Tác Dụng Của Gạch Mặt Theo 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết

Hệ Bạch huyết là gì?

Hệ Bạch huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu. Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn.

Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.

Tầm quan trọng của hệ bạch huyết cho sự sống

Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị “phình to ra”. Ví dụ, khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.

Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.

Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết).

Trong mỗi hạch bạch huyết, có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng cách bẫy & giết chết mầm bệnh.

Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch Huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.

Vị trí của 6 vùng hệ Bạch huyết:

  • Vùng 1: Mát-xa vùng từ dưới đầu mày xuống 2 gần khóe mắt (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi từ huyệt 283 đến huyệt 330). Làm lần lượt 2 bên.
  • Vùng 2: Mát-xa dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi từ huyệt 26 đến huyệt 173).
  • Vùng 3: Mát-xa 2 viền mũi. (Từ huyệt 61 đến huyệt 64)
  • Vùng 4: Mát-xa 2 đường pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má từ huyệt 61 đến huyệt 222)
  • Vùng 5: Mát-xa viền cong ụ cằm.(Từ huyệt 159 trái –phải)
  • Vùng 6: Mát-xa quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.
Diện chẩn & Yoga trị liệu - Tác dụng của Gạch mặt theo 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Diện chẩn & Yoga trị liệu – Tác dụng của Gạch mặt theo 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Lưu ý: Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải. Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao.

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY:

1. Những bệnh tâm thần – thần kinh

Buổn ngủ do mệt mỏi – Kém sức khoẻ, kém năng động Chóng mặt không rõ nguyên do Đau nửa đầu – Liệt mặt Mất ngủ – Say ngủ (cần làm tỉnh táo) Phong xù (kinh phong) Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt, xây xẩm) Say xe, tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)

2. Nhóm bệnh Tim mạch, gan, thận

Huyết áp cao – Mệt tim Viêm gan – Nóng gan, nổi mề đay Bí tiểu, tiểu ít

3. Nhóm bệnh Tiêu hóa, Hô hấp

Biếng ăn Suyễn – Ho khan (do ngứa cổ) Viêm xoang – Viêm họng hạt – Vướng đàm, nghẹt đàm Viêm họng – Khan tiếng

4. Nhóm bệnh xương khớp, cơ bắp vận động

Bệnh Gouttes (Thống phong) Cơ bắp nhão, xệ – Dịch hoàn nhão, xệ Đau lưng, đau cột sống – Đau khớp ngón tay Nhũ hoa nhão, xệ Nứt chân (ở bàn tay, gót chân) Chỗ sưng bầm, sưng phù – Phù chân Tăng tiết dịch các khớp

5. Những bệnh Bài tiết, sinh lý, nhiễm trùng

Bệnh luput đỏ Bí tiểu, tiểu ít – Viêm đường tiết niệu – Tiểu nhiều Đau bụng kinh/Đau bụng đi cầu, tiêu chảy (kiết lỵ) Hôi nách Kinh nguyệt không đều – Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý) Nhiễm trùng có mủ Táo bón , Trĩ, lòi dom Thai yếu (Chỉ dùng cho thai trên 5 tháng tuổi) Tia máu đỏ trong mắt Viêm đại tràng mãn tính, phân lỏng, nát.

6. Những bệnh ngoài da

Ngứa – Dị ứng, nổi mề đay, vẩy nến.

7. Các bệnh chứng linh tinh

  • Đại tiểu tiện hôi thối hơn bình thường.
  • Nằm ngủ mơ thấy ác mộng.
  • Nghiện thuốc lá

LƯU Ý:

  • Để phòng bệnh, tăng cường sức khỏe: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối
  • Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần (Sáng, trưa, tối)
  • Kỹ thuật này có hiệu quả về điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: tăng và giảm huyết áp.
  • Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.
  • Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày (trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng, mộng tinh, huyết trắng…
  • Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
  • Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết có hiệu quả kém hơn so với việc gạch bằng cây Sao Chổi.

Xem thêm: CHÍN VÙNG SINH MỆNH (BÙI MINH TÂM)

#dienchan #yogatrilieu #6vungphanchieu

Từ khóa » Tác Dụng Của 6 Vùng Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết