Tác Dụng Chữa Bệnh Của Củ ấu Tàu - Wiki Phununet

Theo các tài liệu y học dân tộc, củ ấu Tàu có vị cay tê, tính rất nóng, rất độc, có tác dụng trợ dương bổ hỏa, trừ phong hàn, táo thấp. Trong Đông y, củ ấu Tàu được dùng để chữa các chứng phong tê, chân tay nhức mỏi, tê bại...

Tuy nhiên, điều cần chú ý là củ ấu Tàu rất độc. Thành phần hóa học của ấu Tàu chủ yếu là aconitin, một ancaloit có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây chết người. Do cực độc nên trước đây một số người đã dùng nước của loại củ này tẩm vào đầu mũi tên khi săn thú rừng, kể cả voi. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm ô đầu, hoặc nấu cháo ăn sẽ bị ngộ độc chết người.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Đức Định, trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E Trung ương, cho biết: “Nguy cơ bị ngộ độc thường là trong những trường hợp tưởng rượu xoa bóp là rượu thuốc mà uống nhầm, trẻ em lấy uống, dùng quá liều chỉ định của thầy thuốc. Nếu món ăn có củ Ấu Tàu chế biến chưa đúng cách sẽ gây ngộ độc. Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim, hạ huyết áp… Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong”.

Cách đây không lâu nhiều người dân đã hết sức hoang mang trước sự việc anh Nguyễn V.C. ở Lâm Đồng bị ngộ độc nặng do uống thang thuốc Nam có chứa một loại thuốc có tính độc rất mạnh với tên gọi là củ ấu Tàu. Theo người nhà bệnh nhân cho biết, anh C. đã uống thuốc này được xay thành bột có màu như bột ca cao do một người bạn ở Đà Lạt tặng dùng để chữa trị bệnh nhức mỏi. Sau khi pha thuốc uống được khoảng 30 phút thì anh C. thấy khó thở và loạn nhịp tim. Thấy nguy cấp, gia đình đã đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, ông C. đã không qua khỏi và tử vong ngay sau khi nhập viện. Bên cạnh đó, tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc và chết người đáng tiếc do không hiểu hết công dụng của củ ấu Tàu.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, muốn khẳng định tác dụng của một loại đồ ăn hay thức uống nào đó, có lợi hay có hại cho sức khỏe của con người cần phải thông qua sự đánh giá, nghiên cứu khoa học trên một nhóm người thì mới có thể khẳng định được. Còn việc nhiều người dân tự đồn thổi tác dụng của củ ấu Tàu và thậm chí còn tự chế ra công thức để làm rượu ấu Tàu bằng phương pháp thủ công là vô căn cứ. Do đó, khi ta dùng sản phẩm chưa rõ nguồn gốc cần thận trọng, không khéo tiền mất tật mang.

Toàn thân cây ấu Tàu đều có độc

Cây ấu Tàu thường có hai củ, một củ lớn (rễ mẹ) mang cây đang có hoa và một củ nhỏ (rễ phụ) sẽ phát triển khi cây tàn. Trong dược thư Việt Nam, củ nhỏ được gọi là Phụ tử, còn củ lớn được gọi là Ô đầu. Phụ tử có độc tính kém hơn Ô đầu. Ô đầu là cây thuốc có độc, tất cả các phần của cây đều chứa chất gây độc, nhiều nhất là ở củ.

Tác dụng chữa bệnh của củ ấu

Củ ấu thường gọi là củ có hai sừng. Trong củ ấu chứa hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Toàn cây dùng làm thuốc. Củ ấu dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Củ ấu đốt tồn tính (đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70%), tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ, mụn nước, viêm nhiễm ngoài da.

Sau đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: Lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.

- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.

- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: Lấy 10-16 g toàn cây, sắc uống.

- Rôm sảy, da khô sạm: Dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.

- Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30 g, củ mài 15 g, hồng táo 15 g, bạch cập 10 g, gạo nếp 100 g, nấu cháo, cho thêm 20 g mật ong, trộn đều ăn.

- Trị say rượu: Thịt củ ấu tươi 250 g, nhai nuốt.

- Trị đại tiện ra máu: Vỏ củ ấu 60 g, địa du 15 g, tiêu sơn căn 6 g, ô mai 10 g, cam thảo chế 6 g. Sắc uống.

- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.

Cháo ấu Tàu “thần dược” cho phòng the

Cháo Ấu tàu từ lâu được xem là đặc sản của đất Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là "cháo độc dược" hay "cháo chết người". Sở dĩ người ta gọi nó bằng cái tên nghe đặc biệt như vậy vì nguyên liệu để chế biến món cháo là một loại củ độc dược cực mạnh có tên là củ Ấu tàu. Thế nhưng, theo những người dân ở đây, khi được chế biến thành cháo, ăn vào không chết người mà còn khiến cơ thể các đấng nam nhi hồi phục năng lực phòng the.

Cháo ấu tàu thơm ngon nhưng có thể gây ngộ độc

Thơm ngon nhưng …

Khác với trước, cháo ấu tàu chỉ được bán tại Hà Giang, ngày nay món cháo dặc sản này đã có mặt ở nhiều vùng trong cả nước. Tại TP.HCM, nhiều con phố đã bày bán loại cháo này, điển hình như trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp), đường Cộng Hòa (quận Tân Bình)…

Anh Đào Đức Vinh (ngụ ở quận Gò Vấp), cho biết: “Cháo ấu tàu không khó nấu, nhưng phải biết mới chế biến được. Đây là một loại độc dược cực mạnh thuộc bảng A còn có tên gọi khác là Ô Đầu. Nếu ăn củ ấu tàu lúc còn sống có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và mất mạng. Tuy nhiên, khi củ ấu tàu được nấu chín thì lại hoàn toàn vô hại, thậm chí lại có thêm những công dụng cực kỳ hữu ích”.

Một chủ quán cháo ấu Tàu trên đường Triệu Quang Phục (quận 5, TP.HCM) cho hay, chế biến củ ấu tàu rất công phu. Sau khi gọt vỏ phải ngâm vào nước gạo đặc, sau đó nấu sôi trong khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ cho rã ra và hết độc, rồi cho vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị: ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô. Mùi loại cháo này khá đặc biệt, ấy là mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, đặc trưng của củ ấu Tàu. Một vị đắng bùi, mới ăn thì khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện.

Anh Bá Bảo, một thực khách đang ăn cháo nấu từ củ ấu Tàu trên đường Lương Định Của (quận 2) khẳng định: “Củ ấu Tàu sau khi được chế biến đúng cách và nấu thành cháo thì từ "độc dược" mà hóa ra "thần dược" giúp người ăn giãn gân cốt, giảm đau nhức các cơ, nhức xương, thậm chí là cả u nhọt... Đặc biệt hơn cả, đối với người ăn cháo là nam nhi, cháo ấu Tàu còn có tác dụng bổ thận, cường dương, giúp phục hồi "bản lĩnh đàn ông" một cách nhanh nhất, đem lại cho phái mạnh một sức khỏe bền bỉ trong chuyện vợ chồng”.

Giải mã cháo tăng năng lực phòng the

Cất công tìm hiểu xem cháo ấu Tàu có tác dụng cải thiện năng lực đàn ông hay không, chúng tôi tìm đến nhiều địa chỉ có bán loại cháo này, càng đi sâu vào của “thần dược”, chúng tôi càng nghe nhiều lời đồn thổi quanh tác dụng của nó, mỗi lúc một đậm đặc. Nhưng tiếp xúc với hầu hết cánh mày râu đã ăn thử cháo, thông tin chúng tôi nhận được vẫn chỉ là những câu quen thuộc, nửa đùa, nửa thật theo kiểu: “Ăn vào thì sung lắm, giống như “tăng tốc” cho đàn ông, ông ăn chắc chắn bà khen hay, không hay không ngủ,...”

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết: "Củ ấu Tàu là một cây thuốc trong Y học cổ truyền, Đông y. Thực tế, ấu tẩu được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt được sử dụng trong bài thuốc "Bát vị quế phụ". Tác dụng của củ ấu Tàu cũng đã được ghi trong các sách cổ. Tác dụng chính của ấu Tàu có thể sử dụng trong bài thuốc bổ dương".

Nhiều người nhầm tưởng rằng bổ dương tức là tăng “sinh lực đàn ông”, về thực chất ấu Tàu cũng không có quá nhiều công dụng như đồn đại. Củ ấu Tàu có tác dụng thuốc bổ thận dương, tuần hoàn, tim mạch... Tuy nhiên, những tác dụng đó ở mức độ vừa phải chứ không ở mức được gọi là "thần dược". Thông tin ấu Tàu sẽ cải thiện năng lực chăn gối là không đúng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khuyến cáo: “Không tin dùng ấu Tàu như lời đồn đoán, chỉ nên dùng một lượng nhỏ và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, phải là những thầy thuốc chắc tay nghề mới dám sử dụng ấu Tàu trong bài thuốc chữa bệnh. Nếu người nào kinh doanh ấu Tàu (bán cháo ấu Tàu) phải được cơ quan y tế thẩm định, cấp phép theo quy trình được Bộ Y tế cho phép. Chất aconitin của củ ấu Tàu cực độc, uống 1mg - 1,5mg có thể chết người. Vì thế, đừng nghĩ là "thần dược" mà lạm dụng, rất nguy hiểm đến tính mạng”.

Đề phòng ngộ độc củ ấu tàu.
Củ Ấu tàu, còn gọi là củ Gấu tàu, là rễ củ của cây Ô đầu Việt Nam, tên khoa học là Aconitum fortunei. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới phía Bắc nước ta: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghĩa Lộ… Ô đầu được xếp vào loại thuốc rất độc (bảng A). Độc tố có trong Ô đầu là aconitin. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều từ 0,02 - 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây ngộ độc chết người. Trong Đông y, Ô đầu chỉ được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức, tê mỏi chân tay. Thường chỉ dùng làm thuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, có sự chỉ định và theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Có nhiều người lầm tưởng đây là một vị thuốc bổ, tự uống quá liều nên đã xảy ra một số vụ ngộ độc, thậm chí tử vong. Điều đáng nói là các sự cố này không chỉ xảy ra ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, mà còn gặp khá phổ biến ở các đô thị, thậm chí ngay giữa thủ đô Hà Nội, một nơi được coi là có điều kiện tiếp cận tốt nhất với kiến thức và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Xin nêu trường hợp một nạn nhân bị nhiễm độc củ ấu tầu điển hình đã được cứu sống tại Khoa chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Nạn nhân là bà Trần Tú Th., 64 tuổi, ở phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sẵn có tiền sử đau khớp dạng thấp, nghe nói ăn củ ấu tàu hầm nhừ sẽ khỏi bệnh, nên người nhà đã đến phố Lãn Ông (Hà Nội) mua hẳn vài lạng (loại củ sống đã được sấy khô). Theo chỉ dẫn của người bán, bà lấy mấy củ đem nấu cháo. Sau khi ăn 30 phút, thấy tê lưỡi, tê mỏi chân tay, khó nói, mắt nhìn mờ rồi mất hẳn thị lực, đau đầu, tức ngực, hồi hộp, choáng váng… Nạn nhân được gây nôn ngay tại nhà và 4 tiếng sau đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tình trạng lúc nhập viện: Huyết áp tụt (70/40mm Hg), nhịp tim rối loạn. Các thầy thuốc tại Khoa cho biết, nếu cấp cứu chậm, nạn nhân sẽ chết vì loạn nhịp tim và trụy mạch. May mắn, nhờ được cứu chữa kịp thời, bà Th. qua được cơn nguy kịch. Hai ngày sau, đến thăm nạn nhân đã thấy bà ngồi dậy, ăn uống và có thể tiếp chuyện được. Bà kể cho nghe về chuyện không may vừa xảy ra, rồi kết thúc bằng một câu như nói với chính bản thân mình: “Thật là một bài học đắt giá!”

Cẩn trọng khi dùng ấu tẩu

Củ ấu tẩu có độc nhưng qua kinh nghiệm chế biến khéo léo của người dân Tây Bắc đã trở thành nguyên liệu của món cháo rất ngon và có ích cho sức khỏe.

Khi du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu..., bạn thường được giới thiệu có món cháo đặc sản ấu tẩu ăn vào có lợi cho sức khỏe. Ở các chợ của vùng này, củ ấu tẩu cũng được bán để ai có nhu cầu thì mua về tự chế biến.

Một điểm bán cháo ấu tẩu được nhiều người đến thưởng thức tại thành phố Tuyên Quang. Ảnh: ĐỖ HÙNG

Phải ngâm kỹ Nguyên liệu chính của món cháo ấu tẩu là củ ấu tẩu (còn gọi là gấu tàu, ấu tàu, cố y, co ú tàu, thảo ô...). Đây là loại củ có độc nhưng qua kinh nghiệm lâu đời cùng với cách chế biến khéo tay của người dân Tây Bắc, nó đã trở thành nguyên liệu của một món ăn ngon và có ích cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu được nấu với gạo nếp cái hoa vàng có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm đau cơ, xua tan mệt mỏi, khi ăn cùng với lá tía tô có tác dụng giải cảm. Như đã nói, củ ấu tẩu có độc tố nên trước khi chế biến cần lưu ý phải ngâm kỹ trong nước vo gạo đậm đặc một đêm. Sau đó, rửa thật sạch và đem hầm hơn4 giờ, tới khi củ mềm, bở tơi đem tán thành bột. Tô cháo ấu tẩu nóng có màu nâu đậm, vị hơi đăng đắng, bùi, dẻo, hòa cùng vị ngọt của nước xương hầm, mùi thơm ngon của trứng, tạo thành một hương vị đặc sắc, ngon miệng và hấp dẫn.

Củ ấu tẩu có màu đen, mỏ nhọn, được thu hoạch từ cây ô đầu mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh vùng Tây Bắc. Vào mùa Xuân, ở một kẽ lá của cây nảy ra chồi để sau này thành cành mang hoa, đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra rễ con. Cuối thu sang đông, khi cây nở hoa thì rễ con (phụ tử) thành củ con xúm xít quanh củ mẹ (ô đầu). Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử. Ô đầu và phụ tử đều là những vị thuốc nhưng nên nhớ là ô đầu rất độc (xếp vào bảng độc A), có tác dụng trừ phong, táo thấp, dùng chữa phong thấp, tê đau, sưng nhức các khớp, bán thân bất toại, đau bụng do hàn, vết loét lâu ngày không liền miệng (không dùng chung với các dược liệu như bán hạ, qua lâu, bối mẫu, bạch liễm, thiên hoa phấn, bạch cập). Phụ nữ có thai tránh dùng Trong đông y, củ ô đầu tươi thái nhỏ, ngâm rượu hoặc giã nát, nghiền mịn, tẩm rượu bôi vào chỗ đau (dùng xoa bóp bên ngoài để giảm đau, trị nhức mỏi chân tay) nhưng không dùng khi có vết thương hở, không được uống. Đặc biệt phụ nữ có thai không được dùng. Với phụ tử, sau khi chế biến thì giảm độc (xếp vào bảng độc B) và được xem là một trong 4 vị thuốc quý của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng để thành vị thuốc quý, người ta phải ngâm phụ tử trong một dung dịch hỗn hợp gồm nước, muối ăn và magiê clorua (MgCl2) trong 10 ngày rồi vớt ra đem phơi, tối lại đem ngâm thêm 5 – 6 ngày. Sau đó phơi khô sẽ được vị thuốc diêm phụ (tức phụ tử muối, sinh phụ tử). Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, trừ thấp khí, dùng chữa ra nhiều mồ hôi, trụy mạch, chân tay tê bại do phong hàn thấp, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy, tả lụy lâu ngày, thủy thũng. Những người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không nên dùng. Dùng 3-4 g ô đầu ngâm rượu xoa bóp. Phụ tử (chế) dùng 4-12 g dạng thuốc sắc. Lưu ý, hiện trên thị trường dược liệu, hai vị thuốc ô đầu và phụ tử phần lớn phải nhập từ Trung Quốc.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Thành phần hóa học chính trong ô đầu và phụ tử là ancaloit có tên là aconitin, chiếm 90%. Aconitin nguyên chất là một chất độc mạnh. Với liều 1 mg có thể gây ngộ độc nặng, liều 2-3 mg đủ làm chết một người trưởng thành. Bệnh nhân ngộ độc aconitin ban đầu cảm thấy bần thần với triệu chứng tê lưỡi, tê các ngón tay, ngón chân, tay chân lạnh buốt rồi không đứng được, cảm giác khuỵu xuống, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, nói khó, chảy nước dãi, tiêu chảy, buồn nôn, ngực tức, da lạnh, tim đập nhanh... Xét nghiệm máu thấy rối loạn điện giải, thông thường giảm kali, can-xi, suy chức năng gan, thận.

Củ ấu tàu: thần dược hay… thần chết?

Mới đây, có một bệnh nhân ăn cháo củ ấu tàu nhằm mục đích “tăng cường sinh lực đàn ông”, nhưng sau khi ăn đã xuất hiện các triệu chứng như tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Củ ấu tàu: thần dược hay... thần chết? - Sức Khỏe - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Vừa qua, một bệnh nhân nam 51 tuổi được nhập khoa Hồi sức tích cực (bệnh viện E Trung ương) trong tình trạng tê bì miệng, lưỡi, tứ chi; khó thở, tức ngực, mạch 95 lần/phút, không đều; HA 90/60mmHg. Làm điện tâm đồ thấy có ngoại tâm thu thất nhịp đôi. Bệnh nhân nói trước đó có ăn cháo củ ấu tàu nhằm “tăng cường sinh lực đàn ông”…

Vài nét về loại củ… tăng lực

Củ ấu tàu, còn gọi là củ gấu tàu, là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam, tên khoa học là Aconitum fortunei. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới phía Bắc nước ta: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang… Ô đầu được xếp vào loại thuốc rất độc (bảng A). Độc tố có trong ô đầu là aconitin. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều từ 0,02 – 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây chết người. Loại độc tố này nhân dân dùng để tẩm vào đầu tên khi săn thú rừng, kể cả…voi. Ở nhiệt độ cao, aconitin bị phân hủy thành benzoylaconin và sau đó là aconin kém độc hơn aconitin khoảng 1.000 đến 2.000 lần.

Trong Đông y, ấu tàu được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức, tê mỏi chân tay. Thường chỉ dùng làm thuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, có sự chỉ định và theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Tây y dùng làm thuốc ho, chứng ra mồ hôi nhiều.

Khi nào thì bị ngộ độc?

Củ ấu tàu ngâm rượu chỉ dùng để xoa bóp. Nguy cơ bị ngộ độc thường là trong những trường hợp uống nhầm tưởng là rượu thuốc, để trong tầm với của trẻ, khi dùng quá liều chỉ định của thầy thuốc. Ở một số tỉnh vùng cao như Lào Cai, Hà Giang,… người dân thường nấu cháo củ ấu tàu dùng như món đặc sản vùng cao. Tuy nhiên nếu ăn những món ăn có củ ấu tàu chế biến chưa đúng cách sẽ gây ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc như thế nào?

Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng như tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim,… Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.

Cần làm gì khi bị ngộ độc?

Khi có biểu hiện ngộ độc củ ấu tàu, có thể gây nôn nếu người bệnh còn tỉnh táo, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí. Tuyệt đối không nên giữ người bị ngộ độc ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị theo mách bảo,… Như thế rất nguy hiểm khiến có thể tử vong nhanh chóng do liệt cơ hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

Cách phòng tránh

Vì ấu tàu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn “tăng lực”, “bổ dưỡng” nếu không có kinh nghiệm chế biến. Các loại rượu ngâm ấu tàu dùng để xoa bóp nên dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừngTác dụng chữa bệnh của cây đinh lăngTác dụng chữa bệnh của cây diếp cá -Tác dụng chữa bệnh của cây ớtTác dụng chữa bệnh của hoa hiênTác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo (st)

Từ khóa » Tác Dụng Của Cháo ấu Tẩu