Tác Dụng, Công Dụng, Lưu ý Và Câu Hỏi Về Cây Dọc Mùng - Cao Gắm

Hình ảnh cây dọc mùng
Hình ảnh cây dọc mùng

1. Tác dụng của dọc mùng

Dọc mùng là loại rau dân dã trong các bữa cơm người Việt nhưng ít ai biết tác dụng của loại rau này đối với sức khỏe. Một số lợi ích của dọc mùng đem lại cho cơ thể như sau:

1.1. Ngăn ngừa bệnh Scorbut

Vết tím rộng trên da ở người bệnh thiếu vitamin C
Vết tím rộng trên da ở người bệnh thiếu vitamin C

Scorbut hay còn gọi là Scurvy là tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu hụt lượng vitamin C cần thiết. Chứng bệnh này biểu hiện dưới các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết tím rộng trên da.

Dọc mùng có chứa nhiều vitamin C giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin C cần thiết cho cơ thể.

1.2. Ức chế hoạt động của các gốc tự do

Vitamin C có trong cây dọc mùng giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến nhiều trình trạng bệnh như bệnh tim, viêm khớp, gout và ung thư.

Các gốc tự do được tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, khói bụi và phóng xạ.

1.3. Trị mụn

Tác dụng trị mụn và ngăn ngừa mụn của dọc mùng
Tác dụng trị mụn và ngăn ngừa mụn của dọc mùng

Chắc hẳn đây là công dụng của dọc mùng mà ít ai biết được. Tác dụng này là do trong dọc mùng có chứa thành phần kẽm.

Kẽm giúp điều chỉnh nồng độ testosterone có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá. Nó giúp bình thường hóa dầu trên da và tăng cường sức khỏe của da.

Ngoài ra, kẽm thúc đẩy số lượng bạch cầu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm thâm sẹo do mụn để lại.

Bài nên xem
  • Cao Gắm - Vị thuốc quý của núi rừng cải thiện Bệnh GoutCao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout

1.4. Cân bằng nội tiết tố

Thành phần kẽm trong dọc mùng giúp tăng cường sức khỏe nội tiết tố. Điều này là do nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone như tăng tiết hormon testosterone một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, kẽm còn có tác dụng kích thích sinh dục nữ và liên quan đến việc giải phóng và tạo trứng từ buồng trứng.

Kẽm cũng rất cần thiết cho việc sản xuất progesterone và estrogen hỗ trợ sinh sản. Khi thiếu hoặc thừa estrogen sẽ gây ra các vấn đề về sự thay đổi tâm trạng, kinh nguyệt, vô sinh và mãn kinh sớm.

1.5. Ngăn ngừa bệnh tim

Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Tác dụng đối với tim mạch là do thành phần magie giúp ngăn chặn các rối loạn nhịp tim, tổn thương tim và căng thẳng cơ bắp.

Sự thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim gây tử vong, vì vậy, hãy bổ sung dọc mùng vào chế độ ăn hàng ngày.

1.6. Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Magie là thành phần có trong dọc mùng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon. Những người có mức tiêu thụ magie thấp có nguy cơ mất ngủ cao.

Một số nghiên cứu cho thấy những người có bổ sung magie có thể làm tăng hiệu quả giác ngủ. Tác dụng này là do magie giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hiệu quả, tăng cường hiệu quả giấc ngủ, khởi phát giấc ngủ và thời gian ngủ.

1.7.  Ngăn ngừa bệnh về mắt

Trong dọc mùng có chứa vitamin A và vitamin E rất cần thiết cho mắt, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng hay gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân gây mù.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều vitamin A và vitamin E giúp cải thiện thị lực và chữa bệnh ở những người đã trải qua phẫu thuật mắt bằng laser.

Xem thêm: Cá - Thực phẩm vàng trong chế độ ăn hàng ngày

2. Những điều bạn nên biết về cây dọc mùng

Dọc mùng thường phổ biến hơn ở vùng nông thôn nên một số người có thể đã được nghe nói đến nhưng chưa biết đặc điểm của cây là như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé.

2.1. Cây dọc mùng là cây gì?

Cây dọc mùng còn được gọi là cây rọc mùng, cây bạc hà
Cây dọc mùng còn được gọi là cây rọc mùng, cây bạc hà

Dọc mùng hay còn gọi là rọc mùng, ráy dọc mùng hay bạc hà trong phương ngữ miền Nam. Nó có tên khoa học là Colocasia gigantea., thuộc họ Ráy (Alismatales).

Loài cây này phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc.

Dọc mùng là cây thân thảo, sống nhiều năm, cuống lá dày, xốp và mọng nước. Cây có thể cao đến 1m ở những nơi đất thấp và ẩm.

Lá dọc mùng to bản với hình trái tim, giữa có gân lá chạy dọc chiều dài của lá.

Cây ra hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Hoa đực mọc ở ngọn dò, dạng thỏi có bao choàng. Hoa cái mọc ở gốc thỏi. Trái dọc mùng màu đỏ, hình trứng. Rễ của cây phình to như dạng “củ”.

>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 12 tác dụng của cà chua đối với cơ thể

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong dọc mùng

Trong toàn bộ cây dọc mùng có chứa:

  • Chất đường hữu cơ như fructose, glucose, amylose, sucrose,…
  • Acid hữu cơ như citric, oxalic, malic, succinic,…
  • Hợp chất phức tạp loại beta-lectin, triglochin và iso triglochin, alocasin.

Cụ thể trong 100g phần bẹ lá ăn được của cây dọc mùng có chứa:

  • Năng lượng: 14 Kcal
  • Nước: 95 gam
  • Protein: 2,2, gam
  • Carbohydrate: 23 gam
  • Chất xơ: 0,5 gam
  • Các vitamin: vitamin B1 0,012 mg; vitamin B2 0,03 mg; vitamin PP 0,02 mg, vitamin E 2 mg và vitamin C 17mg.
  • Phospho: 25 mg
  •  Kẽm: 1,6 mg
  • Canxi: 38 mg
  • Magie: 52 mg
  • Đồng: 0,03 mg
  • Sắt: 0,8 mg

3. Tác dụng không mong muốn của dọc mùng

Ăn dọc mùng có thể gây ngứa họng
Ăn dọc mùng có thể gây ngứa họng

Dọc mùng khi ăn sống có chứa các chất như calci oxalat, alocasin, sapotoxin ở hàm lượng thấp có thể gây ngứa họng. Nhược điểm này có thể khắc phục nếu chế biến dọc mùng đúng cách.

Ăn dọc mùng quá nhiều làm tăng nồng độ acid uric, nguyên nhân gây nên bệnh gout.

Xem thêm: Top 15 thuốc nam trị gout được sử dụng hiện nay

4. Một số chú ý khi dùng dọc mùng mà bạn nên biết

Để tránh tác dụng bất lợi mà dọc mùng gây ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn dọc mùng?

Người bệnh gout không nên ăn dọc mùng
Người bệnh gout không nên ăn dọc mùng

Món ăn kèm với dọc mùng rất tuyệt vời nhưng những người bệnh gout và viêm khớp không nên ăn loại thực phẩm này.

Điều này là do khi thường xuyên tiêu thụ dọc mùng, đặc biệt món canh chua khoái khẩu sẽ gây tăng lượng acid uric trong máu.

Theo một nghiên cứu về thói quen ăn uống của 50 người có lượng acid uric trong máu cao. Cùng với đó, những người này không có những thói quen sinh hoạt xấu như uống bia, ăn nhiều thịt mỡ,…

Kết quả nghiên cứu hoc thấy 37 trong số 50 người ăn canh chua tối thiểu 4 lần/tuần và 13 người ăn canh chua tối thiểu 2 lần/tuần.

Trong đó, những người ăn canh chua không có dọc mùng có tỷ lệ tăng acid uric trong máu khoảng 15%. Còn khoảng 70% nhưng bệnh nhân khi ăn canh có dọc mùng lên cơn đau kèm những triệu chứng bệnh gout, sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Vì vậy, những người bệnh gout và viêm khớp nên kiêng ăn dọc mùng để tránh tính trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

>> Tư vấn miễn phí<<

0768.299.399

4.2. Cách ăn dọc mùng đúng cách

Chế biến dọc mùng đúng cách
Chế biến dọc mùng đúng cách

Tác dụng không mong muốn mà dọc mùng gây ra có thể khắc phục bằng cách chế biến như sau:

Trước tiên, bạn cần lột sạch vỏ dọc mùng và rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho đến kho dọc mùng mềm ra, dùng tay bóp kiệt nước rồi rửa sạch lại lần nữa. Hoặc để đảm bảo hơn, bạn có thể trần nó qua nước sôi trước khi chế biến.

Theo mẹo dân gian lưu truyền, khi nấu dọc mùng không nên dùng vật dụng bằng tre chạm vào nồi và cũng không nên khuấy khi đang nấu. Chỉ khi nấu xong mới múc ra bát để ăn, lúc đó mới dùng đũa để gắp.

Bài nên xem
  • TPBVSK VIÊN CAO GẮMTPBVSK VIÊN CAO GẮM

5. Món ngon từ dọc mùng

Chỉ với một vài mẹo nhỏ khi chế biến dọc mùng sẽ giúp bạn có thêm những món ăn ngon từ loại rau dân dã này như dọc mùng xào, nộm dọc mùng, bún chân giò dọc mùng,... Cùng Cao gắm theo dõi một số món ăn từ dọc mùng nhé.

5.1. Bún dọc mùng

Đây là món ăn rất được ưa chuộng ở miền Bắc bởi nó mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè và sự ấm nóng vào mùa đông.

Bún giò heo dọc mùng
Bún giò heo dọc mùng

Nguyên liệu gồm có móng giò, thịt chân giò, dọc mùng, cà chua, nghệ, rau thơm, dứa và gia vị.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Sơ chế móng giò và thịt bằng cách luộc sơ, đổ nước.
  • Bước 2: Sơ chế dọc mùng và để ráo nước.
  • Bước 3: Nghệ băm nguyễn và đem nấu với nước. Gạn lấy phần nước.
  • Bước 4: Luộc chân giò và móng trong nước nghệ đã lấy, thêm hành băm vào. Khi chân giò gần chín thì thêm cà chua, dứa và dọc mùng vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn.

5.2. Canh cá nấu dọc mùng

Canh cá nấu dọc mùng là món ăn phổ biến bởi hương vị thơm ngon lại có cách làm và nguyên liệu đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Canh cá nấu dọc mùng
Canh cá nấu dọc mùng

Nguyên liệu gồm có 500g cá chép (hoặc cá trôi, cá trắm, cá diêu hồng,... đều được), 200g dọc mùng, 100g cà chua, 30g sấu, me hoặc tắc để tạo độ chua, hành tím, hành lá, thìa là, rau ngổ (ngò om), mùi tàu và gia vị.

Cách nấu canh cá dọc mùng như sau:

  • Bước 1: Cá được đánh sạch vảy, bỏ mang, nội tạng và cắt khúc vừa ăn rồi đem rửa sạch.
  • Bước 2: Dọc mùng tước vỏ, cắt khúc khoảng 3 - 4cm, rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối 15 phút rồi rửa sạch lại với nước một lần nữa. 
  • Bước 3: Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Sấu gọt vỏ. Nếu dùng me thì ngâm với nước nóng để lấy nước cốt còn tắc thì vắt lấy nước và bỏ hạt. Hành lá, thìa là, rau ngổ, mùi tàu rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Bước 4: Đun nóng dầu trong nồi, thêm hành tím phi cho thơm thì cho cà chua và xào cùng với hạt nêm và muối. Tiếp theo cho nước vào nồi đun sôi.
  • Bước 5: Khi nước trong nồi bắt đầu sôi thì cho cá vào nấu chín cùng với sấu (hoặc nước cốt me hoặc nước cốt tắc) và nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
  • Bước 6: Cuối cùng cho dọc mùng vào đun sôi bùng lên, thêm hành lá, thìa là, rau ngổ và mùi tàu rồi tắt bếp.

Chúc bạn thành công với 2 món ăn chế biến từ dọc mùng!

6. Những câu hỏi thường gặp về dọc mùng

Dưới đây là một số câu hỏi về dọc mùng mà nhiều người thắc mắc:

Ăn dọc mùng ngứa thì phải làm sao?

Dọc mùng là loại rau được dùng trong nhiều các món ăn, tuy nhiên những người có cơ địa dị ứng với loại rau này khi ăn có thể gây ngứa họng dẫn đến nôn mửa, ngạt thở, sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng.

Trong các trường hợp nặng, người bệnh cần được cấp cứu nhanh tại các cơ sở y tế gần nhất.

Còn đối với các trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể xử lý theo một số cách sau đây:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp rửa đi các chất gây ngứa có trong dọc mùng và làm giảm triệu chứng ngứa mà bạn đang gặp phải.
  • Súc miệng và họng nhiều lần bằng nước muối ấm.
  • Uống thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin (loratadin, desloratadin,...).

Bà bầu có ăn được dọc mùng không?

Dọc mùng tốt cho phụ nữ mang thai
Dọc mùng tốt cho phụ nữ mang thai

 Dọc mùng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao.
  • Tốt cho răng và xương: Hai dưỡng chất canxi và photpho không chỉ tăng cường sự phát triển của xương đối với mẹ bầu mà nó còn giúp bé ngăn ngừa các bệnh về xương khi lớn lên.
  • Tăng cường hệ miễn dịch với hàm lượng chất xơ cao.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Các khoáng chất như sắt, kali, đồng, magie giúp kích thích cơ thể tạo tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, cung cấp đủ máu nuôi dưỡng các cơ quan.

Củ dọc mùng có ăn được không?

Củ dọc mùng là phần thân ngầm phát triển. Mỗi bụi có từ một đến nhiều củ. Vỏ củ xù xì và có chứa độc tố gây ngứa là mie65nh nên không ăn được.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên đặc biệt chú ý không nên ăn quá nhiều hay những bà bầu đang mắc chứng bệnh gout hoặc có cơ địa dị ứng thì cũng không nên ăn loại rau này.

Trên đây là bài chia sẻ về rau dọc mùng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc nào khác về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây hoặc để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

0768.299.399

Tin liên quan

  • Tất tật mọi điều bạn nên biết về cây rau muống
  • Giá đỗ và những điều bạn nên biết về anh bạn nhỏ này
  • Những điều bạn nên biết về rau mầm trước khi sử dụng nó
  • Bật mí 12 tác dụng của cà chua đối với cơ thể

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Từ khóa » Dọc Mùng Là Cây Gì