Tác Dụng & Cách Làm Dầu óc Chó Cho Bé ăn Dặm

Dầu óc chó là một trong nhiều cách chế biến quả óc chó mà mình từng viết về.

Dầu óc chó đầy đủ tất cả tác dụng mà loại vua hạt dinh dưỡng này mang lại.

Lợi ích lớn hơn là làm dầu óc chó cho bé ăn dặm.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu tường tận hơn về cách làm dầu óc chó, mình phát hiện ra nhiều vấn đề không đơn giản như hầu hết chúng ta nghĩ.

Bài viết này, Mẹ Bé Đan chia sẻ tất tần tật để giúp bạn biết cách sử dụng dầu óc chó cho bé ăn dặm tốt hơn.

Dầu óc chó

Phần 1: Tác dụng của dầu óc chó

Có bao giờ bạn tự hỏi:

Dầu óc chó có tác dụng gì?

Tại sao người ta khuyên nên cho trẻ em ăn dặm với dầu óc chó, dầu oliu?

Tác dụng của dầu óc chó gắn liền với một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng bắt buộc phải có đối với cơ thể mỗi con người.

Đó chính là chất béo.

Để dễ hiểu, chỉ cần chia chất béo 2 thành nhóm là:

Chất béo “tốt” hay chất béo lành mạnh và chất béo “xấu” thường là chất béo chuyển hóa

Nói về chất béo lành mạnh hay chất béo “tốt”,

Tháng 2 năm 2012, báo The Washington Post đăng một bài viết về chất béo lành mạnh để nuôi con trẻ. Nêu cụ thể tác dụng của chất béo lành mạnh đối với trẻ em như sau:

  • Chất béo lành mạnh là nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
  • Nó là một khối cấu tạo của màng tế bào và hormone.
  • Chất béo làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và các phần khác trong bữa ăn vào máu. Điều này giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.
  • Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa và hấp thụ vitamin A, D, E và K nếu không có chất béo lành mạnh.
  • Bộ não của chúng ta được cấu tạo một phần từ chất béo lành mạnh.

Bài viết cũng đề cập nguồn chất béo lành mạnh cho trẻ em gồm: Dầu ô liu, dầu óc chó, dầu hạt lanh, dầu dừa, quả bơ và các loại hạt dinh dưỡng.

Do đó, những tác dụng trên cũng chính là tác dụng của dầu óc chó với trẻ em.

Sẽ cần khá nhiều dòng để nói cặn kẽ về phần này, nhưng mình thấy có nhiều nguồn viết.

Nên mình tập trung vào phần quan trọng hơn luôn.

Có thể bạn quan tâm: 14 Tác dụng của quả óc chó

Phần 2: Cách làm dầu óc chó cho trẻ em ăn dặm

Không có nhiều hướng dẫn làm dầu óc chó.

Mình lục tung internet lên đa số là các hướng dẫn làm cũ, không thu được nhiều dầu, không đạt được hiệu suất dinh dưỡng tối đa.

Cũng nhờ vậy mà mình tốn 11 triệu đặt mua cái máy ép dầu, hy vọng làm được loại dầu óc chó ép lạnh.

Lỗi của mình là lỡ đọc phải mấy cái nghiên cứu về dầu óc chó. Đâm ra, biết mà không làm theo đúng tiêu chuẩn thì cảm thấy khó chịu. Làm mẹ mà, cứ cho con là lúc nào cũng cố gắng chọn cái tốt nhất.

Bạn cứ đọc 2 cách làm dầu óc chó dưới đây, chắc chắn bạn cũng sẽ lựa chọn tốn 11 triệu để mua cái máy như mình thôi.

Cách 1: Làm dầu óc chó thủ công

(Cách này bạn đọc tham khảo thôi, chứ thật mình không ủng hộ làm theo)

Bước đầu tiên,

Chắn chắn là phải mua quả óc chó. Có hai lựa chọn là mua loại quả óc chó còn nguyên vỏ hoặc loại hạt óc chó đã tách vỏ.

Theo mình nha, mà mình nghĩ bạn cũng nên mua quả óc chó chưa tách vỏ. Loại này đảm bảo hơn vì hạt óc chó tách vỏ sẵn nhanh chóng bị ướm dầu, có mùi hôi. Ép dầu ra thì hạn sử dụng của dầu cũng ít hơn.

Mua loại quả thì tách vỏ cực hơn tý nhưng được cái bạn sẽ biết được mình cần làm bao nhiêu, tách bấy nhiêu. Đừng nghĩ quả óc chó khó tách, dễ lắm. Bạn xem hình nhé!

Chènh hình tách quả óc chó.

Bước tiếp theo,

  • Lọc sạch hết vỏ, chỉ để lại nhân.
  • Cho nhân óc chó vào cối xay sinh tố (loại nhỏ xay tiêu ak), máy xay thịt hay bất kỳ loại máy xay nào bạn có.Lưu ý: Hãy cho một lần một ít nhân thôi, để đảm bảo toàn bộ nhân óc chó được xay đều.
  • Xay hạt óc chó bằng cách bật máy trong vài giây rồi tắc. Cứ lặp lại đến khi hạt được xay thành hạt mịn.Quan trọng: Không xay liên tục, nếu không dầu nó bị ra sớm mất.

Bước cuối cùng,

Đây là công đoạn ép lấy dầu óc chó mà mình không hài lòng, nên mới tốn 11 triệu mua cái máy.

Người ta thường làm như sau:

  • Lấy bột xay được ở bước trên, bắt lên chảo (nồi) hoặc miếng đá.
  • Đun lửa nhỏ, đảo đều và cho thêm dầu ăn. Sau đó dùng tay hoặc lọc qua lưới như lúc làm sữa hạt để vắt dầu ra.

Nếu bạn từng làm dầu gấc thì sẽ biết cách làm ở bước này. Vì phải cho thêm một loại dầu khác nên dầu óc chó không còn nguyên chất nữa.

Chưa hết, việc đun lửa hay tăng nhiệt quá cao, làm dầu ép ra không còn giữ được 100% chất dinh dưỡng.

Theo các nghiên cứu, thì tiêu chuẩn ép lạnh khi ép óc chó là: Nhiệt độ khi ép phải từ 40 0C – 60 oC trở xuống. (Đây là ngưỡng tối đa cho phép trong các nghiên cứu họ thu được)

Toàn tài liệu tiếng Anh vs tiếng Pháp. Tiếng Việt nói về nhiệt độ ép lạnh thì mình mới chỉ thấy được nhắc đến trong “Một cuốn sách kỳ diệu về DỪA”

Nhiệt độ ép dầu óc chó

Do đó, cách làm dầu óc chó thứ hai này mới thật sự cho ra loại dầu óc chó nguyên chất ép lạnh. Loại đảm bảo giữ lại dinh dưỡng nhiều nhất.

Cách 2: Làm dầu óc chó theo tiêu chuẩn ép lạnh

Ngỡ mua cái máy ép là làm được dầu óc chó ngon lành cành đào. Ai dè cũng trầy trật lắm mới ép được.

Trước khi mua máy, mình thấy video trên youtube ép sướng lắm, dầu chảy ra ầm ầm.

Về cũng hí hửng thả óc chó vô ép. Chắc cũng phải hơn 30 lần thử khác nhau mình mới chọn được một giải pháp tạm ổn. Là tạm ổn thôi, chứ nó không ra được 90% dầu như người ta nói.

Lỡ rồi, cho mình kể than vụ này ít luôn nha.

Lần đầu,

Mình thả nguyên hạt óc chó vào, đâu có biết cái trục xoắn nó nhỏ, không kéo theo được hạt mà ép. Thế là phải bẻ ra ¼ hạt.

Cuốn được hạt vào rồi, thấy bã óc chó chạy ra mà không thấy dầu đâu hết, tưởng máy hư hay có vấn đề. Gọi điện cho bên bán họ bảo tăng nhiệt độ lên 150 oC thì mới ép được, rồi hướng dẫn bla bla bal

Tăng nhiệt lên 150oC ư?

Không hài lòng với giải pháp mà bên bán máy tư vấn.

Mình quyết định tự tìm cách ép dầu óc chó theo đúng với những tiêu chuẩn ép lạnh mà mình đã tìm hiểu được.

Tốn hết 10kg óc chó nhân mọi người ơi! Mất hơn 2 triệu tiền óc chó.

Thôi không than nữa,

Mình chia sẻ giải pháp mình chọn như sau:

4 Bước làm dầu óc chó cho bé ăn dặm

Sau đây là các bước làm dầu óc chó ép lạnh, cho ra dầu không được nhiều như những video người ta làm.

Ra thành phẩm: 7-10 ngày

Bước 1: Xử lý quả óc chó

Bạn nhớ chọn quả óc chó tốt tốt nhé.Tách vỏ lấy nhân óc chó, rồi bẻ hạt óc chó thành 4 phần.Mình sấy sơ qua óc chó trong lò để khử bớt độ ẩm.

Bước 2: Chỉnh nhiệt độ máy ép.

Tiêu chuẩn thì nhiệt độ phải nhỏ hơn 40 0C – 60 oC, nhưng vẫn cho máy lên 120oC.Mục đích là để ép trước, cho máy chạy trơn tru. Kiểu như là bôi mỡ trước vậy ak. Nếu không làm công đoạn này, thì 10 lần ép hết 9 lần bị kẹt máy.Sau đó chỉnh máy ép về nhiệt độ 40oC ( chờ hơn 1 tiếng máy mới nguội lận).

Bước 3: Bắt đầu ép dầu óc chó

Haha, thấy video trên youtube người ta cho vào 1 đống đầy ư luôn.Mình cũng làm theo. Thế là kẹt máy.(Riêng óc chó bị thôi, còn mình ép dầu phộng, dầu mè vô tư không bị gì cả)Nên, cứ thong thả cho hạt vào từng ít từng ít.

Bước 4: Lọc dầu óc chó

Vì ép ở nhiệt độ thấp nên dầu ra khá ít.Mình để lắng tự nhiên bằng trọng lực từ 5-7 ngày để dầu nổi lên trên và phần bột óc chó đọng lại ở dưới.Sau đó mới chiếc dầu vào lọ tối màu để bảo quản và sử dụng.

Mình muốn kể thêm cho bạn mộng ảo mộng khác về dầu óc chó

Hồi mới mua máy ép dầu về, mình nghĩ bụng rằng:

Đợt này làm được dầu óc chó ép lạnh đem bán sẽ chạy lắm đây. Đời không như là mơ.

1kg óc chó nhân ép ra chỉ được 150ml dầu óc chó thôi. Mà 1kg nhân giá tới 400k-500k thì biết bán dầu làm sao? Giá cao vậy ai mua nổi.

Dù sao mình cũng mua máy ép rồi, và nhà luôn có óc chó Mỹ số lượng lớn, nên giá đầu vào óc chó của mình rẻ hơn mua lẻ ở ngoài.

Nếu bạn muốn loại dầu óc chó mình ép cho con ăn dặm, thì inbox cho mình.

Món này đúng là ép dùm luôn chứ thêm bao bì, công ép này kia nữa thì chẳng thể đem kinh doanh được. Buồn.

Phần 3: Cách sử dụng dầu óc chó cho bé ăn dặm

Đầu tiên,

Lời khuyên quan trọng nhất ở bài viết này,

Mẹ Bé Đan muốn hỏi bạn một câu: Bạn đã đọc, đã nghe, đã tìm hiểu về “chất béo” chưa?

Nếu chưa,

Bạn hãy tắt bài viết này đi, và lên google seach “Chất béo lành mạnh”.

Hãy bắt đầu bằng từ khóa mình gợi ý đó, để hiểu căn bản về chất béo. Hãy thực hiện điều đó trước, rồi hãy quay lại và đọc tiếp bài viết này.

Vì chất béo là thứ quan trọng nhất không chỉ với con trẻ mà còn quan trọng với cả loài người. Thứ quan trọng đó một thời gian dài đã bị truyền thông làm méo mó, sai lệch suy nghĩ của người tiêu dùng.

Hãy hiểu về chất béo trước khi tìm đến các loại dầu ăn cho bé ăn dặm.

Quay lại với cách dùng dầu óc chó cho bé ăn dặm.

4 điều bạn cần biết về dầu óc chó

#1. Điểm bốc khói

Dầu óc chó có điểm bốc khói ở 160 độ C (320 độ F). Đây là mức nhiệt thấp so với các loại dầu khác.

Do đó,

Dầu óc chó không dùng để nấu ăn (chiên, xào) vì ở nhiệt độ bằng hay cao hơn điểm bốc khói. Các chất béo sẽ bắt dầu phân hủy và chúng có chứa một lượng lớn các gốc tự do có nguy cơ gây ung thư.

#2 Dầu óc chó & Dầu oliu

Mọi người biết đến dầu oliu là loại dầu tốt nhất cho sức khỏe, vừa dùng để chiên xào, nấu nướng. Ngược lại dầu óc chó thì không.

Thế mà, dầu óc chó đắt hơn dầu oliu, đó là một lý do khiến dầu óc chó ít được xuất hiện trong các công thức nấu ăn.

Mặc dù vậy, dầu óc chó lại mang đến một hương vị độc đáo và hấp hơn hơn cho món ăn.

Mình có nhớ đọc đâu đó trên blog của một đầu bếp mô tả dầu óc chó “Hương vị tinh tế của nó làm cho dầu óc chó trở thành một loại gia vị hoàn thiện tuyệt vời

#3. Hạn sử dụng dầu óc chó

Dầu óc chó có hạn sử dụng ngắn. Chỉ 1 năm thôi. Đó là khi bạn chưa mở nắp.

Nếu mở nắp ra thì hạn sử dụng ngắn hơn:

  • Từ 6-8 tháng nếu bảo quản trong tủ lạnh
  • Từ 3-4 tháng nếu để ở ngoài.

Nguồn ở bài viết này: How Long Does Oil Last?

#4 Bảo quản dầu óc chó

Tốt hơn hết là bảo quản trong tủ lạnh và không để ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Vì ở nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời sẽ làm thay đổi thành phần và làm giảm hương vị của dầu óc chó.

Tốt nhất bạn nên dùng hết dầu óc chó trong khoảng từ 4-6 tháng sau khi mua về.

Cách dùng dầu óc chó cho bé ăn dặm

Ở trên Mẹ Bé Đan muốn bạn đọc thêm về “chất béo lành mạnh”, chắn chắn giờ bạn đã biết phần nào cách sử dụng dầu ăn cho bé rồi đúng không.

Mình tóm tắc ngắn gọn lại như sau:

  • Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm chỉ nên dùng dầu óc chó với một lượng ít, cụ thể từ 1-2 giọt mỗi ngày.
  • Với trẻ 1 đến 2 tuổi, có thể dung nhiều hơn từ 3-4 giọt mỗi ngày.
  • Với trẻ từ 2-3 tuổi. Dùng ít hơn 3 thìa cafe/ ngày
  • Với trẻ từ 4-8 tuổi. Dùng ít hơn 4 thìa cafe/ ngày

Nếu bạn đã cho bé ăn dặm với dầu oliu, dầu mè, dầu gấc hay bất cứ loại dầu nào khác rồi thì hãy để dành dầu óc chó vào ngày hôm sau nhé!

Một số câu hỏi thường gặp với dầu óc chó

Cho bé ăn dầu óc chó như thế nào?

Rất đơn giản, bạn cho bé ăn món gì thì nhỏ vài giọt dầu óc chó vào đó là được. Món ăn không chỉ dinh dưỡng hơn mà con ngon hơn nữa. Bé nhà mình sẽ rất thích đó.

Dầu óc chó mấy tháng ăn được?

Từ 6 tháng tuổi là bạn cho bé bắt đầu ăn dặm thêm dầu óc chó được rồi. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ ăn 1-2 giọt thôi nhé. Đừng thấy tốt mà cho ăn tẹt ga, cái gì nhiều quá cũng không tốt, đôi khi phản tác dụng.

Dầu óc chó có xào được không?

Tất nhiên là không. Ở trên mình đã giải thích rõ, vì điểm bốc khói của dầu thấp, đẹm đi xào đồ ăn sẽ làm dầu không chỉ mất dinh dưỡng mà còn có hại nữa. Kiểu như dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.

Từ khóa » Cách Sử Dụng Dầu Quả óc Chó