Tác Dụng Của Quả đậu Rồng - Bài Thuốc Quý
Có thể bạn quan tâm
- Đậu rồng
- Tác dụng của đậu rồng
- Lưu ý khi mua và chế biến đậu rồng
- Đậu rồng
- Tác dụng của đậu rồng
- Lưu ý khi mua và chế biến đậu rồng
Đậu rồng
Tên thường gọi: Ðậu rồng còn gọi là Ðậu khế, Ðậu vuông
Tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.
Họ khoa học: thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Cây Đậu rồng (Mô tả, hình ảnh cây Đậu rồng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa; hạt gần hình cầu, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hoặc đen).
Quả đậu rồng.
Bộ phận dùng: Hạt, quả non, củ - Semen, Fructus et Radix Psophocarpi.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Niu Ghi nê, được trồng ở nhiều nước Ðông Nam á. Ở nước ta, Ðậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam; còn ở các tỉnh phía Bắc chỉ mới trồng ở Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải Hưng phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn cả. Ðậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam, còn ở phía Bắc nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt trên 1 tấn/ha.
Thành phần hoá học:
Hạt Ðậu rồng có hàm lượng protein rất cao và cũng chứa dầu béo tương tự dầu đậu tương. Nó chứa 32-36% protid, 13-17% lipid, 26-33% glucid, và nhiều acid amin như lysin, metionin, cystin. Lượng calcium cao hơn hẳn so với Ðậu nành và Lạc, Củ Ðậu rồng chứa nhiều chất bột và đường, cho nên có vị hơi ngọt, đặc biệt là protid, tới 20% trọng lượng khô, cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Sắn. Khoai lang, Khoai tây, Khoai sọ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Ðậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Ðậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho. Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, cũng được dùng ăn sống, hoặc luộc hay nấu canh, và thường trộn lẫn với các loại rau sống khác. Củ Ðậu rồng có thể ăn sống nhưng thường dùng nấu chín ăn, có giá trị góp phần giải quyết tình trạng thiếu protein. Hạt Ðậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Ðiều có ý nghĩa nhất là loại bột chế từ hạt Ðậu rồng có thể thay thế sữa để chữa bệnh suy dinh dưỡng, bệnh bụng ỏng của trẻ em do đói protein. Ðậu rồng còn được dùng làm thuốc chữa đau mắt, đau tai, mụn có mủ, bướu.
Tác dụng của đậu rồng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, đậu rồng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng có khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày.
Vitamin B12 được biết đến như là thành phần thiết yếu trong việc tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Hấp thụ đủ folate thông qua chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bà mẹ mang thai có thể ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, đậu rồng cũng được đánh giá là thực phẩm cực kỳ tốt cho xương vì dồi dào canxi. Bạn nên bổ sung các món đậu rồng luộc, xào hoặc nấu canh vào chế độ ăn uống mỗi ngày để ngừa bệnh loãng xương, đồng thời giúp cho xương chắc khỏe.
Nếu đang có kế hoạch ăn kiêng thì đậu rồng là thực phẩm lý tưởng dành cho bạn. Bởi lẽ lượng calo mà đậu rồng cung cấp rất ít (chỉ có 49 calo/100g đậu rồng), trong khi porotein lại rất cao (11,6 g protein/100 g đậu rồng), cao hơn 1,36 g/100g hàm lượng protein trong khoai tây.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu rồng là nguồn protein tốt để thay thế cho động vật, rất có ích cho người ăn chay và bị suy dinh dưỡng.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong đậu rồng cũng không thua kém so với các thực phẩm giàu vitamin C khác. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 18,3 mg vitamin C (tương đương 31% nhu cầu vitamin C mỗi ngày). Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, duy trì tính đàn hồi cho làn da, kích thích vòng tuần hoàn máu và ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, đậu rồng cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng khác như sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
Dưới đây là liệt kê 10 tác dụng nổi bật của đậu rồng mà bạn nên biết:
1. Hỗ trợ giảm cân
Các loại đậu tốt cho sức khỏe và có hàm lượng calo thấp. Nó cũng có một lượng chất xơ giúp giảm cân lành mạnh. Chất xơ và calo giúp giữ cảm giác no, do đó làm giảm cơ hội ăn vặt liên tục có thể dẫn đến tăng cân, theo Boldsky.
2. Có lợi khi mang thai
Đậu rồng là một nguồn folate phong phú, ăn đậu rồng trong chừng mực có lợi trong thai kỳ. Nó giúp hỗ trợ sinh nở khỏe mạnh và tránh sự xuất hiện của khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Cùng với hàm lượng folate, nguồn chất sắt dồi dào trong cây họ đậu này có lợi vì nó làm giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ và nhẹ cân ở trẻ.
3. Giảm viêm
Một lượng đáng kể mangan trong các loại đậu giúp giảm viêm. Các đặc tính chống ô xy hóa strong đậu rồng có tác dụng làm giảm bong gân hoặc sưng, có lợi cho những ai bị viêm khớp, vì nó giúp điều trị thiếu hụt superoxide effutase.
4. Cải thiện sức khỏe mắt
Theo các nghiên cứu, hàm lượng thiamine trong cây họ đậu ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thị lực. Ăn thường xuyên đậu rồng giúp ngăn ngừa sự khởi đầu của các vấn đề như bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Thiamine có khả năng cải thiện tín hiệu cơ và thần kinh, rất quan trọng trong kết nối giữa mắt và não, theo Boldsky.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng hỗn hợp vitamin D và canxi phối hợp với nhau để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường, bằng cách tối ưu hóa quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Hai chất dinh dưỡng này ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào tuyến tụy, do đó quản lý việc tiết insulin và lượng đường huyết. Bằng cách cân bằng lượng đường huyết, đậu rồng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, theo Boldsky.
6. Tăng cường năng lượng
Phốt pho trong đậu rồng giúp cải thiện mức năng lượng và có thể giúp xử lý các vấn đề như mệt mỏi, yếu cơ và tê liệt. Các loại đường khác nhau trong đậu rồng, chẳng hạn như glucose, đường-fructose, sucrose, lactose, galactose và maltose chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cải thiện mức năng lượng. Ăn đậu rồng không chỉ giúp cải thiện mức năng lượng, mà còn giúp duy trì năng lượng.
7. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Đậu rồng là chất chống ô xy hóa tự nhiên giúp ngăn chặn màng tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do gây ra thiệt hại. Vitamin C và vitamin A trong các loại đậu giúp ngăn ngừa sự lão hóa sớm và bảo vệ làn da khỏi nếp nhăn, nhược điểm và các thiệt hại liên quan đến tuổi tác khác. Bằng cách làm mới các tế bào da, nó cũng giúp điều trị giảm độ săn chắc của da, theo Boldsky.
8. Bổ sung dinh dưỡng cho người thiếu chất
Tiêu thụ thường xuyên đậu rồng giúp bù đắp sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Các cây họ đậu không chỉ chứa đầy các vitamin có lợi mà còn chứa các khoáng chất như sắt, đồng, canxi, phốt pho, mangan và magiê.
9. Quản lý đau đầu và đau nửa đầu
Thực phẩm giàu tryptophan giúp giảm đau liên quan đến căng thẳng. Ăn đậu rồng có thể giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu. Nó hỗ trợ quá trình tổng hợp serotonin tăng lên, từ đó giúp giảm đau cũng như các triệu chứng liên quan như khó tiêu và nhạy cảm với ánh sáng, theo Boldsky.
Lưu ý khi mua và chế biến đậu rồng
Nên mua đậu rồng lúc mới hái và còn tươi, không có đốm nâu trên trái, không bảo quản lâu trong tủ lạnh vì đậu sẽ bị biến màu và giảm chất lượng.
Trước khi ăn cần rửa dưới vòi nước cho thật sạch, cắt bỏ cuống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Muốn bảo quản đậu rồng thì nên cho vào bao nilon gói kín, để trong tủ lạnh nhưng tối đa cũng chỉ nên giữ trong 2 ngày.
Từ khóa » đậu Khế Bao Nhiêu Calo
-
Đậu Rồng
-
Ăn đậu Rồng Có Giảm Cân Không? 100g đậu Rồng Có Bao Nhiêu Calo?
-
Top 13 đậu Rồng Xào Bao Nhiêu Calo
-
Lợi ích Tuyệt Vời Của Quả đậu Rồng đối Với Sức Khỏe - Kenh14
-
Đập Tan Mọi Thắc Mắc ăn đậu Rồng Có Giảm Cân Không?
-
Khám Phá 9 Công Dụng Của đậu Rồng (đỗ Khế) đối Với Sức Khỏe, Sắc ...
-
Ăn đậu Rồng Có Tốt Không? Có Giảm Cân Không? | Vinmec
-
Công Dụng Của Quả đậu Rồng | Vinmec
-
Ăn Khế Có Béo Không? Ăn Khế Ngọt Có Béo Không?
-
13 Công Dụng Của Đậu Rồng Và Cách Chế Biến Ngon Nhất
-
Lợi ích Tuyệt Vời Của Quả đậu Rồng đối Với Sức Khỏe - Báo Lao Động
-
9 Lợi ích Bất Ngờ Của đậu Rồng Mà Bạn Nên Biết
-
Lợi ích Tuyệt Vời Của Quả đậu Rồng đối Với Sức Khỏe
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của đậu Rồng đối Với Sức Khỏe
-
Ăn Khế Có Béo Không? Ăn Khế Có Tốt Không? Bà Bầu ăn Khế được ...
-
Đậu Rồng Kỵ Với Gì? Ăn Có Tác Dụng Tốt Gì Không? Giảm Cân Không?
-
Đề Xuất 8/2022 # Đậu Rồng Kỵ Với Gì? Ăn Có Tác Dụng Tốt Gì ...