Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Gai - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm thuốc chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,…
Cây gai còn có tên khác là trữ ma, là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 1- 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, mép có răng cưa, gốc lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lã, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế mang đài tồn tại.
Cây gai.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Theo y học cổ truyền, rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,… Thu hái đào rễ về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô dùng dần.
Một số đơn thuốc thường sử dụng trong nhân dân:
Lợi tiểu: Rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 lần. Dùng 3-5 ngày.
Chữa đái dắt do nhiệt: Rễ gai 30g, mã đề 30g, hành tươi 3 nhánh, sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 - 5 ngày.
Cầm máu vết thương nhẹ: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại có tác dụng cầm máu tốt.
Trị người nóng, tiểu tiện đỏ do nhiệt: Rễ gai 20g, lá cây cối xay 20g, nhân trần 15g, cát căn 10g, nước 400ml. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đun sôi kỹ, dùng uống thay trà trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.Rễ củ gai.
Trị nước tiểu nước trắng đục như nước vo gạo do nhiệt: Rễ gai 30g, rau dừa nước 20g, thổ phục linh 20g, đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, thương nhĩ 16g. Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.
Làm mụn nhọt giảm sưng đau và chóng mưng mủ: Lấy rễ gai và rễ cây vông vang, 2 thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt ngày 1 lần. Làm 3 lần.
Dưỡng huyết, an thai: Rễ cây gai tươi 30g sắc với 600ml nước, cô làm 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc: Rễ gai tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g; sắc rễ gai lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ra ăn vài lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày, không nên dùng kéo dài.
Lưu ý: Không phải bệnh thực nhiệt không dùng.
Bác sĩ Phạm Thu
Từ khóa » Công Dụng Lá Gai Dầu
-
Gai Dầu - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Cây Thuốc
-
Cây Gai Dầu: Liệu Có Hoàn Toàn Là Chất Gây Nghiện? - YouMed
-
Công Dụng, Cách Dùng Gai Dầu - Tra Cứu Dược Liệu
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Cây Lá Gai
-
Gai Dầu, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Gai Dầu
-
6 Lợi ích Sức Khỏe Dựa Trên Bằng Chứng Của Hạt Gai Dầu | Vinmec
-
Cây Gai Dầu Là Gì? đặc điểm Nhận Biết, Tác Dụng Và Lưu ý - WikiOhana
-
Cây Gai Dầu - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Lá Gai - Tin Tức Sự Kiện
-
Cây Gai Dầu Là Gì? Nhiều Công Dụng Và Lịch Sử Phức Tạp Của Nó
-
Dầu Hạt Gai Dầu: Nhiều Tác Dụng Hay để Khám Phá - Hello Bacsi
-
Hemp (hạt Gai Dầu) Là Gì? Lợi ích, Phân Biệt Cây Gai Dầu Và Cây Cần Sa
-
HẠT GAI DẦU – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ CÔNG DỤNG ĐỐI VỚI ...
-
Dầu Cây Gai Dầu Là Gì? Tác Dụng Của Nó Với Da Thế Nào?