Tác Dụng Của Vỏ Cây Núc Nác
Có thể bạn quan tâm
Các thảo dược thiên nhiên là những vị thuốc tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Một trong số đó phải kể đến vỏ cây núc nác loại dược liệu được ghi nhận hiệu quả chữa bệnh từ dân gian. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp tác dụng của vỏ cây núc nác.
Thành phần hóa học của vỏ cây núc nác
Vỏ cây núc nác là dược liệu được lấy từ cây núc nác. Vỏ cây được thu hái quanh năm. Người ta đẽo vỏ cây về, thái phiến khoảng 2 – 5cm, mỏng 2-3mm, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Vỏ cây núc nác phải được bảo quản ở chỗ khô, thoáng. Thỉnh thoảng nên đem ra phơi nắng để tránh côn trùng, ẩm mốc tấn công
Vỏ thân núc nác chứa tanin, ancaloit và một số dẫn xuất flavonoid ở dạng tự do như: Oroxylin A, Baicalein hay noroxylin, Chrysin, Tetuin.
Flavonoid có tác dụng chống choáng phản vệ gây bằng lòng trắng trứng trên thỏ và chuột lang và không có tác dụng bảo vệ đối với choáng gây bằng histamin trên chuột lang. Vỏ núc nác còn có tác dụng ức chế co thắt gây bởi acetylcholin và histamin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Ngoài ra, chất này có tác dụng ức chế phù gây bằng lòng trắng trứng trên tai thỏ và không gây độc đối với động vật thí nghiệm.
Chế phẩm nunacin bào chế từ flavonoid toàn phần được dùng để chữa bệnh vẩy nến, hen phế quản, tổ đỉa, mề đay, …
Thực nghiệm cho thấy độc tính của vỏ núc nác rất thấp.
Xem thêm >>> Tác dụng của cây núc nác
Tác dụng của vỏ cây núc nác
Theo y học hiện đại, vỏ núc nác có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể đối với một số tác nhân gây hại.
Theo y học cổ truyền, vỏ núc nác có vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống ho. Thường sử dụng để điều trị viêm họng cấp tính, viêm phế quản, ho lâu ngày. Ngoài ra vỏ cây còn có tác dụng chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da, đau dạ dày, ….
Các bài thuốc chữa bệnh từ vỏ cây núc nác
Điều trị ho mãn tính: Dùng 5 – 10g vỏ núc nác sắc hoặc tán thành bột pha nước uống.
Chữa sốt xuất huyết kèm mẩn ngứa: Dùng nguyên liệu tươi gồm 20g vỏ núc nác, 20g bông mã đề, 30g rau má, 30g cỏ mực. Tất cả nguyên liệu đem giã nát với 1 chút nước. Lọc lấy nước cốt để uống hoặc sắc lấy nước uống.
Chữa phong hàn: Dùng 30g mỗi loại vỏ núc nác, hoàng liên, đại hoàng đem tán bột mịn. Bột đem hoàn thành viên bằng hạt đậu. Ngày dùng 20 – 30 viên.
Chữa viêm da, dị ứng, mẩn ngứa, mụt nhọt: Dùng phòng phong, hạt dành dành, bạch chỉ, đinh lăng, xuyên khung, uất kim, cam thảo mỗi vị 10g; vỏ cây núc nác (sao qua), sài hồ, sài đất, kim ngân hoa, kinh giới lá cơm rượu mỗi vị 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc uống làm 2 lần trong ngày.
Điều trị các bệnh ngoài da: 50g vỏ núc nác, 30g lá kinh giới, 30g lá đinh lăng đun lấy nước rửa ngoài da. Thực hiện 2 lần/ ngày.
Điều trị sởi, ban trái ở trẻ em: Dùng Vỏ núc nác, kinh giới, liên kiều mỗi loại 6g; sài đất 5g, kim ngân hoa, hồng hoa bạch, sài hồ, mã đề mỗi loại 4g. Cho tất cả các nguyên liệu sắc nước uống. Ngày dùng 1 thang, chia nước uống 3-4 lần/ngày.
Chữa táo bón: Vỏ núc nác, lá cây cối xay mỗi vị 20g. Sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml. Chia nước thuốc thành 2 phần uống hết trong ngày.
Chữa bệnh lỵ: Dùng 20g đinh lăng, 20g cỏ sữa; 16g mỗi loại vỏ núc nác, hoa hòe (sao đen), ngũ gia bì, cỏ ngũ sắc, khổ sâm; 12g mỗi loại chích cam thảo, bạch truật, búp ổi, hoàng đằng. Đun các nguyên liệu trên lấy nước uống. Chia nước thuốc uống 2 lần/ngày. Hoặc cách khác dùng 20g mỗi loại: vỏ núc nác, cỏ sữa, cỏ mực (sao đen), lá nhót; 12g mỗi loại chích cam thảo, bạch truật, hoàng liên; 16g mỗi loại hạt sen, củ mài, khổ sâm. Sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần/ngày.
Xem thêm >>> Tác dụng thanh nhiệt giải độc của cây núc nác
Lưu ý khi sử dụng vỏ núc nác
Vỏ núc nác có thể dùng sắc nước thuốc, nấu thành cao, tán thành bột để uống hoặc giã nát, đun nước bôi, rửa ngoài da. Tuy nhiên liều lượng khuyến cáo nên dùng khoảng 15 – 30g mỗi ngày.
Vỏ núc nác có tính hàn nên không sử dụng cho người bị tỳ vị hư hàn. Không sử dụng cho bệnh nhân bị nóng sốt, ho chảy nước mũi hay người bị bệnh tiêu chảy, đầy bụng, đi phân lỏng.
Các bài thuốc chữa bệnh trên từ vỏ núc nác được nhiều người dùng ghi nhận, Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dùng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
* Lưu ý: Tác dụng của thảo dược đối với sức khỏe tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TINH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586
Website: http://duoclieuhoabinh.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Dược liệu Hòa Bình phân phối dược liệu, cao dược liệu uy tín
- Dây thần thông (dây ký ninh) hỗ trợ điều trị hen suyễn
- Thiên niên kiện hỗ trợ chữa mẩn ngứa rôm sẩy hiệu quả
- Những ai không nên uống nước râu ngô?
- Bài thuốc hỗ trợ chữa sỏi tiết niệu từ cỏ mần trầu
- Món ăn bổ dưỡng từ bồ công anh
Từ khóa » Công Dụng Của Vỏ Cây Núc Nác
-
Núc Nác: Cây Thuốc Quý Dân Gian "đa Năng" ít Người Biết
-
Cây Núc Nác - Hình Ảnh, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Bài Thuốc Sử Dụng Cây Núc Nác
-
Núc Nác: Vị Thuốc Có Nhiều Công Dụng - YouMed
-
Cây Núc Nác Thanh Nhiệt, Giải độc
-
Cây Núc Nác Chữa Ung Thư ít Người Biết - VietNamNet
-
30 Tác Dụng Của Cây Núc Nác – Thần Dược, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Vỏ Núc Nác Chữa Bệnh Ngoài Da - VnExpress Sức Khỏe
-
Cây Núc Nác Trị Bệnh Gì Những Cách Dùng đúng Nhất Nên Biết | Blog
-
Vị Thuốc Núc Nác | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Núc Nác Chữa Viêm Gan, Suy Gan, Vàng Da
-
Núc Nác: Dược Liệu Giúp Trị Gàu Và Nấm Da đầu Hiệu Quả
-
Cây Núc Nác Là Cây Gì? Tác Dụng, Bài Thuốc Sử Dụng Vỏ Cây Núc Nác
-
Công Dụng, Cách Dùng Núc Nác - Tra Cứu Dược Liệu