Tác Dụng Của Trần Bì Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Bất Ngờ
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Trần bì
Trần bì
Đặt lịch
Trần bì còn được gọi là Quất bì, Quảng trần bì, Tần hội bì thuộc họ Cam (Rutaceae), là phần vỏ của quả chín vàng đã qua khâu chế biến. Những vỏ quýt vứt bỏ đi tưởng chừng vô hiệu nhưng thực sự chúng lại có rất nhiều công dụng trong việc chữa một số bệnh lý ở người được lưu trữ trong Y học cổ truyền như: chữa tiêu chảy, ho có đờm, rối loạn hệ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, trướng bụng,…
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Quất bì, Vỏ quýt, Tần hội bì, Quảng trần bì
- Tên khoa học: Pericarpium Citri Reticulatae
- Họ: Thuộc họ Cam (Rutaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Trần bì là bộ phận vỏ của cây quýt chín vàng đã qua khâu bào chế. Cây quýt là loại cây nhỏ, thân cây dựng đứng, cành có các gai nhọn. Lá cay quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những khẽ lá. Qủa màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sù, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.
+ Phân bố:
Cây quýt được trồng rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc. Tại nước ta, cây quýt được trồng rải rác các tỉnh miền Bắc và miền Nam, nhiều nhất các tỉnh: Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị,…trồng chủ yếu để ăn quả là chính.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng phần vỏ quả quýt đã chín để bào chế thành thuốc.
+ Thu hái: Thu hái những qủa đã chín vàng, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa xuân và mùa đông (tháng 11 – 1 năm sau).
+ Chế biến: Dùng tay bóc hoặc dùng dụng cụ để bóc lấy phần vỏ, đem rửa sơ qua nước để loại bớt bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Sau đó đem thái thành từng đoạn nhỏ, rồi đem phơi 2 – 3 ngày nắng cho khô, hoặc đem sấy khô.
+ Bảo quản: Quất bì được bảo quản trong bọc kín, nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
4. Thành phần hóa học
Trong Trần bì có chứa các thành phần như:
- Tinh dầu
- Vitamin B1 và C
- Anpha-humulenol acetate
- Beta – sesqui – phellandrene
- Caroten
- Copaneme
- Cryptoxanthin
- Elemene
- Iopropenyl-toluene
- Hesperidin
- Limolene
5. Tính vị
- Không độc (Biệt Lục)
- Vị cay, tính ôn (Bản Kinh)
- Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu)
6. Quy kinh
Trần bì được quy vào các kinh sau:
- Kinh Tỳ, Vị, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu)
- Kinh Tỳ, Vị, Phế, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
- Kinh Tỳ, Đại trường (Bản Thảo Cầu Chân)
7. Tác dụng lược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Tinh dầu có trong Trần bì có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, kích thích ruột, tăng tiết dịch vị, làm giãn cơ trơn ruột và dạ dày.
- Kích thích lớp niêm mạc đường hô hấp, làm loãng đờm, tiêu viêm, tăng tiết dịch, giãn phế quản, hạ cơn hen.
- Tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn.
- Tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung.
- Thí nghiệm ở chuột nhắt: tác dụng kháng viêm, chống loét, giảm tiết dịch ở dạ dày, chữa làm các vết loét.
- Thí nghiệm ở thỏ và chó: tác dụng hưng phấn tim, khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch của thỏ và chó có tác dụng ức chế, huyết áp tăng cao, dạ dày không bị ảnh hưởng.
Theo Y học cổ truyền
Trong Đông y, Quất bì có tác dụng:
- Giải tửu độc
- Lợi phế khí
- Bổ Tỳ và Vị
- Khí thực đờm trệ tất dụng, hóa đờm
- Lý khí
- Táo thấp
- Hành thủ thái âm, túc thái âm kinh
- Lợi tiểu tiện
- Trị bàng quang lưu nhiệt
8. Cách dùng – Liều lượng
+ Liều lượng: Dùng 4 – 12 gram
+ Cách dùng: Trần bì được sử dụng để sắc lấy nước dùng hoặc tán thành bột mịn có thể hoàn thành viên để dùng. Đối với dạng sắc, nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
9. Bài thuốc
Trong Đông y, quất bì được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc. Và dưới đây là những gợi ý các bài thuốc từ quất bì mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để chữa bệnh:
BÀI THUỐC TỪ TRẦN BÌ CHO NGƯỜI LỚN
Bài thuốc từ Trần bì chữa tiêu chảy:
- Dùng quất bì, Thương truật, Hậu phá và Cam thảo với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên trộn đều rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 4 – 6 gram cho mỗi lần dùng, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Với các vị thuốc trên có thể sử dụng ở dạng sắc lấy nước dùng.
- Dùng 12 gram quất bì cùng với 8 gram Sinh khương, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc từ Trần bì chữa tiêu chảy kèm đau bụng:
- Dùng 6 gram Trần bì, 12 gram Bạch truật, Phòng phong và Bạch thược mỗi vị 8 gram. Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi sắc cùng với 5 phần nước còn 2 phần để dùng. Hoặc đem một thang thuốc trên sao vàng rối tán thành bột mịn, sử dụng mỗi lần 4 – 6 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.
Bài thuốc từ Trần bì chữa ăn uống không tiêu, suy yếu, tạng phụ không điều hòa:
- Dùng Trần bì, Chỉ thực (sao vàng) mỗi vị 40 gram cùng với 80 gram Bạch truật. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt đậu xanh. Sử dụng 50 viên cùng với nước cho mỗi lần uống, uống sau khi ăn no.
Bài thuốc từ Trần bì chữa ho do cảm hàn, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản:
- Dùng quất bì, Khương bán hạ mỗi vị 6 gram, 12 gram Bạch linh cùng với 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước, cho hai lát gừng tươi để chống đau bụng.
- Dùng quất bì, Cát canh và Tô diệp mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo, sắc để lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc từ Quất bì chữa viêm phế quản mãn tính, ho nhiều đàm:
- Dùng Quất bì, Bán hạ, Cam thảo mỗi vị 6 gram, 20 gram Đương quy, 10 gram Bạch linh cùng với 3 lát Gừng tươi. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng mỗi ngày.
Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm phế quản cấp tính:
- Dùng 500 gram Trần bì, 1000 gram Cam thảo cùng với 125 gram Cát cánh. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối).
Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm đại tràng:
- Dùng Quất bì và Vỏ cây lựu mỗi vị 15 gram cùng với 6 gram Gừng khô, đem thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.
Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm tuyến vú cấp:
- Dùng 30 gram Trần bì cùng với 6 gram Cam thảo, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước để dùng.
Bài thuốc từ Trần bì chữa nấc cục sau khi ăn:
- Đem 30 gram Trần bì nướng lên rồi tán nhỏ, hòa một ít bột mịn trên cùng với nước để uống.
Bài thuốc từ Trần bì chữa nứt nẻ da:
- Dùng một ít Trần bì đem tán thành bột mịn rồi cho thêm một ít dầu thực, trộn đều đến khi đạt độ sền sệt. Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị nứt nẻ, khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.
Bài thuốc từ Trần bì chữa gan nhiễm mỡ:
- Dùng Trần bì và Hoa trà mỗi vị 3 gram cùng với 5 gram Bạch linh. Đem các vật liệu trên đun lấy nước để dùng.
Bài thuốc từ Trần bì chữa trĩ chảy máu:
- Dùng Trần bì, Hoa hòe, Trắc bách diệp mỗi vị 4 gram; Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo mỗi vị 6 gram; Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Đương quy. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng trước bữa ăn khoảng 60 phút.
Bài thuốc từ Trần bì giúp giải rượu:
- Dùng 30 gram Trần bì, 5 gram Sinh khương cùng với 2 quả Ô mai mơ (bỏ phần hột), đem các vị thuốc trên thái nhỏ rồi nấu cùng với nước, để nước nguội bớt rồi dùng.
BÀI THUỐC TỪ TRẦN BÌ CHO TRẺ EM
Bài thuốc từ Trần bì chữa rối loạn hệ tiêu hóa, trẻ bị suy dinh dưỡng:
- Dùng 6 gram Trần bì, 4 gram Chích thảo cùng với Đảng sâm, Bạch linh và Bạch truật mỗi vị 8 gram. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng hoặc có thể tán thành bột mịn hòa với nước để dùng.
Bài thuốc từ Trần bì chữa tiêu chảy, tỳ cam:
- Dùng 40 gram Trần bì cùng với Kha tử nhục, Chích thảo và Thanh bì mỗi vị 20 gram. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 8 gram/ lần sắc cùng với một chén nước cô đặc còn nửa chén để uống, dùng khi thuốc còn nóng, dùng trước mỗi bữa ăn.
10. Kiêng kỵ
Người bệnh không được lạm dụng sử dụng Trần bì với liều lượng quá nhiều, có thể gây hại đến nguyền khí.
Không sử dụng Trần bì để điều trị bệnh lý cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:
- Thực nhiệt
- Khí hư
- Âm hư
- Ho khan
- Thổ huyết
Nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về dược liệu Trần bì cùng với các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh nên thăm khám trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này.
XEM THÊM
- Cây nhân trần: Tác dụng dược lý và Các bài thuốc chữa bệnh
- Mẫu đơn bì – Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Từ khóa » Vị Dược Liệu Trần Bì
-
Trần Bì - Công Dụng Và Những Bài Thuốc Hay Từ Dược Liệu Quý
-
TRẦN BÌ - OPC Pharma
-
Trần Bì – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Trần Bì - Vị Thuốc Nên Có Trong Nhà
-
Trần Bì Và Tần Bì 2 Vị Thuốc Dễ Nhầm Lẫn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trần Bì - Vị Thuốc Quý Quen Thuộc Với Nhiều Công Dụng
-
Trần Bì: Vị Thuốc Tuyệt Vời Cho Nam Giới Sau Mỗi Cuộc Nhậu - YouMed
-
Trần Bì - Vị Dược Liệu Quý Dễ Tìm Với Công Dụng Bất Ngờ
-
Trần Bì, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Trần Bì
-
Trần Bì - Hello Bacsi
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Trần Bì - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Trần Bì - Một Vị Thuốc Quý
-
Vỏ Quýt Trần Bì Là Dược Liệu Cổ Truyền Của Người Á Đông, Là Đệ ...