Tác Dụng Của Quả Chuối đối Với Cơ Thể Không Phải Ai Cũng Biết - Eva

Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng và sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, đặc điểm nổi bật của chuối là cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Tác dụng của chuối đến từ cả thịt chuối lẫn vỏ chuối.

Thành phần dinh dưỡng có trong chuối:

Trong 100 gam chuối (tương đương khối lượng 1 quả chuối xanh trung bình) có chứa:

- Calorie: 89;

- Nước: 75%;

- Carbohydrate: 22.8 gam;

- Đường: 12.1 gam;

- Chất xơ: 2.6 gam;

- Protein: 1.1 gam;

- Chất béo: 0.3 gam;

- Omega-3: 0.03 gam;

- Omega-6: 0.05 gam.

Chuối cung cấp đáng kể của một số vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali, vitamin B6 và vitamin C.

Chuối xanh: Chứa đặc biệt nhiều chất xơ và tinh bột, ăn có vị chát.

Chuối chín: Tinh bột sẽ mất đi, chuyển hóa thành đường, lượng tinh bột trong chuối chín ít hơn 1%.

Tác dụng của quả chuối đối với cơ thể không phải ai cũng biết - 1

13 tác dụng của quả chuối chín mang đến cho cơ thể

1. Kiểm soát huyết áp, tim mạch: Chuối là nguồn cung cấp kali phong phú, giúp giảm căng thẳng trong động mạch và tĩnh mạch, vì thế máu lưu thông khắp cơ thể một cách trơn tru. Điều này có thể giúp loại bỏ chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ, kiểm soát huyết áp.

2. Giải độc cơ thể: Trong chuối có chứa nhiều Pectin giúp cơ thể đào thải thủy ngân nhanh chóng trong 24 giờ.

3. Điều trị hen suyễn: Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 tại Viện Tim và Phổi Quốc gia, Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Vương quốc Anh, chuối có thể bảo vệ trẻ em khỏi ho và giảm triệu chứng liên quan đến hen suyễn. Trong chuối chứa nhiều vitamin B6 làm giãn các mô cơ mềm ở phế quản.

4. Phòng chống ung thư: Chuối có lợi ích trong việc ngăn ngừa chống lại các khối u vì hàm lượng hợp chất phenolic chống oxy hóa cao, phụ nữ ăn bốn đến sáu quả chuối mỗi tuần giảm một nửa nguy cơ mắc ung thư thận.

5. Điều trị táo bón: Chuối chứa một lượng đáng kể chất xơ và do đó giúp cho nhu động ruột trơn tru, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đây cũng là một trong những tác dụng của chuối được nhiều người biết đến nhất.

6. Chữa bệnh đái tháo đường: Pectin có trong chuối được cho là một chất dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện sự dung nạp glucose ở người bệnh đái tháo đường.

7. Giữ gìn trí nhớ và tăng cường tâm trạng: Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015, axit amin tryptophan và chất chống oxy hóa như dopamine có trong chuối, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tâm trạng và trí nhớ. Ngoài ra, magie giúp thư giãn cơ bắp và vitamin B6 giúp bạn ngủ ngon hơn.

Tác dụng của quả chuối đối với cơ thể không phải ai cũng biết - 2

8. Điều trị thiếu máu: Một trong những tác dụng chuối mang đến cho cơ thể đó là hỗ trợ điều trị thiếu máu, vì chuối có chứa nhiều sắt, mà sắt là một phần thiết yếu tạo ra hồng cầu. Việc tăng số lượng tế bào hồng cầu không chỉ ngăn ngừa thiếu máu mà còn tăng sự lưu thông đến tất cả các bộ phận trong cơ thể

9. Cải thiện tầm nhìn: Chuối giống như nhiều loại trái cây khác, chứa nhiều chất chống oxy hóa và carotenoids, giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, quáng gà và tăng nhãn áp đều được chứng minh là giảm khi ăn chuối.

10. Thúc đẩy tăng cân: Chuối có thể hữu ích cho việc tăng cân. Khi tiêu thụ với sữa, chuối giúp tăng trọng lượng nhanh chóng. Sữa cung cấp các protein cần thiết và chuối cung cấp đường. Hơn nữa, vì chuối dễ tiêu hóa, một người thiếu cân có thể ăn 5-6 quả chuối trong một ngày ngoài các bữa ăn thông thường mà không phải đối mặt với chứng khó tiêu.

11. Bổ sung năng lượng: Chuối có khả năng cung cấp năng lượng tức thời, thế nên những người chơi thể thao ăn chuối trong giờ nghỉ giữa các trò chơi sẽ giúp tăng thêm năng lượng nhanh chóng, phục hồi thể lực.

12. Điều trị loét dạ dày: Từ lâu, chuối đã được sử dụng như một loại thực phẩm kháng axit để làm dịu sự khó chịu của dạ dày vì chúng cũng có thể ức chế sự tiết axit. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Anh, thì một trong những tác dụng chuối mang đến cho cơ thể là đặc tính chống loét. Các chất ức chế protease trong chuối giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại có liên quan đến sự phát triển của loét dạ dày.

13. Tốt cho xương: Chuối chứa rất nhiều fructooligosacarit. Đây là những carbohydrate không tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể

Tác dụng của quả chuối trong chữa bệnh

1. Giảm triệu chứng bệnh trĩ, đi đại tiện ra máu

Cách thực hiện: 2 quả chuối để cả vỏ, luộc chín, ăn dần trong ngày.

Tác dụng: Dễ đi vệ sinh hơn, phòng tránh và giảm triệu chứng bệnh trĩ, đi đại tiện ra máu rất hiệu quả

2. Viêm phế quản, ho khan, đờm

Cách thực hiện: Cắt 2-3 quả chuối thành từng khúc, cho thêm 100gr đường phèn hấp cách thủy. Ngày dùng từ 1-2 lần

Công dụng: Trị viêm phế quản, ho có đờm

3. Chữa ngộ độc do ăn uống

Cách thực hiện: Thái miếng từ 200-500g củ chuối, sắc lấy 1 bát nước, cho uống, người bệnh uống sẽ gây nôn.

4. Chữa hắc lào

Cách thực hiện: Lấy chuối xanh cắt 1 đầu cho nhựa chảy ra, dùng nhựa chuối bôi lên các vết hắc lào, làm liên tục ngày 4-5 lần

Tác dụng: Chữa trị hắc lào hiệu quả

Tác dụng của chuối trong làm đẹp

1. Làm trắng răng

Cách làm: Bóc vỏ chuối chín, cắt lấy 1 đoạn, dùng mặt trong của vỏ chuối chà lên bề mặt răng

Tác dụng của vỏ chuối: Làm sạch bề mặt răng, đánh tan các mảng bám và vết ố, thực hiện tuần 2-3 lần sẽ thấy răng trắng bóng hơn.

2. Làm đẹp da

Cách làm: Xay nát vỏ chuối + chuối chín với 1 ít sữa dừa, dùng hỗn hợp thoa đều lên da mặt. Trong vỏ chuối có rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh.

Ngoài ra có thể cắt lấy từng đoạn vỏ chuối, đắp lên da mặt

Tác dụng: Làm sạch, bổ sung dưỡng chất giúp trẻ hóa, làm sáng da mặt hơn

Mặt nạ chuối làm đẹp da

3. Trị mụn cóc

Cách làm: Dùng mặt trong của vỏ chuối, chà xát lên da có mụn cóc, hay có thể cắt lấy miếng vỏ chuối đắp lên da.

Tác dụng: Chữa trị mụn cóc hiệu quả, không cần phải can thiệp thẩm mỹ viện

4. Chữa gót chân bị nứt nẻ

Cách làm: Rửa sạch gót chân, bóp nát quả chuối chín đắp vào các chỗ nứt nẻ, để tầm 20 phút

Công dụng: Các chất trong chuối làm sạch, chống lại vi khuẩn, dưỡng chất sẽ ngấm sâu vào bên trong làm mềm da, phục hồi các chỗ bị tổn thương

5. Kích thích mọc tóc

Cách làm: Bóp nhuyễn chuối thoa đều lên tóc, có thể trộn thêm dầu dừa hoặc sữa chua để hiệu quả hơn.

Tác dụng: Các vitamin A, E, C trong chuối sẽ đẩy nhanh quá trình mọc tóc, ngoài ra chống lại các chất nhờn trên da đầu gây rụng tóc

Những người không nên ăn chuối:

Chuối mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng chuối không hẳn là phù hợp với tất cả mọi người. Những người sau đây tuyệt đối không nên ăn chuối:

Người mắc bệnh thận: Nếu xét nghiệm có nồng độ kali trong máu cao thì không nên ăn chuối.

Người đang bị đau đầu: Trong chuối có chứa tyramine và axit amin có thể sẽ khiến bạn đau đầu hơn.

Lưu ý khi ăn chuối

Để đạt được những lợi ích tốt nhất về sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau đây chọn và ăn chuối nhé!

Chọn chuối chín: Chuối chín có hàm lượng chất chống ung thư và oxy hóa cao hơn chuối xanh

Ăn dưới 2 quả mỗi ngày: Chuối có hàm lượng kali cao, thế nên khi bạn ăn quá 2 quả chuối một ngày

Không ăn chuối khi đói: Nếu bạn ăn chuối khi đói, hàm lượng magie cao sẽ tác dụng trực tiếp gây ảnh hưởng đến quá trình co bóp và làm tổn thương dạ dày.

Không ăn chuối vào buổi sáng: Trong chuối có chứa chất serotonin (chất gây buồn ngủ tức thời), nó sẽ khiến bạn mệt mỏi, không tỉnh táo

Trên đây là một số tác dụng chuối mang đến cho cơ thể. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Tại sao người Nhật thường xuyên ăn chuối chín có đốm đen? Tại sao người Nhật thường xuyên ăn chuối chín có đốm đen? Ăn chuối đã tốt, chuối chín đốm đen càng tốt hơn. Đây chính là lý do người Nhật thường xuyên ăn chuối loại này. Bấm xem >>

Từ khóa » Chuối Trà Bột Có Tốt Không