Tác Dụng Của Parafin Lỏng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
(SKDS) - Parafin lỏng có tác dụng như một chất làm trơn, làm mềm phân, làm chậm sự hấp thu nước nên được dùng làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong thành phần của một số các chế phẩm có chứa các thuốc nhuận tràng khác như cascara, magnesi hydroxyd... Parafin lỏng còn có tác dụng làm dịu da, sạch da và được dùng làm tá dược cho thuốc mỡ điều trị các trường hợp da khô, bệnh vảy cá hoặc tăng sừng hóa.
Ðiều trị triệu chứng táo bón ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên: Uống parafin lỏng 15 - 30ml một lần mỗi ngày, thường vào lúc trước khi đi ngủ. Không nên dùng kéo dài quá 1 tuần. Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: 5 - 15ml một lần mỗi ngày hoặc chia từng liều nhỏ tối thiểu 5ml mỗi lần.
Paraffin được dùng làm tá dược chữa bệnh vảy cá |
Thụt tháo phân:
Dùng liều 120ml cho người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên trong những trường hợp thật cần thiết. Trẻ em 2 - 11 tuổi dùng liều 30 - 60ml.
Không dùng đường uống cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người bệnh nằm liệt giường, ốm đau hoặc có thai, người bệnh nuốt khó, ứ thực quản hoặc dạ dày, thoát vị khe thực quản. Không uống khi đang đau bụng, buồn nôn, nôn. Không dùng parafin lỏng trong thời kỳ mang thai vì khi uống kéo dài parafin lỏng đã xảy ra trường hợp hạ prothrombin huyết và bệnh chảy máu ở trẻ sơ sinh. Thuốc không có chống chỉ định dùng cho người cho con bú.
Dùng liều cao đường uống hoặc đường trực tràng có thể gây rỉ nước, kích ứng hậu môn, ngứa hậu môn, có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế phản xạ bình thường của trực tràng, tăng nhiễm khuẩn và lâu lành các thương tổn ở hậu môn - trực tràng. Giảm liều có thể giảm thiểu tình trạng rỉ nước này.
Tổn thương của bệnh vảy cá |
Parafin lỏng trước đây được dùng trong một số thuốc bôi niêm mạc mũi và dùng trong nội khoa làm thuốc nhuận tràng. Hiện nay, thấy rằng cả hai cách dùng này không an toàn như quan niệm trước đây. Dùng bôi niêm mạc mũi, một lượng nhỏ parafin lỏng có thể bị hít vào phổi và gây viêm phổi “dạng lipid”. Parafin lỏng, dùng liên tục với lượng lớn có thể gây chán ăn và làm giảm sự hấp thụ các vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) và một vài chất khác.
Mọi thuốc nhuận tràng đều có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc khác uống đồng thời. Cụ thể, parafin lỏng có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc uống như vitamin tan trong dầu, caroten, thuốc tránh thai uống, các thuốc chống đông máu như coumarin và dẫn xuất indandion. Trong phân, dầu parafin có thể trộn với các sulfamid không hấp thu được làm ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của những thuốc này. Người dùng những thuốc nói trên nên tránh dùng dầu parafin đồng thời.
Dýợc sĩ Hoàng Thu Thủy
Từ khóa » Dầu Parafin Là Gì
-
Parafin Là Gì? Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Maia&Maia
-
Dầu Parafin Là Gì? Tính Chất Và ứng Dụng Gì
-
Dầu Parafin - Đặc điểm Và Công Dụng
-
Parafin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dầu Parafin Dạng Lỏng | Mua Parafin ở đâu
-
Parafin Trong Mỹ Phẩm Là Gì? Có độc Hại Cho Da Không?
-
Dầu Parafin Là Gì? Tính Chất Và ứng Dụng Như Thế Nào - Vinatank
-
Parafin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Dầu Paraffin, Dầu Trắng Dùng Trong Y Tế, Thực Phẩm – Đạt Chuẩn NSF
-
Dầu Parafin – Siêu Thị TBYT Viên An
-
Dầu Parafin Dùng Trong Công Nghiệp - Dầu Nhớt Chí Trung
-
Dầu Parafin Là Gì ? Ứng Dụng Của Parafin Lỏng - Dầu Nhớt Chí Trung
-
Parafin Là Gì? Vai Trò Của Parafin đối Với Hoạt động Sống Ngày Nay?
-
Việc ủ Nóng Sáp Paraffin Có Nguy Hiểm Hay Gây Bỏng Da Không?
-
Nhũ Tương Dầu Parafin: Công Thức Và Phương Pháp Bào Chế
-
Dầu Parafin Là Gì
-
DẦU GÓC PARAFFIN - Prochem