Tác Dụng Củ Gai Tươi Cho Bà Bầu Và Phụ Nữ Sau Sinh Rất Tốt - Eva

Mục Lục Tác dụng của củ gai tươi đối với sức khỏe Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ mang thai Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ sau sinh Bài thuốc của củ gai tươi Củ gai dùng khi nào?

Củ gai là phần rễ của cây gai hay còn gọi là cây trữ ma, được trồng chủ yếu ở vùng tây Bắc. Củ gai có hình dạng tương tự củ sắn nhưng dài và thon hơn, vỏ bên ngoài màu nâu đậm, có các vết sần nhỏ.

Trong củ gai có chứa các thành phần hóa học như: Apigenin, rhoifolin 0,7%,acid quinic, acid chlorogenic, acid protocatechic có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh trong y học. Có 2 cách sử dụng củ gai: Cắt thành các lát mỏng dùng tươi (củ gai tươi) hoặc sấy khô bảo quản dùng lâu dài.

Tác dụng củ gai tươi cho bà bầu và phụ nữ sau sinh rất tốt - 1

Hình ảnh củ gai tươi

Tác dụng của củ gai tươi đối với sức khỏe

Trong đông y, củ gai tươi được dùng như một bài thuốc hiệu quả cho người mắc bệnh và phụ nữ mang thai. Các tác dụng của củ gai tươi có thể kể đến khi dùng làm thuốc như:

- Chữa tê thấp đau mỏi

- Thanh nhiệt giải độc

- Củ gai giúp lợi tiểu, thông tiểu, nước tiểu dục màu, tiểu ra máu, hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

- Ho ra máu

- Chữa lòi dom, co búi trĩ

- Chữa mụn nhọt, giảm sưng viêm

- Cầm máu vết thương

- Chữa các chứng lậu

- Tiêu chảy, kém ăn

Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ mang thai

- Chữa động thai, dọa sảy thai

- Dưỡng an thai

- Bong tách túi thai, tụ dịch màng nuôi

- Đau bụng ra huyết

- Sinh non

- Phù thũng khi mang thai

Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ sau sinh

- Chữa sa dạ con

- Chữa bị trĩ khi sau sinh

Bài thuốc của củ gai tươi

Củ gai tươi lành tính, hầu như không có tác dụng phụ rất tốt trong việc dưỡng thai, động thai. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng củ gai tươi dùng để hầm với chân giò, gà, chim bồ câu,... thành món ăn rất bổ dưỡng, tốt cho thai nhi.

1. Bài thuốc chữa an thai cho bà bầu từ củ gai:

Cách làm: Củ gai tươi 150g rửa sạch rồi thái lát mỏng cho vào nồi hầm với với gà hoặc móng giò. Hầm nhỏ lửa từ 1,5 tiếng 2 tiếng.

Liều dùng: Một tuần nên dùng từ 1,2 lần đến khi sinh mà không sợ sót rau.

2. Chữa phụ nữ có thai đau bụng, dọa sẩy thai:

Cách làm: Cho 30g củ gai tươi cùng với 20g cành tía tô vào ấm, đổ 600ml nước vào rồi đun sôi vặn nhỏ lửa đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Rót ra cốc để nguội chia làm 3 lần uống trong ngày.

Liều dùng: Uống liền từ 1 đến 3 ngày, không nên uống kéo dài.

3. Chữa rong kinh, động thai, sa dạ con, trĩ hậu môn

Bài thuốc tham khảo: Dùng 30g củ gai tươi cho vào ấm, sắc với 600ml đun đến khi còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

Thời gian uống: Uống liền khoảng 6 ngày, theo dõi tình trạng bệnh.

4. Hỗ trợ điều trị phù thũng khi mang thai, ho ra máu

Bài thuốc tham khảo: Cho 30g củ gai tươi và 30g rễ cây cỏ tranh sắc uống trong ngày. Theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.

5. Chữa tiểu rắt, nước tiểu đục

Bài thuốc tham khảo: Dùng 30g củ gai tươi hoặc lá gai khô sắc lấy nước uống hàng ngày, đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

6. Chữa tê thấp đau mỏi, tiêu chảy

Bài thuốc tham khảo: Lấy 25g củ gai tươi, và 25g Tỷ giải cho chung vào ấm sắc lấy nước uống hàng ngày. Theo dõi tiến triển bệnh tình.

7. Cầm máu vết thương

Lấy lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp, băng vào vết thương giúp cầm máu tốt.

Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, quá trình chữa trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế để điều trị đúng bệnh.

Củ gai dùng khi nào?

Khi người bệnh bị các triệu chứng lòi dom, co búi trĩ, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục, tê thấp đau mỏi, kém ăn,... thì có thể sử dụng ngay mà không lo tác dụng phụ.

Đối với các sản phụ, nếu có các triệu chứng rong kinh, động thai, dọa sảy thai, đau bụng ra huyết, sa tử cung... thì cũng nên sử dụng củ gai tươi để an thai dưỡng thể.

Những trường hợp đã bị sảy thai hoặc lưu thai, dùng củ gai tươi rất tốt cho việc mang thai sau này.

Những trường hợp đang điều trị có sử dụng thuốc tây, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc kết hợp dùng củ gai tươi để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản củ gai

Củ gai lành tính và gần như không có tác dụng phụ, bà bầu tính hàn nên kết hợp liều lượng sử dụng theo tham vấn của bác sĩ đông y để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên chọn mua củ gai tươi đúng loại tránh nhầm lẫn với các loại củ khác có hình dáng tương tự. Nếu sử dụng củ gai tươi thì cần rửa sạch phần đất bám bên ngoài vỏ, để khô sau đó thái lát sử dụng. Không sử dụng hết cần bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với loại củ gai sấy khô cần lựa chọn kỹ, tránh mua phải củ gai bị nấm, mốc khi sử dụng sẽ rất độc hại cho cơ thể. Kiểm tra thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Nên mua củ gai tại các cơ sở uy tín, cam kết rõ ràng về chất lượng sản phẩm.

12 tác dụng của sinh tố dưa hấu với sức khỏe và giảm cân 12 tác dụng của sinh tố dưa hấu với sức khỏe và giảm cân Sinh tố dưa hấu là một trong những thức uống phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài việc nó là thức uống thơm ngon, sinh tố dưa hấu còn... Bấm xem >>

Từ khóa » Cây Củ Gai Tươi