Tác Dụng Của Các Sinh Vật Trong đất đối Với đất Trồng
Có thể bạn quan tâm
Các sinh vật trong đất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của đất. Chỉ khi đất khỏe thì cây trồng mới phát triển tốt. Do vậy việc nắm rõ được những lợi ích của các sinh vật trong đất như giun, dế, vi sinh vật rất quan trọng. Để từ đó có những biện phát bảo vệ và phát triển chúng.
1. Giun đất “lưỡi cày muôn thủa của đất”
Giun đất là động vật hoại sinh, thuộc động vật trung bình. Chúng có nhiều loài sống chia nhau từng tầng đất, đất mặt có, sâu dưới lòng đất có, một số loài sống lưng chừng giữa những loài trên. Giun đất yêu cầu môi trường sống phải có độ ẩm phù hợp, giàu thức ăn, nếu pH nhỏ hơn 4,5 giun đất khó phát triển.
Giun đất tham gia vào quá trình phân hủy xác hữu cơ sau đó chuyển hóa thành mùn và chất khoáng. Trong ống tiêu hóa của giun chứa rất nhiều men tiêu hóa, chính nhờ vậy mà xác hữu cơ sau khi nghiền nhỏ tiếp tục được phân hủy. Giun đất nuốt vào cơ thể những chất hữu cơ đã được phân hủy và một phần đất trên đường di chuyển sau đó chúng bài tiết ra ngoài tạo điều kiện tốt cho việc cải tạo đất và hoạt động của vi sinh vật. Phân giun chứa các thành phần dinh dưỡng như (hữu cơ, N, P, K, Ca, Mg). Ngoài ra phân giun còn có CaCO3 giúp ổn định độ pH trong đất. Tất cả những điều kiện trên tạo điều kiện cho đất ngày một tốt hơn.
2. Vi sinh vật – cỗ máy phân giải hữu cơ
Thành phần và số lượng vi sinh vật trong đất là yếu tố đánh giá độ phì nhiêu của đất. Bởi nếu chỉ tính đến hàm lượng chất hữu cơ thì khó giải thích được tại sao ở một vùng đất chiêm trũng có hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, đạm, lân đều cao nhưng cây trồng lại phát triển rất kém. Nguyên nhân là do điều kiện yếm khí của đất trũng ngập nước đã làm hạn chế các loài vi sinh vật háo khí có ích phát triển khiến cho các chất hữu cơ nơi đây không được phân giải, cây trồng không thể hấp thu. Đất ứ đọng toàn chất khó tiêu, chất độc tiết ra trong quá trình trao đổi chất sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến cây trồng.
Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều nhất ở tầng đất canh tác. Đó là nơi tập trung nhiều rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất. Các loại đất khác nhau có dinh dưỡng, độ ẩm, độ thoáng khí, pH khác nhau nên sự phân bố của vi sinh vật cũng khác nhau. Tình trạng ngập nước lâu ngày ảnh hưởng đến tất cả những yếu tố trên.
Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ là vùng vi sinh vật phát triển mạnh nhất. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật. Rễ còn làm cho đất thoáng khí, giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Tất cả các nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật vùng rễ sẽ phong phú hơn vùng ngoài rễ. Thành phần vi sinh vật cũng biến động theo các giai đoạn phát triển của cây phù hợp với hàm lượng các chất tiết ra từ bộ rễ.
Từ khóa » Sinh Vật Sống Trong đất Là Gì
-
Sinh Học đất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tầm Quan Trọng Của Hệ Sinh Vật Trong đất, Liệu Bạn đã Biết - Sfarm
-
Môi Trường Sống Của Sinh Vật Là Gì? Ví Dụ Minh Họa - VietChem
-
Một Số động Vật Sống Trong đất Là Gì?
-
Động Vật Sống Dưới Lòng đất - 2022 - Chủ YếU
-
Những Sinh Vật Sống Trong đất Là
-
Cuộc Sống Của đất: Các Sinh Vật Sống Cư Trú
-
SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT - Đất Hợp Company
-
Hệ Sinh Vật Trong đất ít Người Làm Nông Nghiệp Biết đến
-
Động Vật Trong đất. Dân Cư đất đai Và Khả Năng Thích ứng Với Môi ...
-
Vai Trò Vi Sinh Vật đất đối Với đất Và Cây Trồng
-
Hệ Vi Sinh Vật đất đóng Vai Trò Quan Trọng đối Với đất Và Cây Trồng
-
[PDF] SINH KHỐI VI SINH VẬT ĐẤT
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Ký Sinh Trùng Sinh Sản Và Phát Triển Thế Nào?