Tác Dụng Của Muối Và Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Bổ ... - Koilover
Có thể bạn quan tâm
Môi trường nước khi cá Koi sống ngoài ao hồ luôn có một lượng muối tự nhiên trong nước giúp cá sinh trưởng tốt, hàm lượng muối này rất thấp, chỉ khoảng 0,01%. Tuy nhiên, khi thả chúng trong hồ nhân tạo không phải lúc nào chúng ta cũng nên thêm muối vào trong hồ. Trong bài viết này, Koilover sẽ phân tích những ưu điểm của việc sử dụng muối và tác hại nếu lạm dụng muối bừa bãi bạn cần lưu ý.
Chất lượng nước
Nước biển có hàm lượng muối 33kg/1000L, nghĩa là khoảng 3,3%. Nước sạch tự nhiên có hàm lượng muối là 0,165kg/1000L, còn nước clo thì khoảng 0,1kg. Lượng muối đó là cần thiết để duy trì môi trường sống tự nhiên trong hồ. Trong tự nhiên, muối và khoáng chất trong nước có từ đất. Thực vật và cá Koi cũng bài tiết ra muối qua chất thải. Không có muối, sự cân bằng về sinh học trong nước không thể đạt được. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ 2-3kg muối cho 1000L vào hồ, điều này làm độ mặn tăng lên quá nhanh, thực vật sẽ bị ảnh hưởng xấu và dừng phát triển. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với muối khi có thực vật sinh sống trong hồ cá.
Thêm một lượng lớn muối cũng có hại cho vi khuẩn có trong nước. Đặc biệt là những vi khuẩn có lợi trú ngụ trong hệ lọc, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kì biến động bất ngờ trong thông số nước.
Nếu đang có ý định bổ sung muối vào nước, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau:
1, Muối thúc đẩy sự phát triển chất nhờn mới
Khi bạn thêm khoảng 2-3kg muối/1000L, cá buộc phải tiết ra thêm một lớp chất nhờn. Muối kích thích hệ miễn dịch và cá sẽ tiết ra một lớp chất nhờn mới. Điều này không phải là xấu nếu cá Koi của bạn khỏe mạnh và đủ lượng kháng thể. Nhưng bạn đừng quên, để tiết ra lớp chất nhờn mới, con cá phải dùng đến một ít năng lượng dự trữ của nó, đây có thể là số năng lượng dự trữ còn lại mà chúng đang cần.
Nếu một con cá thực sự yếu đi, kéo theo sự miễn dịch của nó cũng yếu đi và hệ thống tiêu hóa kém hiệu quả, điều này chỉ ra rằng sự đề kháng yếu trong lớp nhầy mới. Nhưng nếu con cá yếu đi mà tạo nên được lớp chất nhầy mới dầy hơn, một lớp kháng thể mới được hình thành. Có thể Koi sẽ có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn nếu lớp chất nhầy mới có đủ kháng thể.
Ban đầu, có thể mọi thứ trong hồ có cải thiện mặt cách tích cực nhưng mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Trong hồ, độ mặn sẽ không được giảm bớt vì vậy các lớp chất nhầy sẽ bị đốt cháy lần nữa. Chất nhầy mới sẽ bị phá hủy trước khi nó làm nhiệm vụ của nó, cá Koi sẽ phải liên tục xây dựng lớp chất nhầy mới và bạn có thể tượng tượng được hậu quả đáng buồn.
Nếu thêm muối vào hồ Koi thực sự cần thiết cho việc điều trị cho cá Koi, bạn nên làm điều này ở những bể riêng biệt để không gây ô nhiễm môi trường của cá Koi trong hồ.
2, Muối giết chết ký sinh trùng
Cách đây nhiều năm, người ta tiêu diệt ký sinh trùng đơn giản chỉ cần muối, nhưng lượng muối thậm chí 9-10kg/1000L cũng không đủ. Khi bổ sung một lượng muối lớn, con cá sẽ cần phải bài tiết qua thận. Hàm lượng muối của cá nước ngọt khoảng 2%, do đó lượng muối khổng lồ này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng thậm chí vĩnh viễn cho thận của cá Koi. Điều này cũng làm chúng mất nhiều năng lượng dự trữ hơn như cũng đã nói ở phần trên.
3, Muối làm giảm nhiễm trùng do vi khuẩn
Đây là một điều quan trọng, muối không phải là một chất kháng sinh. Việc sử dụng 5-6kg muối/1000L đôi khi giúp được những vết nhiễm trùng nhỏ. Muối sẽ làm sạch vết thương nhưng con cá phải có đủ kháng thể để tự chữa lành cho nó hoặc là cần thêm sự trợ giúp. Bạn có thể làm sạch vết thương bằng một ít Hydrogen peroxide 3% hoặc cồn 70/80o. Việc này sẽ cho kết quả tốt hơn mà không làm hại thận của cá. Hồ điều trị với 2-3kg muối/ 1000L thì không có hiệu quả chống lại vi khuẩn, đây là một điều không tưởng.
4. Sử dụng muối trong hồ khi nào là tốt nhất
Cho 2-3kg muối/1000L vào hồ nên dùng cho hồ mới, được thiết kế vào mùa thu hoặc hồ có vấn đề xấu trong mấy tháng mùa hè.
Một tác dụng khác của muối là nó có thể giảm bớt ảnh hưởng độc hại của Nitrit trong hồ trong khoảng thời gian ngắn. Nitrit đi qua các mang vào máu của Koi, nơi nó có phản hứng với hemoglobin trong máu. Nó sẽ chuyển đổi thành methaemoglobin, máu không thể vận chuyển oxy được nữa. Kết quả là cơ quan quan trọng của cá Koi sẽ không thể có đủ oxy và cá sẽ từ từ nghẹt thở. Nếu bạn kiểm tra máu của một con cá Koi bị nhiễm nitrit, bạn sẽ thấy rằng nó tối hơn bình thường. Ngộ độc nitrit còn được gọi là bệnh máu nâu. Muối phân tách trong nước thành các ion natri và ion clo. Các ion clorua ngăn chặn sự hấp thụ nitrit, nếu không nó sẽ ngăn chặn oxy vào trong máu. Bạn chỉ cần sử dụng 2kg muối/ 1000L là đủ trong trường hợp này.
Xem thêm các bài viết:
- Cảnh báo: Cá bị tuột nhớt, nhiễm khuẩn, yếu dần rồi chết do trời lạnh
- Tịnh trạng cá Koi bỏ ăn - Nguyên nhân và cách chữa trị
- Những lưu ý khi chăm sóc cá Koi vào mùa đông
Bình luận
Tin liên quan
- 600 con cá koi Nhật thi triển lãm cá koi toàn quốc 2024 (28/06/2024)
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi cá koi bị stress (22/06/2024)
- Những cách làm trong nước hồ cá koi (07/06/2024)
- Cách để tăng body cá koi Nhật đơn giản và hiệu quả (29/05/2024)
- Cách dùng thuốc tím tắm cho cá trước khi thả xuống hồ (14/05/2024)
Từ khóa » Tác Dụng Của Muối Hột Trong Hồ Cá
-
Tác Dụng Của Muối Trong Việc Nuôi Cá Cảnh
-
Muối Hột Thần Dược Nuôi Cá Cảnh | ThucAnChoCa
-
Sử Dụng Muối Trong Hồ Thủy Sinh Đúng Cách - Nuôi Tép Cảnh
-
Tại Sao Nên Cho Muối Vào Bể Cá Cảnh Thủy Sinh Update 07/2022
-
Có Nên Cho Muối Vào Bể Cá Koi? - Cách Cho Muối Vào Hồ Koi
-
Muối Hột Là Thần Dược Hay Là Thuốc Độc Cho Hồ Cá Cảnh ...
-
Công Dụng Của Muối Trong Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt (tiếp Theo)
-
Có Nên Bỏ Muối Vào Hồ Cá Bảy Màu Không? - Yêu Cá Cảnh
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Muối Hột Khi Nuôi Cá Cảnh
-
TẠI SAO NÊN CHO MUỐI VÀO BỂ CÁ THỦY SINH - KoiKa
-
Công Dụng Của Muối Trong Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt - Phần 1
-
Có Nên Cho Muối Vào Bể Cá Cảnh? - Bế Cá Mini
-
Muối Trong Thủy Sinh - Dùng Sao Cho đúng? - Wildrium
-
Có Nên Bỏ Muối Vào Bể Cá Rồng