Tác Dụng Của Dấu Hai Chấm Và Minh Họa Từng Trường Hợp Cụ Thể Nhất

Dấu hai chấm là một trong những dấu câu được sử dụng phổ biến nhất. Học sinh sẽ được làm quen với cách dùng dấu hai chấm vào lớp 4. Dấu này rất hay bắt gặp ở các đoạn văn bản có đối thoại, văn xuôi… Dưới dây là tác dụng của dấu hai chấm và ví dụ cho thầy cô và phụ huynh tham khảo.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Mục lục 1 Tác dụng của dấu hai chấm 2 Minh họa cụ thể về từng trường hợp sử dụng dấu hai chấm 2.1 Dấu hai chấm dùng để liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc 2.2 Dấu hai chấm báo hiệu lời đối thoại (kết hợp cùng dấu gạch ngang) 2.3 Dấu hai chấm báo hiệu phía sau có trích dẫn nguyên văn hoặc đại ý

Tác dụng của dấu hai chấm

Trong văn bản, dấu hai chấm được viết là “:”. Nhìn chung, dấu câu này có 2 tác dụng:

– Dùng để giúp người đọc phân định phần giải thích, thuyết minh cho đoạn/câu trước đó. Lúc này, phía sau dấu hai chấm không cần viết hoa.

– Dùng để liệt kê các sự vật, sự việc liên quan đến đoạn/câu trước đó. Trường hợp này thì phía sau dấu hai chấm cũng không cần phải viết hoa.

Có thể bạn quan tâm: Ví dụ về đoạn văn diễn dịch cụ thể nhất - Tham khảo ngay để làm văn hay!

– Dùng để báo trước lời thoại trực tiếp, câu nói của nhân vật. Khi đó, dấu hai chấm còn đi kèm với dấu gạch đầu dòng ở hàng tiếp theo. Dấu hai chấm cũng có thể đi cùng với dấu ngoặc kép để trích dẫn hoặc đại ý lời nói. Ở trường hợp này thì không cần xuống dòng mà có thể viết tiếp tục trên cùng một hàng.

Minh họa cụ thể về từng trường hợp sử dụng dấu hai chấm

Dấu hai chấm dùng để liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc

Ví dụ: Hoa mai vàng có 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc, bao gồm: hạnh phúc, trường thọ, may mắn, hòa bình và thành công. Chính vì điều này nên khi tặng hoa mừng thọ, con cháu thường tặng cha mẹ, ông bà mình những cành mai vàng.

Ở ví dụ trên, dấu hai chấm có tác dụng liệt kê 5 ý nghĩa của cụm từ “ngũ phúc”. Với trường hợp này, chữ cái đầu sau dấu hai chấm không cần viết hoa.

Tham khảo thêm bài viết: Từ ngữ địa phương – Sự phong phú của tiếng Việt

Dấu hai chấm báo hiệu lời đối thoại (kết hợp cùng dấu gạch ngang)

Ví dụ: Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Nhưng bông hoa hồng nói với nhau:

– Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loài hoa khác.

– Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa thược dược, màu tím ngát của hoa lưu li, màu vàng tươi của hoa cúc…

Có thể bạn quan tâm: Từ ghép là gì? Cách phân loại và những lưu ý

– Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ?

Trong ví dụ này, dấu hai chấm có tác dụng biểu thị lời thoại trực tiếp. Ở đây là lời thoại của những đóa hoa hồng. Vì là trích dẫn trực tiếp nên mỗi câu của mỗi nhân vật đều đi kèm dấu gạch đầu dòng.

Dấu hai chấm báo hiệu phía sau có trích dẫn nguyên văn hoặc đại ý

Ví dụ: Mỗi người làm báo phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ báo chí là chiến sĩ cách mạng. Trên cơ sở đó báo chí phải chủ động, tích cực phản ánh kết quả công tác chỉnh đốn Đảng tại các đơn vị, cơ sở, phát hiện cách làm hay, gương tốt để biểu dương, đồng thời đấu tranh với các sai sót công công tác xây dựng Đảng.

Ở ví dụ trên, dấu hai chấm trong đoạn có tác dụng biểu thị lời dẫn của nhân vật. Sở dĩ không đi kèm dấu ngoặc kép là bởi người viết chỉ lấy ý câu nói, không trích nguyên văn. Nếu trong trường hợp trích nguyên văn thì phải đi kèm với dấu ngoặc kép. Cả 2 trường hợp chữ cái đầu sau dấu hai chấm đều phải viết hoa.

Trên đây là tác dụng của dấu hai chấm và những ví dụ minh họa cụ thể từng trường hợp. Đây là một trong những dấu câu dễ nhớ, rất dễ sử dụng và thường xuyên bắt gặp. Thầy cô và phụ huynh có thể tập cho bé nhớ công dụng của chúng thông qua thói quen đoc sách.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Tác Dụng Của Hai Chấm