Tác Dụng Của Rau Rừng Và Các Loại Rau Rừng Tốt Cho Sức Khỏe - Eva
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh vô số những loại rau quen thuộc mà chúng ta thường thấy thì những năm gần đây, chị em nội trợ cực kỳ ưa chuộng các loại rau rừng bởi chúng được quảng cáo là không phun thuốc, không phân bón, rất sạch sẽ và an toàn.
Rau rừng mọc tự nhiên nên số lượng rất ít. Muốn mua phải đặt hàng trước ở chỗ quen. Hiện nay rau rừng được bán phổ biến trên các trang mạng xã hội nhưng không phải lúc nào cũng có.
Bên cạnh độ tươi ngon và an toàn, rau rừng còn đa dạng về chủng loại và hương vị. Tác dụng của rau rừng đối với sức khỏe cũng là một phần khiến nhiều người tin dùng những loại rau này. Mỗi loại rau rừng lại có tác dụng khác nhau. Dưới đây là các loại rau rừng tốt cho sức khỏe.
Các loại rau rừng tốt cho sức khỏe
Rau sắng
Rau sắng hay còn được gọi là ra ngót núi, ngót rừng có tên khoa học là Melientha Suavis Pierre, thuộc họ Rau sắng Opiliaceae. Rau sắng là cây gỗ cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm (Khác với các loài rau khác là cây thảo, bụi thấp trên dưới 1m). Phần được hái để ăn là ngọn non bánh tẻ.
Rau sắng mọc phổ biến ở rừng, ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây (Chùa Hương) miền Nam Việt Nam ở núi Đinh (Đồng Nai).
Rau sắng khá đắt đỏ, nhiều khi có tiền cũng không mua được
Thường rau sắng có giá 150 nghìn đồng/kg nhưng khi khan hàng có thể lên đến hơn 1 triệu/kg và không phải lúc nào muốn ăn cũng có, rau sắng đang trở thành thứ rau đắt nhất của giới sành ăn. Không những ăn ngon, rau sắng còn giàu giá trị dinh dưỡng.
Lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 – 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten v.v
Rau sắng không chỉ là món ăn ngon mà còn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhất là đối với phụ nữ mang thai. Từ xưa, các cụ đã coi rau sắng không chỉ là một món ăn thông thường, mà còn có tác dụng chữa dị ứng, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em…
Lá rau sắng có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40g rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau sắng còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc… Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
Người dân thường dùng rau sắng chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ hoặc sảy thai…
Theo nghiên cứu, trong 100g rau sắng có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg ka-li, 15,7mg sắt, 13,5mg man-gan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2… Rau sắng rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau sắng được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.
Rau chùm bao
Rau chùm bao hay còn được gọi là lạc tiên, nhãn lồng có tên khoa học là Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.
Theo y học cổ truyền, để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần. Chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho người lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đến hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể.
Người ta thường dùng ngọn non của dây chùm bao làm rau ăn. Có tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Rau chùm bao còn dùng để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở.
Rau tàu bay
Rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ cúc Asteraceae. Người dân gọi là rau tàu bay là vì khi cây trổ hoa sẽ bay khắp nơi khi có gió. Rau tàu bay mọc nhiều ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Loại rau rừng này cũng xuất hiện ở Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tàu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protein tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.
Rau tai voi
Rau tai voi có tên khoa học là Pentaphragma gamopetalum Gagnep, thuộc Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Rau tai voi là cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi là Clonh srơma. Lá và quả của cây rau tai voi cũng nấu canh ăn ngon.
Các chất dinh dưỡng trong rau tai voi có rất nhiều loại chất bổ khác nhau, tương tự như rau Báng. Theo Đại học Huế, trong lá rau tai voi có chứa: nước 95%, protid 0,8%, glucid 1,9%, xơ 1,5%, tro 0,8% và calcium 411 mg%, phosphor 5,4 mg%, caroten 1,6 mg% và vitamin C 17 mg%.
Rau dớn
Rau dớn là một loại rau chỉ có ở vùng núi rừng - nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao. Rau dớn thuộc họ quyết, nhỏ hơn cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ xòe ra xung quanh. Những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành hai, ba cái cần, có cái dài tới nửa mét, đầu cong như móc câu. Những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như cái vòi voi.
Theo Đông y thì rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón và làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng. Thường xuyên dùng rau dớn giúp dễ ngủ, cơ thể thoải mái, khỏe mạnh nên được đồng bào các dân tộc rất ưa dùng và rau dớn là một trong những cây rau-bài thuốc quý ở miền núi.
Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cành, lá rau dớn có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt. Ở Malaysia, người ta thường sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để lợi sữa.
Rau bép
Rau bép hay còn gọi là rau danh có tên khoa học là Gnetum gnemon L. var griffithii Markgr. Rau bép thuộc họ Giây gắm Gnetaceae, cây bụi. Rau bép thường được gặp nhiều ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt rau bép đều ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt cây rau bép đem rang lên ăn bùi như lạc.
Cứ đến mùa là người dân Tây Nguyên lên rừng hái lá rau bép
Không chỉ ngon, đủ calo, an toàn, lá bép còn chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên cần cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Chất chiết trong lá cây rau bép có chứa các chất kháng sinh.
Gần đây, rau bép được phát hiện là loài cây giàu các hợp chất chất hoạt động sinh hóa nhóm stilbenoid, bao gồm chất resveratrol (3,5,4 '-trihydroxy-trans-stilbene) là một chất phenol tự nhiên, và chất phytoalexin (sản xuất tự nhiên khi cây bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc nấm).
Cải rừng tía
Cải rừng tía hay còn được gọi là rau cẩn có tên khoa học là Viola inconspicua Blume, thuộc họ hoa tím Violaceae. Cải rừng tía là cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối có cát.
Cải rừng tía chứa 88% nước, 2,4% protid, 7,2% glucid, 1,2% xơ, 1,2% tro, 3,5mg% caroten và 31mg% vitamin C. Cải rừng tía dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can. Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, viêm tuyến vú, đau mắt, mụn nhọt.
Nguồn tham khảo: Vì sao rau sắng đắt đỏ nhất trong các loại rau rừng? - đăng tải trên trang tin Sức khỏe gia đình. Thuốc an thần từ cây chùm bao - đăng tải trên trang tin Sức khỏe đời sống. Những loại rau rừng cực tốt cho sức khỏe - đăng tải trên trang tin phununet.com. |
Từ khóa » Các Loại Rau Rừng Là Gì
-
Tổng Hợp 15 Loại Rau Rừng Ngon Và Phổ Biến Nhất ở Việt Nam
-
Các Loại Rau Rừng Tây Ninh được Giới Sành ăn Tìm Mua Ráo Riết
-
6 Loại Rau Rừng Nghe Tên Lạ Tai Nhưng ăn Cực Dễ Nghiện Của Tây Bắc
-
Việt Nam Có 10 Loại Rau Rừng Mọc Dại Giá 'đắt Cắt Cổ', Có Tiền Chưa ...
-
10 Loại Rau Rừng đặc Sản Tây Ninh được Giới Sành ăn Săn Lùng ...
-
Tổng Hợp 15 Loại Rau Rừng Ngon Và Phổ Biến Nhất ở Việt Nam
-
Điểm Danh Những Loại Cây Rừng Có Thể ăn được đậm Chất Tây Bắc
-
Tổng Hợp Các Loại Rau Rừng Phổ Biến Và được ưa Chuộng ở Việt Nam
-
7 Loại Rau Rừng Tên Lạ- "đặc Sản" ăn Là Nghiện Của đồng Bào Tây Bắc
-
Rau Lủi - Rau Rừng Gia Lai Non Ngắn - Bán Rau Rừng Các Loại
-
Rau Rừng Tây Ninh - Thực Phẩm Sạch HD
-
Các Loại Rau Rừng ăn được Lại Cực Tốt Cho Sức Khỏe - Wiki Phununet
-
Top 5 đặc Sản Rau Rừng được Các Bà Nội Trợ Phát Cuồng Tìm Mua ...