Tác Dụng Của Cây Vối Và Cách Sử Dụng Cây Vối Chữa Bệnh Hiệu Quả

Từ thời xa xưa, các cụ nhà ta đã dùng lá vối, nụ vối để đun, hãm.. làm nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh… Tác dụng của cây vối đối với sức khỏe đã đượ chứng minh cả trong thực tiễn lẫn nghiên cứu khoa học. Vậy, sử dụng cây vối như thế nào? Các bộ phận trên cây vối có tác dụng gì cho sức khỏe?

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu về cây Vối
    • 1.1 Thông tin chung về cây Vối
    • 1.2 Cây vối có hai loại
  • 2 Thành phần hoá học chính của cây vối
  • 3 Tác dụng của cây vối
    • 3.1 Các tác dụng chung của cây vối
    • 3.2 Các bộ phận của cây vối được sử dụng
  • 4 Tác dụng của cây vối trong cuộc sống
    • 4.1 Nụ vối và lá vối và tác dụng của cây vối
    • 4.2 Vỏ cây vối và tác dụng của cây vối
    • 4.3 Rễ cây vối và tác dụng của cây vối
  • 5 Một số bài thuốc trị liệu từ Vối
    • 5.1 Cây vối có tác dụng chữa đầy bụng, không tiêu
    • 5.2 Cây vối có tác dụng giúp giảm mỡ máu

cay-voi

Lá vối, nụ vối đều được sử dụng để pha trà và làm thuốc.

Tìm hiểu về cây Vối

Cây vối rất quen thuộc với những người ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này. Đây cũng là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe nữa.

Thông tin chung về cây Vối

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Vối thuộc loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12 -15m.

Vỏ cây màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.

Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Lá vối, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu.

Cây Vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung.

cay-voi-moc-o-bo-ao

Cây Vối trong ký ức rất nhiều người Việt Nam gắn liền với làng quê, ao vườn

Cây vối có hai loại

  • Loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp.
  • Loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.

Thành phần hoá học chính của cây vối

  • Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo…

Tác dụng của cây vối

Tác dụng của cây vối đối với sức khỏe đã được chứng minh trong cả Tây Y và Đông Y, cũng như được sử dụng nhiều hàng ngàn năm nay ở Việt Nam và trên thế giới. Hãy xem cây Vối thực sự có tác dụng gì nhé.

Các tác dụng chung của cây vối

  • Thanh nhiệt giải biểu.
  • Sát trùng.
  • Chỉ dương.
  • Tiêu trệ…

Các bộ phận của cây vối được sử dụng

  • Nụ hoa: có thể sử dụng tươi nhưng thường phơi khô trước khi sử dụng
  • Vỏ: thường sử dụng dạng thái lát phơi khô
  • Thân: ít được sử dụng hơn.
  • Lá: thường sử dụng dạng tươi pha trà
  • Rễ: sử dụng dạng phơi khô, thái lát.

nu-voi

Nụ Vối rất nổi tiếng tại Việt Nam để pha trà uống thanh nhiệt, giải độc

Tác dụng của cây vối trong cuộc sống

Trong cuộc sống, cây vối có nhiều tác dụng khác nhau, tùy thuộc vào bộ phận được sử dụng.

Nụ vối và lá vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

  • Giải khát.
  • Kích thích tiêu hóa.
  • Giúp ăn ngon miệng.
  • Chống đầy bụng.
  • Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa…

Cách sử dụng:

Dùng để pha trà, uống thay nước lọc

  • Rửa sạch lá vối, nụ vối.
  • Cho nụ vào nồi đun hoặc hãm như nước chè (có thể dùng 6-12g nụ vối/ngày)
  • Lá vối trần qua rồi cho lá vào ấm hãm như nước chè (lá vối có thể dùng khô hoặc tươi, trần lá vối khi uống nước sẽ xanh và ngon hơn)

Dùng để chữa mụn nhọt lở loét ngoài da

  • Rửa sạch lá vối (khô hoặc tươi)
  • Cho vào nồi đun lấy nước đặc.
  • Dùng hỗn hợp nước để gội đầu chữa chốc lở..
  • Gội 2 lần/tuần đến khi vết chốc lở khô và khỏi hẳn.

Dùng để chữa viêm họng, bệnh đường ruột

  • Dùng dưới dạng thuốc sắc.
  • Thuốc cao.
  • Thuốc viên.
  • Muối natri.

Vỏ cây vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

Chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng…

Cách sử dụng:

  • Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch.
  • Cho vào cối giã nát sau đó hòa với nước sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
  • Bôi ngày 2 lần cho đến khi vết bỏng lành.

Rễ cây vối và tác dụng của cây vối

Tác dụng:

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch rễ vối.
  • Đun lấy nước uống (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ)
la-gan
Vối có tác dụng tốt trong bảo vệ gan

Một số bài thuốc trị liệu từ Vối

Một số bài thuốc trị liệu từ Vối rất dễ thực hiện tại nhà cho mọi người với nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

Cây vối có tác dụng chữa đầy bụng, không tiêu

  • Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
  • Nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Cây vối có tác dụng giúp giảm mỡ máu

Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày.

Tóm lại: Vối là một cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam, các bộ phận của cây Vối đều có tác dụng tốt với sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và thường xuyên. Hãy ra ngoài vườn nhà bạn, hái một nắm lá vối và pha nước dùng hàng ngày để thấy hiệu quả kỳ diệu do loại cây rất “bình thường” này mang lại!

Chia sẻ

Từ khóa » Cay Vối Co Tac Dung Gi