Tác Dụng Của Dứa Và Những Lợi ích Tuyệt Vời Cho Phụ Nữ Khi ăn Dứa
Có thể bạn quan tâm
Dứa là loại trái cây vô cùng quen thuộc, có vị chua và ngọt. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là chất chống oxy hóa và các enzym có tác dụng chống viêm và nhiều bệnh tật.
Dứa và những chất dinh dưỡng có trong quả dứa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật... Dưới đây là 8 tác dụng tuyệt vời của dứa mà chắc chắn khi biết đến, bạn sẽ muốn bổ sung thêm loại quả này vào bữa ăn hàng ngày của mình.
Tác dụng của dứa
1. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Dứa có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tốt cho cơ thể. Trong 165 g dứa đã chứa tới:
- Lượng calo: 82,5
- Chất béo: 1,7 g
- Chất đạm: 1 g
- Carb: 21,6 g
Chất xơ: 2,3 g
- Vitamin C: 131% RDI (Lượng hấp thụ hàng ngày tham khảo)
- Mangan: 76% RDI
- Vitamin B6: 9% RDI
- Đồng: 9% RDI
- Thiamin: 9% RDI
- Folate: 7% RDI
- Kali: 5% RDI
- Magiê: 5% RDI
- Niacin: 4% RDI
- Axit pantothenic: 4% RDI
- Riboflavin: 3% RDI
- Sắt: 3% RDI
- Vitamin A và K, phốt pho, kẽm và canxi.
- Dứa cũng rất giàu vitamin C và mangan, cung cấp lần lượt 131% và 76% RDI. Vitamin C cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống. Trong khi đó, mangan là một khoáng chất tự nhiên giúp tăng trưởng, duy trì sự trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính chống oxy hóa.
2. Chứa chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh tật
Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa. Stress oxy hóa là trạng thái có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này tương tác với các tế bào của cơ thể, gây ra những căn bệnh viêm mãn tính, suy yếu hệ miễn dịch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, tiêu biểu như các bệnh tim mạch và ung thư.
Trong khi đó, dứa chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Bổ sung dứa vào bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ giúp ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó đảm bảo duy trì sức khỏe.
3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Dứa có chứa một nhóm enzym tiêu hóa có tên bromelain. Chúng có chức năng như protease, giúp phá vỡ các phân tử protein thành các khối xây dựng của chúng, chẳng hạn như axit amin và peptit nhỏ. Nhờ đó, chúng sẽ dễ dàng được hấp thụ qua ruột non hơn. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của người bình thường, điều này cực kỳ có lợi cho bệnh nhân suy tuyến tụy, một tình trạng mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzym tiêu hóa.
4. Giảm nguy cơ ung thư
Ung thư là một căn bệnh mãn tính gây ra bởi sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Sự tiến triển của tế bào ung thư thường liên quan đến căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc ăn dứa có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nhờ những hợp chất có trong loại quả này, tiêu biểu như chất chống oxy hóa và enzym tiêu hóa bromelain.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy bromelain ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và kích thích tế bào chết. Một số nghiên cứu khác chứng minh Bromelain có tác dụng ngăn chặn ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết.
5. Tăng cường miễn dịch, chống viêm
Những hợp chất có lợi kể trên trong quả dứa đều có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm.
Một nghiên cứu kéo dài 9 tuần trên 98 trẻ em khỏe mạnh đã chia làm 3 nhóm: nhóm không ăn dứa, nhóm ăn ít dứa (140 g) và nhóm ăn nhiều dứa (280 g) mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những trẻ em ăn dứa có nguy cơ nhiễm vi rút và vi khuẩn thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, những đứa trẻ ăn nhiều dứa nhất có lượng bạch cầu chống lại bệnh tật (bạch cầu hạt) cao hơn gần 4 lần so với 2 nhóm còn lại.
Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ em bị nhiễm trùng xoang hồi phục nhanh hơn đáng kể khi dùng chất bổ sung bromelain, so với phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc kết hợp cả 2.
6. Giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp
Vì dứa có chứa bromelain, có đặc tính chống viêm nên sẽ có lợi cho bệnh nhân viêm khớp. Đầu những năm 1960, bromelain được sử dụng để điều trị các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
7. Hồi phục cơ thể sau phẫu thuật hoặc tập luyện vất vả
Ăn dứa có thể giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục sau khi tập luyện vất vả hoặc sau khi trải qua cuộc phẫu thuật. Điều này phần lớn là do đặc tính chống viêm của chất bromelain có trong dứa.
8. Ngon miệng, dễ thêm vào chế độ ăn uống
Dứa có vị chua và ngọt, rất dễ ăn, giá cả phải chăng và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Do đó, quả dứa rất dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Bạn có thể chế biến và sử dụng quả dứa theo rất nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là ăn trực tiếp như những loại hoa quả thông thường, ngoài ra còn có thể làm nước ép, sinh tố, salad, canh chua, ăn kèm sữa chua, bánh mì...
Tác dụng của dứa với phụ nữ
1. Bảo vệ cơ thể, chống loãng xương, đẹp da
Dứa chứa nhiều vitamin C, đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, cụ thể là hỗ trợ hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Vitamin C cũng ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Nó được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương và bảo vệ tế bào xương khỏi bị hư hại. Nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm giàu vitamin C thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn đáng kể và tỷ lệ gãy xương hông thấp hơn 34%.
Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quy, ung thư và lão hóa da.
2. Tốt cho thai kỳ
Ngoài vitamin C, dứa cũng chứa nhiều đồng, vitamin B (B1, B6, B9), kali, canxi và các hoàng chất có lợi khác.
Đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Khi mang thai, nhu cầu đồng của bạn tăng lên 1 mg mỗi ngày để hỗ trợ sự gia tăng lưu lượng máu xảy ra trong thai kỳ. Nó cũng cần thiết cho sự phát triển của tim, mạch máu và hệ xương và hệ thần kinh của em bé.
Vitamin B góp phần trong sự tăng trưởng và phát triển đúng đắn của thai nhi. Ngoài ra, các khoáng chất khác như kali, canxi, sắt, kẽm... đều cần thiết cho cả mẹ và con trong thai kỳ.
Tuy nhiên lưu ý nên ăn dứa với mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì có thể gây tác động tiêu cực lên thai kỳ của bà bầu.
3. Chống ung thư vú
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, chiếm khoảng 25% trong các loại ung thư được chẩn đoán ở phụ nữ.
Trong khi đó, dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có tác dụng chống ung thư, đặc biệt liên quan đến ung thư vú.
Nguồn tham khảo: 8 Impressive Health Benefits of Pineapple - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 26/5/2018. |
Từ khóa » Nữ ăn Dứa
-
Phụ Nữ Nên ăn Gì để Cô Bé Thơm Tho Và Có Vị Ngọt? Hello Bacsi
-
Ăn Dứa Có Tác Dụng Gì Cho Phụ Nữ Không? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
-
Ăn Dứa (thơm) Có Tác Dụng Gì Cho Phụ Nữ, Con Gái?
-
Tại Sao Phải ăn Dứa Trước Khi Quan Hệ
-
Dứa Có Tốt Cho Phụ Nữ? | Vinmec
-
Ăn Dứa Có Thật Sự Giúp Vùng Kín Thơm Tho Như Nhiều Người Vẫn Làm?
-
20 Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua Khiến Bạn Nên ăn Dứa Mỗi Ngày
-
Phụ Nữ Sau Sinh ăn Dứa được Không? Có Tốt Không? - Monkey
-
Muốn Da đẹp, Môi Hồng, Tóc Khỏe - Hãy ăn Dứa!
-
Con Gái ăn Dứa Có Tác Dụng Gì? Có Nên ăn Dứa Mỗi Ngày - YouTube
-
Bà Bầu ăn Dứa được Không Và Cần Lưu ý điều Gì? | Medlatec
-
Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Có Nên ăn Dứa Không? - Monkey
-
Chị Em Mách Nhau ăn Dứa để "thơm Từ Trong Thơm Ra" - SOHA