phẩm đèn tia cực tím UVC đều giống nhau Tháng Bảy 6th, 2020
  • Việc quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại môi trường Y TẾ Tháng Sáu 20th, 2024
  • Phân loại đèn UVC tạo và không tạo ra khí ozone Tháng Một 15th, 2021
  • Steril-Aire đạt chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 (Năm 2024). Tháng Bảy 5th, 2024
  • Vì sao Steril-Aire vượt trội hơn các đối thủ ? Tháng Sáu 27th, 2024
  • Việc quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại môi trường Y TẾ Tháng Sáu 20th, 2024
  • Không làm điều này, máy lạnh có thể hại chết gia đình bạn ! Tháng Tư 21st, 2022
  • Phòng cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19 có gì đặc biệt? Tháng Hai 16th, 2022
  • Tác hại của khí ozone mà không phải ai cũng biết ! * Đèn UV khử khuẩn Hoa Kỳ says:

    […] Tham khảo bài viết : Phân loại đèn UVC tạo và…
  • Tác hại của khí ozone mà không phải ai cũng biết ! ⋆ Công ty TNHH Rồng Nam Hải says:

    […] Tham khảo bài viết : Phân loại đèn UVC tạo và…
  • Tác hại của khí ozone mà không phải ai cũng biết ! * Đèn cực tím UVC Steril-Aiire says:

    […] Tham khảo bài viết : Phân loại đèn UVC tạo và…
  • Liều lượng UVC là gì, xác định thời gian chiếu xạ UVC hiệu quả says:

    […] Cường độ bức xạ là tiêu chí để đánh giá sức…
Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930
« Th7 Go to Top

Từ khóa » Tia Uv Khác Tia Cực Tím