Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Lá Khỉ - Wiki Phununet
Cây lá khỉ (con khỉ) (xem ảnh) còn có tên là cây hoàn ngọc, họ Ô rô (Acantaceae). Trong tự nhiên, có hai loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).
Thứ nhất, cây hoàn ngọc đỏ (cây xuân hoa lá hoa), là cây bụi, cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lúc còn non, thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Lá non có vị chát, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Cây ra hoa vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi đó người dân cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 đến 7cm, liều 20 đến 40g/ngày sao vàng, sắc lấy nước uống để chữa bệnh: Đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu có tác dụng cầm máu.
Thứ hai, cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa), cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có màu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa... Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8 đến 10g.
Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8 đến 10g. Dùng liền 2 tuần lễ. Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét... Ngoài ra có thể lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau.
Có nhiều đánh giá khác nhau về tác dụng chữa bệnh của cây Hoàn ngọc âm và Hoàn ngọc dương. Nghiên cứu của TSKH. Trần Công Khánh cho thấy có nhiều tác dụng chữa bệnh của hai cây thuốc quý này.
Cây Xuân hoa chữa được nhiều bệnh mà TSKH. Trần Công Khánh đã dày công nghiên cứu
Cây Xuân hoa (tên dân gian gọi là Hoàn ngọc, Hoàn ngọc âm, +Nhật nguyệt, Nội đồng, Lay gàm, Dièng tòn pièng (Dao), Nhần nhéng (Mường), Tu lình… là câu chuyện thú vị về một công trình khoa học của TSKH. Trần Công Khánh. Là cây thuốc dân gian, trước đây Xuân hoa chưa có tên trong các sách về cây thuốc ở Việt Nam. Năm 1987, một người bạn cho ông biết thông tin về một loại cây dân gian gọi là: "Nội đồng, Hoàn ngọc…”. Ăn lá cây này có thể chữa được các bệnh đường ruột. Ông đã xin mấy cành mang về ươm trồng trong vườn thực vật của trường Đại học Dược Hà Nội. Sau mấy năm, cây ra hoa, Ông đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), và đặt tên chính thức cho nó là Xuân hoa. Khi đã biết tên La tinh, TSKH. Trần Công Khánh tiếp tục tìm các thông tin khoa học trên thế giới về cây này. Một Trung tâm dữ liệu về thực vật của Mỹ (ở Chicago) đã xác nhận cây Xuân hoa chưa có ai nghiên cứu. Đối với nhà khoa học thì đây là một tin đáng mừng. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu do ông chủ trì đã bắt đầu nghiên cứu cây Xuân hoa từ thực vật, hóa học, đến các tác dụng sinh học của nó. Xuân hoa là một cây bụi, cao 1-3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, thân già hoá gỗ màu nâu, nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phiến lá mềm, hình mũi mác... Cụm hoa là xim dài 10-16cm ở đầu cành, mang nhiều hoa màu trắng. Hiện nay, cây Xuân hoa được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc. Cho đến nay, những ứng dụng chữa bệnh của cây Xuân hoa được nhiều người sử dụng điều trị những bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, viêm đại tràng mạn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da. Ngoài ra, nó còn được dùng hỗ trợ để chữa các bệnh phổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, bệnh vẩy nến, v.v... Lá Xuân hoa không có mùi, không vị, hơi nhớt. Khi dùng thì rửa sạch, nhai với mấy hạt muối rồi chiêu nước. Có thể dùng lá đã phơi khô hoặc nấu canh để ăn. Liều dùng tuỳ thuộc vào bệnh, người lớn ăn 7-9 lá, ngày hai lần. Nếu bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, chỉ dùng vài lần là khỏi; bị đái rắt, đái buốt, đái ra máu, thì dùng 3-4 ngày; bị viêm đại tràng co thắt điều trị khoảng hai tuần.
Bán tự mốc (tức Hoàn ngọc dương, cây mầm lá đỏ, thân đỏ) (Ảnh do TSKH. Trần Công Khánh cung cấp)
Ở Việt Nam, còn có một cây gọi là Xuân hoa đỏ, hoặc Nhớt tím, có ở Khánh Hoà (Nha Trang). Nó cũng được trồng ở nhiều nơi làm cảnh như ở Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng cây này để chữa lở miệng và làm lành vết thương. Về cây Hoàn ngọc dương theo dân gian gọi, có tên khác là Hoàn ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía), theo TSKH. Trần Công Khánh là cây Bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là cây bụi nhỏ, cao khoảng một mét hoặc hơn, sống nhiều năm, thân và cành mảnh, đường kính khoảng 2-4mm, phần gốc thân khoảng 7-10mm, thân non hơi vuông, màu đỏ tía, đốt dài 6-8cm, các mấu hơi phình to. Lá nguyên, nhẵn, mọc đối, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt, phiến lá hình thoi hẹp. Các lá non ở ngọn có màu đỏ tía. Cụm hoa dạng bông dài 2-3cm, ở đầu cành… Cây Bán tự mốc mọc hoang và cũng được trồng nhiều nơi ở nước ta, từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến miền núi. Cây Bán tự mốc có các chất flavonoid (0,70 - 0,77%), tanin (0,84%), saponin, đường khử. Ngoài ra, còn có sterol và chất béo. Theo kinh nghiệm dân gian, phần trên mặt đất của cây dùng chữa viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hoá, đau bụng co thắt, đầy chướng bụng, trĩ nội chảy máu, đại tiện ra máu, chảy máu do chấn thương. Có nơi dùng chữa viêm loét dạ dày (ở Thái Nguyên), hoặc chữa bệnh cao huyết áp (ở Hoà Bình). Lá có thể dùng tươi, hoặc cây khô sắc với nước rồi uống. Lá rửa sạch rồi nhai nuốt nước, nhả bã. Ngày ăn ba lần vào lúc đói, mỗi lần 20 lá. Dùng ngoài: Lá tươi giã nát, đắp vết thương rồi băng lại. Lá non được dùng ăn như rau sống để tăng vị hơi chua chát và phòng đầy bụng. Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, tránh nhầm lẫn với cây Xuân hoa.
Nhiều bạn đọc đã gọi điện thắc mắc, thực hư công dụng của cây hoàn ngọc với bệnh ung thư? Cây hoàn ngọc đã được nghiên cứu, chứng minh như thế nào? Để trả lời những câu hỏi của bạn đọc chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và cập nhật những thông tin mới nhất về tác dụng phòng chống khối u của cây hoàn ngọc.
Năm 2007, các nhà khoa học Viện hóa học – Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ rễ cây hoàn ngọc thu hái tại vườn trồng của DNTN trà hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh. Trong quá trình nghiên cứu, từ rễ cây Hoàn Ngọc (HN), đã phân lập được một số chất có khả năng kháng u thuộc lớp chất tritecpen là lupeol, betulin và lupenone. Có hàm lượng lớn nhất là 2 chất lupeol và betulin. Đây là 2 chất tritecpen có phổ hoạt tính sinh học rộng, đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới công bố về hoạt tính sinh học của các chất này.
Cây hoàn ngọc
Hai thành phần chính của rễ cây cũng đã bước đầu được nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB. Betulin có hoạt tính trên cả ba dòng tế bào được thử MCF-7 (IC50 6,65 µg/ml), Hep-G2 (IC50 32 µg/ml) và KB (IC50 26 µg/ml), còn lupeol có tác dụng đối với dòng tế bào ung thư vú MFC-7 với IC50 là 18,29 µg/ml. Tính đến năm 2009, đã có trên 50 công trình công bố về hoạt tính phòng chống và chữa bệnh của lupeol và betulin. Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây HN, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm hỗ trợ phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc” của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng và các cộng sự Viện Hóa sinh biển – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã xây dựng một quy trình chiết xuất được chế phẩm. Trong đó có tổng hàm lượng lupeol và betulin lớn hơn 80% và đã thử khả năng kháng u của chế phẩm này cùng một số chế phẩm khác từ cây HN. Theo đề tài này, sản phẩm tổng tritecpen chiết xuất từ cây hoàn ngọc (Tritecpen-HN) đã được nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và khả năng kháng u. Kết quả cho thấy Tritecpen-HN không gây độc cấp tính trên chuột thực nghiệm (theo tiêu chuẩn của tổ chức OECD). Ở mức liều trung bình và thấp là nhỏ hơn hoặc bằng 500 mg/kgP/ngày, Tritecpen-HN không gây độc bán trường diễn trong khoảng thời gian nghiên cứu 30 ngày, không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu huyết học và một số enzyme chức năng gan, thận là SGPT, SGOT và Creatinin. Tritecpen-HN có khả năng kéo dài tuổi thọ cho chuột bị u thực nghiệm ở mức liều trung bình. Tritecpen-HN có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong các khối u thực nghiệm trên mô hình chuột bị gây ung thư in vivo, cụ thể như sau: Tritecpen-HN liều 500 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 19,99% sự phát triển của các tế bào ung thư so với đối chứng. Tritecpen-HN liều 1000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 63,85% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng.
Chuột bị gây u bằng dòng tế bào LLC.
Về khả năng kháng u của cao dịch chiết nước từ rễ cây HN. Kết quả cho thấy với liều 3000 mg/kgP/ngày cao dịch chiết nước có khả năng ức chế 19,82 % sự phát triển của các tế bào ung thư so với đối chứng. Cao dịch chiết nước từ rễ cây HN liều 5000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 37,03% và liều 7000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 60,68% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng .
Khối lượng u nhỏ dần theo liều tiêm của dịch chiết từ cây hoàn ngọc.
Ngoài ra các nhà khoa học đã nghiên cứu độc tính cấp và khả năng kháng u của cao chiết etanol 96% của sản phẩm Trà vàng - Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đang được lưu hành trên thị trường. Kết quả thử độc tính cấp đã xác định được giá trị liều LD50 trong khoảng (8,35 ± 0,67) g cao đặc/kg chuột. Kết quả nghiên cứu khả năng kháng u của sản phẩm này cho thấy cao chiết etanol trà vàng HN với liều 1000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 8,37%, liều 2000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 15,02% và liều 3000 mg/kgP/ngày có khả năng ức chế 50,16% sự phát triển của các tế bào ung thư so với lô đối chứng. Bà Bùi Kim Nga – chủ DNTN Trà Hoàn Ngọc cho biết: Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm hỗ trợ phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc” là đề tài cấp nhà nước. Theo các kết quả thu được, DN đã được chương trình Hóa Dược phê duyệt và đầu tư dự án sản xuất thử nghiệm 2 sản phẩm dưới dạng viên nang và sẽ ra mắt người tiêu dùng trong cuối năm nay.
Qua một số bài báo đã đăng tải trên báo Khoa học và Đời sống (số 60 phát hành ngày 19/05/2012, số 66 phát hành ngày 2/06/2012 và một số bài báo khác) có đề cập đến một số nhân vật có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo như: Anh Nguyễn Hồng Ninh (Khu phố 1, phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ĐT: 01644870239) bị ung thư hạch giai đoạn cuối, viêm gan B. Chị Trần Thị Nghi (sinh năm 1958, trú tại Tổ 8, khu phố 5, phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐT: 0944153289) bị ung thư tử cung…
Những bệnh nhân này sau nhiều tháng khăn gói vào bệnh viện tá túc, “vái tứ phương” tìm thầy tìm thuốc nhưng bệnh tình không khỏi mà còn có chiều hướng trầm trọng hơn. Họ đã may mắn “gặp” được trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh, đã thoát được “lưỡi hái tử thần”.
Thời gian gần đây, phong trào "sính" cây lá khỉ rộ lên ở Hà Nội và một số tỉnh phía bắc
Người ta cho rằng cây lá khỉ chữa được đủ loại bệnh như đau dạ dày, đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, suy nhược thần kinh, đau mắt đỏ. Thậm chí chữa đau thận, suy thận, viêm thận, chấn thương chảy máu, u phổi…
"Thần dược" ?!
Công dụng thực sự
Một đồn mười, mười đồn trăm, công dụng thần kỳ của cây lá khỉ ngày càng lan nhanh. Không ít người quá tin tưởng vào công dụng của cây thuốc Nam này mà từ chối đến bác sĩ điều trị. Việc dùng không đúng cách hoặc quá tin tưởng vào một vị thuốc mà có thể thực sự chúng không có khả năng chữa được chứng bệnh đó, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Thời gian gần đây, phong trào "sính" cây lá khỉ rộ lên ở Hà Nội và một số tỉnh phía bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn...
Ở Hà Nội hiện nay, do tốc độ đô thị hóa nên việc kiếm được vạt đất nhỏ để trồng cây là hết sức khó khăn nên nhiều người lùng khắp nơi để xin được cành giống mang về trồng trong các chậu cảnh để trị bệnh khi cần.
Cách đây vài năm, phong trào này cũng đã rộ lên khắp miền Bắc rồi lan cả vào miền Trung, miền Nam suốt một thời gian dài. Nhiều vùng người dân mua loại lá này ở chợ như mua rau về ăn hàng ngày vì tin rằng: "Nó có thể chữa được hàng chục thứ bệnh, trị được những mầm bệnh ủ trong người, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch với dịch bệnh cho con người...". Người ta truyền tai nhau: Đây là loại lá cây mà khỉ ăn khi bị ốm nên con người ăn vào cũng sẽ khỏe, dẻo dai như... khỉ!!! Nhiều người còn tin rằng cây lá khỉ chữa được bệnh đau dạ dày, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đau mắt đỏ, chấn thương chảy máu, u phổi, đau thận, suy thận, viêm thận, suy nhược thần kinh, v.v...
Được truyền miệng như một bài thuốc dân gian có "công dụng thần kỳ", có thời gian còn xuất hiện cả tờ rơi ghi đầy đủ công dụng tuyệt vời của lá khỉ. Trên tờ rơi ghi đầy đủ cả cách dùng, liều dùng cho mỗi loại bệnh như: Chữa đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân: ăn 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi; Giảm đau trong ung thư gan, phổi, dạ dày: ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 3-7 lá, có thể dùng kéo dài được 6 tháng. Phương thức sử dụng phổ biến vẫn là hái lá ăn trực tiếp sau khi rửa sạch hoặc nấu thành canh với thịt băm như các loại rau khác.
Người ta còn kháo với nhau: Cây lá khỉ còn điều trị được chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt bởi lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập... Thời gian này, những lời đồn đoán, truyền miệng về công dụng thần kỳ của cây lá khỉ ngày càng nhiều với khả năng kỳ tài ở chỗ "yếu chỗ nào điều trị chỗ ấy". Theo đó, cây lá khỉ có thể chữa được cả những bệnh từ thông thường như cảm cúm, đau mắt đỏ cho đến đau gan, viêm thận, tràn dịch màng phổi. Người có huyết áp cao hoặc thấp ăn lá khỉ đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, sức khỏe!
Bà Ngô Thị Vân bảo nhờ ăn lá cây này mà bệnh đau tá tràng của bà
đỡ hẳn. Ảnh: LX
Đua nhau trồng...
Tại Hà Nội, nhiều nhà có được mảnh vườn đã tranh thủ trồng cây lá khỉ phòng khi mắc bệnh. Những nhà chật chội thì trồng vào chậu cây cảnh.
Bà Đào Thị Son ở Mễ Trì thượng (Hà Nội) cho biết: "Nghe người ta nói cây lá khỉ chữa bệnh đường ruột rất tốt nên tôi xin một cành về trồng trong chậu cảnh, cây mọc rất nhanh, sau một thời gian thì đã trùm khắp chậu". Bà Ngô Thị Vân nhà cũng ở Mễ Trì thì kể: "Tôi bị đau tá tràng đã nhiều năm, uống nhiều loại thuốc nhưng cũng không thuyên giảm nhiều. Khoảng năm nay nghe người bạn mách tôi liền xin cây lá khỉ về trồng rồi ăn đều đặn vào các buổi sáng. Mỗi sáng ra vườn hái 9 lá, rửa sạch ăn. Tôi ăn gần một năm nay thì thấy đỡ hẳn đau, không đi ngoài nữa. Khu này nhiều nhà trồng cây lá khỉ để phòng khi có người bị đau bụng".
Có những người không chỉ tin vào công dụng chữa các bệnh về đường ruột mà còn cho rằng: Cây lá khỉ có tác dụng như "thần dược", chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Ông Nguyễn Văn Ca (xóm Tân Hương, xã Đồng Bẩm,TP. Thái Nguyên) dành hẳn một khoảng đất rộng trong vườn nhà để trồng cây lá khỉ. "Tôi có người nhà trên Hòa Bình mách cây lá khỉ chữa bệnh rất tốt. Trước kia, khi còn chưa có nhiều loại thuốc như bây giờ thì mỗi lần con cháu ốm đau, nhà tôi chủ yếu dùng những cây thuốc Nam dân gian như lá nhọ nồi hạ sốt, lá noóng đắp khi sưng dập tay chân, cây lá khỉ thì chữa đau bụng, tiêu chảy. Nhưng mới đây nghe người bạn mách cây lá khỉ còn chữa được cả các bệnh giúp tăng cường sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể nên tôi trồng rất nhiều. Mà cũng phải trồng sẵn đấy phòng khi có người nhà mắc bệnh cần dùng nhiều lại không có", ông Ca nói.
Gia đình bà Nguyễn Thị Loan ở huyện Từ Liêm, Hà Nội may mắn có được mảnh vườn trước cửa nên bà tận dụng trồng vô số các vị cây thuốc Nam. Trong khu vườn ấy có đủ cả cây rau mỏ, vốn là một cây thuốc Nam dành cho sản phụ ăn ngay sau khi sinh để sữa về nhanh; hay cây lá noóng chữa sưng mộng mắt, chữa sưng dập tay chân; hay cây lô hội trị trứng cá, mụn nhọt trên da. Chỉ tay vào hai khóm cây lá khỉ xanh tốt, bà Loan bảo: "Gọi là cây lá khỉ vì ở trên rừng người ta thấy lũ khỉ bị đi ngoài túa lua thì chúng hái lá cây này ăn để khỏi bệnh. Nhiều người hàng xóm quanh đây mỗi khi bị đau bụng hay có vấn đề gì đó về đường tiêu hóa thì thường sang xin lá về ăn sống luôn hoặc nấu canh. Nhiều nhà thấy hiệu nghiệm lại xin cành về trồng". Cây lá khỉ rất dễ trồng, chỉ cần dùng một nhánh con giâm vào đất vườn nhà hoặc trồng trong chậu cảnh. Cây chịu đất xốp và có độ ẩm trung bình, trồng khoảng trên 2 tháng là có thể hái lá ăn.
Bà Nguyễn Thị Loan giải thích về công dụng chữa đi ngoài
của cây lá khỉ.
Không trị được bách bệnh
Tiến sĩ khoa học Trần Văn Thanh (nguyên giảng viên Đại học Dược Hà Nội) cũng cho hay, cây lá khỉ hay còn gọi là cây hoàn ngọc chỉ có tác dụng tốt nhất ở việc điều trị đại tràng, các bệnh về đường ruột như tiêu chảy. "Tuy nhiên, ngay cả công dụng chữa trị đại tràng thì cũng chỉ là đúc kết từ kinh nghiệm dân gian chứ chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố chính thức về công dụng này. Bị đại tràng ăn lá khỉ thì cũng có người đỡ, có người không, chứ không phải ai ăn vào cũng khỏi. Hiện ở ta cũng đã có chế phẩm chiết xuất từ loại cây này"...
Tuy nhiên, lương y Nguyễn Khắc Bảo, một người am hiểu về y học cổ cho hay: Các bậc danh y xưa không đưa cây lá khỉ vào trong danh mục thuốc. Vì vậy, trong các vị thuốc cổ xưa, không hề có cây lá khỉ như người ta vẫn lầm tưởng.
"Đó là cây thuốc mới gần đây chứ không phải vị thuốc truyền từ xưa lại. Cũng giống như cây đinh lăng, xưa các cụ đâu có dùng nó làm thuốc nhưng ngày nay người ta lại dùng nó thay cây nhân sâm vì khi đào củ cây lâu năm lên thì thấy nó cũng có màu như cây sâm, lại có rễ giống như tay chân nên người ta đua nhau trồng lấy củ rồi thái, phơi dùng như nhân sâm. Cây lá khỉ cũng là một vị thuốc mới như vậy, có thể nó chữa được một số bệnh như đi ngoài. Nhưng nếu nói ăn lá cây đó mà chữa được xơ gan, bệnh thận, ung thư, u phổi thì chỉ là lan truyền, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó"- Lương y Nguyễn Khắc Bảo khẳng định.
Tiến sĩ khoa học Trần Văn Thanh (nguyên giảng viên Đại học Dược Hà Nội) chia sẻ: Về tác dụng cầm máu hiệu quả thì cũng có khá nhiều cây có tác dụng này như cây cỏ cáp, cây cỏ lào. Đây đều là những cây có nhiều lông nên khi nhai nát, áp vào vết thương sẽ cầm được máu ngay. Đó là tác dụng vật lý tương tự như khi chảy máu thì việc rịt một miếng bông vào sẽ cầm được máu, chứ không phải là công dụng thần kỳ gì! Ăn lá khỉ không thể có tác dụng chữa bách bệnh, không thể chữa được những bệnh nan y như ung thư, u phổi...
Hoàn Ngọc đỏ - Hoàn Ngọc trắng…
Theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay, cây lá khỉ còn có nhiều tên gọi khác như cây con khỉ, cây hoàn ngọc. Các nhà khoa học cũng phân chia cây này ra thành hai loại là cây hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Cây hoàn ngọc đỏ còn có tên cây xuân hoa lá hoa, thuộc dạng cây bụi, cao từ 0,6 - 1,5m, có năng sống nhiều năm. Khi còn non, thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm. Cây hoàn ngọc trị bệnh đường ruột, mặt dưới xanh nhạt. Cây hoàn ngọc trắng còn gọi là cây xuân hoa, cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt.
Cây hoàn ngọc đỏ mọc nhiều ở một số tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang... Lá hoàn ngọc đỏ non nhấm thử sẽ có vị chát se, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Thạc sĩ dược học Nguyễn Thị Liên cho biết: Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn như đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn cho thấy, cây hoàn ngọc còn có tác dụng cầm máu vết thương bằng cách lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu.
Vị thuốc của cây hoàn ngọc trắng cũng tương tự như hoàn ngọc đỏ, thuốc chính là ở lá của chúng. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa... Tuy nhiên, theo nhiều lương y thì trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết bằng cách dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống. Để dự trữ lá cây trong nhà phòng khi có bệnh, nhiều người thường cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, rồi rửa sạch phơi khô. Sau đó cắt ra từng đoạn 5 đến 7cm, sao vàng rồi cất đi dùng dần.
Cây lá khỉ được rất nhiều nhà trồng.
Phần lá non phía đầu cành thường có màu nâu, vàng đo.
Chỉ cần một cành để giâm xuống đất sẽ mọc rất nhanh.
Chủ yếu trị bệnh về đường ruột
Liên quan đến công dụng của cây lá khỉ, hiện chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm dân gian. Trong đó chủ yếu vẫn là trị bệnh đại tràng, đi ngoài, đau bụng. Một số công dụng khác liên quan đến việc chữa trị các căn bệnh nan y như ung thư hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Trên các diễn đàn mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.
Nickname có tên phongthuy viết: "Người ta cho rằng lá này chữa được bệnh đau dạ dày, đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đau thận, suy thận, viêm thận, suy nhược thần kinh, đau mắt đỏ, chấn thương chảy máu, u phổi v.v... Tùy theo loại bệnh mà có cách uống khác nhau. Từ truyền miệng, loại lá thần kỳ này được phổ biến bằng tài liệu tờ rơi; từ chỗ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nó được lưu truyền vào các tỉnh miền trung rồi ngược lên Tây Nguyên, xuôi vào nam. Đến nay, lá khỉ ăn chưa được một nhà khoa học nào đưa ra lời kết luận về nó, nhưng trước kia thì đã nhiều tài liệu mạo danh giáo sư này, tiến sĩ nọ để lừa bịp người dân nhằm trục lợi riêng. Và cho đến bây giờ, lá khỉ ăn vẫn còn làm nhiều người bán tín bán nghi về công dụng thần kỳ của nó".
Cũng giống như cây Đinh Lăng, xưa các cụ đâu có dùng nó làm thuốc; Nhưng ngày nay người ta lại dùng nó thay cây nhân sâm vì khi đào củ cây lâu năm lên thì thấy nó cũng có màu như cây sâm, lại có rễ giống như tay chân nên người ta đua nhau trồng lấy củ rồi thái, phơi dùng như nhân sâm. Cây lá khỉ cũng là một vị thuốc mới như vậy, có thể nó chữa được một số bệnh như đi ngoài. Nhưng nếu nói ăn lá cây đó mà chữa được xơ gan, bệnh thận, ung thư, u phổi thì chỉ là truyền miệng, không có nghiên cứu khoa… học kiểm chứng…
Lương y Nguyễn Khắc Bảo
Cây hoàn ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: Cây xuân hoa không độc và không thấy có biểu hiện khác thường nào đối với người dùng. Khi cao đặc toàn phần và các phân đoạn chiết tách từ lá cây xuân hoa (cả cây trồng và cây mọc hoang) đều có tác dụng kháng khuẩn đối với nấm mốc, nấm men, đặc biệt vi khuẩn Escherichia coli ở đường tiêu hoá. Điều này phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng lá cây xuân hoa chữa đau bụng, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, cao đặc lá cây xuân hoa còn có tác dụng ức chế quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào, có xu hướng tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Theo các nhà khoa học: Trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể. Tính chất, công dụng của loại cây này là chống viêm nói chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên, không nên dùng bừa bãi và quá tin tưởng vào việc chỉ dùng lá cây này, khi có bệnh cần phải đi khám và điều trị ở những bệnh viện chuyên khoa.
Lương y Lều Văn Trọng, chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì cho biết: "Cây lá khỉ là một trong những danh mục thuốc mà chúng tôi vẫn sử dụng trong việc điều hòa thân nhiệt, mát gan. Tuy nhiên, cây lá khỉ rất nhiều và mọc như rau trong rừng nên không có giá trị về mặt kinh tế". Ông Lều Văn Trọng cũng cho biết, cây lá khỉ có khả năng cầm máu và làm lành vết thương khá tốt. Tất nhiên, đó mới chỉ ở phương diện dân gian còn khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào về công dụng của cây lá khỉ.
Từ khóa » Cây Rau Lá Khỉ
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Của Cây Lá Khỉ Trong điều Trị Bệnh Tật - GiaDinh.TV
-
Cây Lá Khỉ (Cây Hoàn Ngọc)- Thành Phần Và 9 Công Dụng Chữa Bệnh
-
Các Công Dụng Của Cây Xương Khỉ - Vinmec
-
Thực Hư Bài Thuốc Cây Lá Khỉ
-
Những điều Chưa Biết Về Cây Xương Khỉ - Sở Y Tế Nam Định
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Lá Khỉ (cây Hoàn Ngọc)
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Của Cây Lá Khỉ Trong điều Trị Bệnh Tật - Hỏi Gì 247
-
CÂY LÁ KHỈ - PHÁT HIỆN LOÀI LÁ CHỮA KHỎI UNG THƯ GIAI ...
-
Cây Xương Khỉ Là Cây Gì? Chữa Bệnh Ung Thư Có Thật Không?
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Của Cây Lá Khỉ Trong Điều Trị Bệnh Tật, Cây ...
-
Công Dụng Và Lợi ích Từ Cây Lá Khỉ Như Thế Nào? - YouTube
-
Cây Lá Khỉ Chữa Bệnh Gì
-
Cây Thuốc, Vị Thuốc Mang Tên... Khỉ - Báo điện Tử Chính Phủ