Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Rau Hẹ
Có thể bạn quan tâm
Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Hẹ hấp mật ong có tác dụng chữa ho
Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Từ khóa » Cay Rau He Co Tac Dung Gi
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Rau Hẹ - Y Học Cổ Truyền
-
Lá Hẹ Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Hẹ Và Những Công Dụng Trị Bệnh, Bồi Bổ Sức Khỏe Quý
-
Một Số Công Dụng Của Cây Hẹ đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Lá Hẹ Có Tác Dụng Gì Với Nam Giới, Nữ Giới Và Trẻ Nhỏ?
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hẹ - Bách Hóa XANH
-
Tác Dụng Thần Kỳ Của Rau Hẹ | VTC - YouTube
-
Công Dụng Của Cây Rau Hẹ đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Tác Dụng Của Lá Hẹ Là Gì? Những Bài Thuốc Trị Bệnh Thần Kỳ | Blog
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hẹ - VietNamNet
-
18 Công Dụng Tuyệt Vời Của Hẹ - Loại Rau Duy Nhất được Ví Như 'món ...
-
Cây Hẹ Có Tác Dụng Gì? Ăn Hẹ Sống Có Tốt Không - Thực Phẩm Tấn Tài
-
6 Công Dụng đáng Ngạc Nhiên Của Lá Hẹ Với Trẻ Em - Hello Bacsi