Tác Dụng Của Quả Dứa Và Những Vấn để Cần Lưu ý Khi ăn Dứa

Dứa là một trong những tứ đại danh quả có nhiều dinh dưỡng phong phú, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi ăn dứa quá nhiều, quá trình gọt, rửa dứa không đúng cách, người mẫn cảm với dứa sẽ dẫn đến dị ứng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mục lục

  • 1 Thành phần của quả dứa
  • 2 Tác dụng của quả dứa
  • 3 Những biểu hiện dị ứng khi ăn dứa
  • 4 Nguyên nhân gây dị ứng
  • 5 Phương pháp chế biến dứa tránh dị ứng
    • 5.1 Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần lưu ý
    • 5.2 Nếu ăn dứa dạng xào, nấu, cần lưu ý
  • 6 Phương pháp điều trị khi bị dị ứng
  • 7 Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa
  • 8 Lời kết

Vậy, tác dụng của dứa như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa là gì?

qua_dua_pineapple

Thành phần của quả dứa

  • Chứa vitamin B1, B2, C, PP.
  • Chứa caroten, acid hữu cơ.
  • Chứa các chất khoáng: sắt, canxi, phospho…
  • Đặc biệt, trong dứa có Bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin đang được ứng dụng trong y học để chống viêm, giảm phù nề.

bromelain_trong_qua_dua

Lõi quả Dứa chứa Bromelin giúp thủy phân protein, chống viêm (Ảnh: makersnutrition.com)

Tác dụng của quả dứa

  • Chất bromelin trong dứa được dùng điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột.
  • Làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo.
  • Bromelin phối hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh.
  • Bromelin phối hợp với một số thuốc điều trị hen (theophyllin, ephedrin…) làm tăng tác dụng chống hen.
  • Bromelin làm giảm di căn của các bệnh ung thư, kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị.
  • Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng các phế liệu của nhà máy chế biến dứa (vỏ, lõi dứa) để chiết suất bromelin, đưa bromelin vào trong thành phần thuốc.
  • Sử dụng dứa làm mặt nạ (dứa xay hoặc giã nát) để lột lớp tế bào sừng phía ngoài, lộ lớp da non mịn màng và trắng hơn.
  • Dứa đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hóa tốt hơn.

Bromelin trong dứa dùng điều trị rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột… (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện dị ứng khi ăn dứa

  1. Nôn mửa.
  2. Tiêu chảy.
  3. Đau bụng quằn quại.
  4. Ngứa ngáy toàn thân.
  5. Miệng lưỡi tê dại.
  6. Khó thở, nổi mề đay.
  7. Gây sốc…

Nguyên nhân gây dị ứng

  • Do một loại vi nấm có độc tính cao thường mọc trên mặt đất ẩm vào mùa dứa chín có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
  • Do men phân giải proteon làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Nguyên nhân gây dị ứng do một loại vi nấm độc xâm nhập vào dứa gây ngộ độc cho người ăn (Ảnh minh họa)

Phương pháp chế biến dứa tránh dị ứng

Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần lưu ý

  • Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt.
  • Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút.

Mục đích của việc làm trên nhằm:

  • Khi ngâm nước muối, men phân giải protein sẽ bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi.
  • Nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm, ngọt hơn.

Nếu ăn dứa dạng xào, nấu, cần lưu ý

  • Gọt vỏ, bỏ mắt (sâu một chút).
  • Rửa sạch dứa (có thể tráng qua bằng nước muối nhạt).

Mục đích của của việc làm trên:

  • Khi xào, nấu dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.
  • Áp dụng cho trẻ nhỏ, người già, những người mẫn cảm, hay bị dị ứng thực phẩm.

Phương pháp điều trị khi bị dị ứng

  • Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).
  • Uống siro ipeca: Người lớn từ 15-30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
  • Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.
  • Nếu bị khó thở, suy hô hấp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa

Tuyệt đối không dùng dứa dập nát (Ảnh minh họa)

  • Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.
  • Không ăn dứa dập nát.
  • Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
  • Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.
  • Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
  • Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Lời kết

Các loại hoa quả: cam, táo, lê, bưởi, rất giàu vitamin, khoáng chất… đặc biệt là dứa chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ… ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều dẫn đến sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…

Để đề phòng dị ứng, ngộ độc dứa, khi mua dứa cần chọn những quả tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát… khi ăn dứa sống cần bỏ vỏ, phần mắt thật sâu, rửa bằng nước muối nhạt để loại bỏ những vi nấm độc xâm nhập vào dứa gây hại cho cơ thể.

Khi bị dị ứng, ngộ độc dứa, cần gây nôn, uống siro ipeca hoặc than hoạt tính để loại bỏ độc tố. Nếu có biểu hiện suy hô hấp, hạ huyết áp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Chia sẻ

Từ khóa » Sử Dụng Dứa Như Thế Nào