Tác Dụng Của Cây Mùi Tàu 'đánh Bay' 9 Loại Bệnh - VOH

Mục lục
  1. Rau mùi tàu là rau gì ?
  2. Tác dụng của rau mùi tàu ít người biết
    1. Trị nám da
    2. Tác dụng của cây mùi tàu trị mụn
    3. Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
    4. Tác dụng của cây mùi tàu chữa cảm cúm
    5. Chữa hôi miệng
    6. Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm
    7. Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh
    8. Long đờm
    9. Trị đau bụng, tiêu chảy
  3. Những lưu ý khi ăn cây mùi tàu
    1. Không ăn nhiều rau mùi tàu
    2. Không ăn chung với nội tạng động vật
    3. Không kết hợp chung các thực phẩm giàu vitamin K
  4. Giá trị dinh dưỡng của cây mùi tàu

1. Rau mùi tàu là rau gì ?

Cây mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây (phương ngữ miền Nam), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây có tuổi thọ hàng năm hay vài năm, cao 15 đến 50 cm. Cây mùi tàu có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn. Lá mọc ở sát gốc, thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ, thường mọc bằng hạt phát tán đi trong môi trường và phát triển nơi điều kiện ẩm ướt.

Theo y học cổ truyền, cây mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. 

bat-mi-9-tac-dung-cua-cay-mui-tau-it-ai-ngo-den-voh-0

Tác dụng của cây mùi tàu trong việc điều trị bệnh là rất tốt (Nguồn:Internet)

2. Tác dụng của rau mùi tàu ít người biết

 

2.1 Trị nám da

Lấy mùi tàu thái vụn, rồi lấy nước ấm và ngâm trong vòng 2 tiếng, sau đó lọc bã và lấy nước đó thoa đều lên mặt trong khoảng 15 đến 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần lúc rửa mặt sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ. Tiến hành đều đặn quá trình này trong khoảng 3 tuần đến 1 tháng thì bạn chắc chắn sẽ thấy được hiệu quả trị nám da đến “thần kỳ” của loại cây mùi tàu (ngò gai) này.

bat-mi-9-tac-dung-cua-cay-mui-tau-it-ai-ngo-den-voh-1

Tác dụng của cây mùi tàu giúp trị nám da (Nguồn:Internet)

2.2 Tác dụng của cây mùi tàu trị mụn

Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt thì lấy rau mùi tàu tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi.

Với người lớn bị mụn bọc và mụn trứng cá thì lấy 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô.

2.3 Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ

Tác dụng của cây mùi tàu giúp chữa đái dầm ở trẻ nhỏ rất tốt. Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày.

2.4 Tác dụng của cây mùi tàu chữa cảm cúm

Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần ô mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào nồi sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.

2.5 Chữa hôi miệng

Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 đến 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

2.6 Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm

Rau mùi 50g, thái dài khoảng 3 đến 4cm; gừng tươi 1 lát đập dập. Tất cả rửa sạch sắc với 400ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày sẽ thấy tác dụng của cây mùi tàu trị bệnh rất hiệu quả.

2.7 Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh

Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400 ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

bat-mi-9-tac-dung-cua-cay-mui-tau-it-ai-ngo-den-voh-2

Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh từ cây mùi tàu (Nguồn:Internet)

2.8 Long đờm

Tác dụng của cây mùi tàu còn giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.

2.9 Trị đau bụng, tiêu chảy

Để trị đau bụng, tiêu chảy, bạn lấy 20g lá mùi tàu, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.

Lời khuyên: Để bài thuốc phù hợp với thể trạng của từng người mới có hiệu quả thì người bệnh cần được bắt mạch kê đơn ở cơ sở y tế có uy tín.

3. Những lưu ý khi ăn cây mùi tàu

3.1 Không ăn nhiều rau mùi tàu

Việc ăn quá nhiều rau mùi tàu sẽ gây nguy cơ gia tăng các bệnh về mắt như suy giảm thị lực. 

3.2 Không ăn chung với nội tạng động vật

Vì nột tạng chứa khá nhiều protein và rau mùi tàu thì lại nhiều vitamin C nên khi kết hợp 2 loại thực phẩm lại với nhau sẽ dễ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, dễ gây nguy cơ ngộ độc, thậm chí sử dụng nhiều sẽ dẫn đến ung thư

3.3 Không kết hợp chung các thực phẩm giàu vitamin K

Rau mùi có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể nên khi kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin K sẽ làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng sự phân hủy các chất dinh dưỡng. 

4. Giá trị dinh dưỡng của cây mùi tàu

Trong 100g cây mùi tàu, chứa các thành phần dinh dưỡng dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

92.0 g

Năng lượng

25 Kcal

105 KJ

Chất đạm

2.1g

Chất béo

0.8g

Chất đường bột

2.4g

Chất xơ

1.6g

Canxi

20mg

Sắt

2.90mg

Magie

35mg

Mangan

0.360mg

Photpho

30mg

Kali

237mg

Natri

39mg

Kẽm

0.41mg

Đồng

210μg

Selen

0.1μg

Vitamin C

177mg

Vitamin B1

0.11mg

Vitamin B2

0.28mg

Vitamin PP

1.4mg

Vitamin B5

0.4mg

Vitamin B6

0.009mg

Folat

152μg

Vitamin E

0.75mg

Thành phần dinh dưỡng trên, chứng minh tác dụng của cây mùi tàu đối với sức khỏe con người là rất hữu ích.

Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Của Ngò Gai