Tác Dụng Của Sắt Và 10 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Bị Thiếu Sắt - Ferrovit

Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết những dấu hiệu thiếu sắt để phòng ngừa và điều trị trước khi xảy ra hậu quả khó lường.

Chất sắt là gì?

chất sắt là gì

Sắt (Fe) là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não. Sắt chứa nhiều trong gan, tim, thịt bò, các loại rau củ như bầu, đậu nành hay ngũ cốc…

Sắt là một trong những khoáng chất rất quan trọng của cơ thể, nhất là đối với phụ nữ. Khi cơ thể thiếu sắt, bạn sẽ gặp các biểu hiện xấu như rụng tóc, nhức đầu, dễ nhiễm trùng, da nhợt nhạt, móng gãy yếu…

Nếu thiếu sắt lâu dài có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, tim đập nhanh, nặng hơn có thể gây thiếu máu, bệnh tim mạch và suy hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm trí nhớ…

Chất sắt có tác dụng gì đối với cơ thể?

tác dụng của chất sắt với cơ thể

Cơ thể người trưởng thành có từ 3 – 4g sắt, trong đó 2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong gan, thận, lách các cơ quan khác. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm vai trò nhất thiết đối với sự sống. Không chỉ là thành phần của huyết sắc tố, sắt còn tham gia vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào.

tác dụng của sắt đối với người lớn và trẻ em

1. Đối với người lớn

  • Sắt là loại khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, sắt có lợi cho quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Vì thế, cơ thể đầy đủ Sắt, sẽ hoạt động một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, sắt còn giúp tăng khả năng tập trung của trí não.

2. Đối với trẻ em

  • Thiếu sắt, sẽ dẫn đến bệnh suy tim ở trẻ nhỏ, khiến trí não của trẻ kém phát triển.
  • Khi thiếu sắt, trẻ thường có biểu hiện ngủ gật, học tập kém, do thiếu tập trung. Những trẻ thiếu sắt thường có làn da xanh xao và tái nhợt.
  • Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Nếu bạn chưa biết cách bổ sung sắt cho trẻ thế nào, hãy cùng tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn mẹ cách sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ” nhé.

3. Đối với phụ nữ có thai

  • Sắt là loại khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
  • Khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung và dự trữ lượng sắt cần thiết, để phục vụ cho quá trình dưỡng thai và mất máu khi sinh nở.
  • Thiếu sắt trong thai kỳ, có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và rất dễ bị bệnh.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

10 dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu sắt

1. Mệt mỏi bất thường

mệt mỏi bất thường là triệu chứng của thiếu sắt

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt. Hiện tượng này xảy ra là do cơ thể chúng ta không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra một protein gọi là hemoglobin hay huyết sắc tố trong các tế bào máu đỏ. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hemoglobin, lượng oxy tới các mô và cơ bắp sẽ giảm đi, khiến bạn có cảm giác không còn một chút sức lực.

Tuy nhiên, mệt mỏi cũng được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, đôi khi rất khó để phân biệt giữa triệu chứng mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu sắt. Vì vậy, bạn nên chú ý rằng những người mệt mỏi do thiếu sắt có thể thêm các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

2. Da nhợt nhạt

biểu hiện của thiếu sắt là da nhợt nhạt

Hemoglobin trong các tế bào máu đỏ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có một làn da khỏe mạnh, hồng hào. Do thiếu sắt, cơ thể con người không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả là làn da của bạn sẽ bị nhợt nhạt hơn.

Tình trạng da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, hoặc có ở một khu vực như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới và thậm chí cả móng tay.

Xem ngay: Bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

3. Đau ngực và khó thở

thiếu sắt có thể dẫn đến đau ngực và khó thở

Nguyên nhân là do hàm lượng hemoglobin ít hơn bình thường nên oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế. Khi đó, cơ thể chúng ta cố gắng để bù đắp và tạo ra nhiều oxy hơn cho các cơ quan hoạt động bình thường nên làm bạn có cảm giác khó thở hay đau ngực.

Lượng oxy trong cơ thể giảm xuống sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, như đi bộ, leo cầu thang hoặc lau dọn. Kết quả là nhịp thở của bạn sẽ tăng lên do cơ thể cố lấy thêm nhiều oxy hơn.

4. Đau đầu và chóng mặt

thiếu sắt gây đau đầu và chóng mặt

Thiếu sắt cũng có thể gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu không đủ bơm oxy đến não. Điều này có thể khiến các mạch máu trong não sưng lên, gây ra áp lực và đau đầu.

Ngoài ra, những người bị thiếu sắt có thể bị hoa mắt và chóng mặt. Chóng mặt bắt nguồn từ sự thiếu oxy đến não hoặc có thể xuất phát từ huyết áp thấp do sự oxy hóa kém của tim và mạch máu.

5. Tim đập nhanh

dấu hiệu thiếu sắt có thể là tim đập nhanh

Khi nồng độ hemoglobin thấp, tim phải làm việc chăm chỉ hơn để mang oxy đến phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều, hoặc cảm giác tim bạn đập nhanh bất thường. Trong trường hợp xấu có thể dẫn đến to tim hay ngừng tim.

6. Tóc và da khô

tóc và da khô

Khi da và tóc thiếu sắt, chúng trở nên khô và dễ gãy hơn. Lượng oxy trong máu thấp cũng khiến tóc và da trở nên khô hơn.

Ngoài ra thiếu protein gọi là ferritin cũng gây ra những vấn đề này bởi vì nó là dưỡng chất thiết yếu cho quá trình lưu trữ và giải phóng sắt cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Thiếu sắt làm tăng tỷ lệ rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.

Xem thêm: Các thực phẩm bổ sung sắt

7. Sưng miệng và lưỡi

sưng miệng và lưỡi

Các dấu hiệu thiếu sắt có thể bao gồm lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn. Bạn cũng có thể bị khô miệng, nhiệt miệng hoặc có vết rạn đỏ và đau ở khóe miệng.

Trong cơ thể của chúng ta có một protein gọi là myoglobin – một loại protein gắn kết với sắt và oxy được tìm thấy trong mô cơ của lưỡi. Nồng độ myoglobin thấp có thể làm cho lưỡi bị đau và sưng.

8. Móng tay giòn

móng tay giòn

Móng tay dễ gãy là một triệu chứng ít phổ biến hơn của tình trạng thiếu sắt và xuất hiện ở giai đoạn muộn của thiếu máu. Tình trạng này được gọi là koilonychia. Koilonychia là một bệnh móng tay trong đó móng trở nên mỏng bất thường và trở nên phẳng hoặc thậm chí lõm về hình dạng.

9. Chân không yên

chân không yên

Tình trạng thiếu sắt có liên quan đến hội chứng chân không yên. Nồng độ sắt trong máu có thể dẫn đến giảm Dopamine – một chất hóa học trong não chúng ta rất quan trọng cho sự vận động và có thể gây ra hội chứng chân bồn chồn.

Nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, lượng Dopamin trong não bị giảm, gây co thắt cơ. Mức Dopamine tự nhiên thường thấp vào cuối ngày, vì vậy đây là lý do tại sao các triệu chứng của hội chứng bồn chồn chân thường tồi tệ hơn vào buổi tối và ban đêm.

Có tới 25% người mắc hội chứng chân không yên có liên quan đến thiếu máu thiếu sắt. Nồng độ sắt càng thấp, các triệu chứng càng nặng hơn.

10. Thèm ăn đồ lạ

thèm đồ lạ

Tình trạng thiếu sắt có thể gây ra cảm giác thèm ăn những đồ lạ như đá, đất sét, bụi bẩn, phấn hoặc giấy. Điều này cũng có thể xảy ra khi mang thai.

Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt

  • Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, bổ sung sắt: đây là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt của bạn.
  • Bổ sung sắt bằng các loại viên sắt uống: khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt.
  • Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin C, đây là loại Vitamin giúp cơ thể hấp thu chất sắt một hiệu quả nhất.

Như vậy ngoài bệnh thiếu máu thiếu sắt thì tình trạng thiếu sắt còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sảy thai. Chính vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống tình trạng thiếu sắt.

Nguồn tham khảo:

What You Need to Know About Iron Supplements – https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/features/iron-supplements#1

What to know about iron deficiency anemia – https://www.medicalnewstoday.com/articles/318096#Treatment-and-self-management

Thiếu sắt có thể gây bệnh gì? – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/thieu-sat-co-gay-benh-gi/

Từ khóa » Thiếu Fe Gây Ra Hậu Quả Gì