Tác Dụng La Bạc Tử Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Trong Đông Y

La bạc tử

La bạc tử

Đặt lịch

La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được uy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc các bài thuốc sử dụng dược liệu này trong Y học cổ truyền.

La bạc tử có công dụng kháng khuẩn, hạ đường huyết từ từ, tiêu đờm, trị ho, suyễn, bệnh tiêu hóa

Tìm hiểu về dược liệu la bạc tử

1. Tên gọi – Họ

  • Tên gọi khác: La phục tử, La bặc tử, Hạt củ cải, Thổ Tô Tử, Tử hoa tòng, Rau lú bú,…
  • Tên khoa học: Semen raphani Sativi
  • Họ: Thuộc họ Cải (Brasicaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

La bạc tử là hạt già của cây củi cải trắng. Cây củ cải là cây thảo, sống lâu năm. Lá hình mũi mác, chụm ở đất. Hoa chùm có màu hơi tím hoặc trắng. Hạt có hình tròn dẹp, dài có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, xếp thành cuối tràng hạt. Rễ củ phình to, có màu trắng, có hình trụ tròn dài hoặc hình cầu tròn.

+ Phân bố:

Cây củ cải được trồng khá nhiều ở nước ta để làm thực phẩm và bào chế để làm thuốc.

Sử dụng bộ phận hạt già của cây củ cải để làm thuốc, trong Đông y gọi là La bạc tử

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Dùng phần hạt già của cây củ cải để làm thuốc.

+ Thu hái:

Thu hái cả cây, chế biến để thu lấy hạt đối với những quả già. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa hè và mùa thu.

+ Chế biến:

Đem cả cây phơi khô, đạp lấy phần hạt già, đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng.

+ Bảo quản:

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nên bảo quản trong bọc kín. Cần đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng để tránh ẩm móc.

4. Thành phần hóa học

Trong La bạc tử có chứa các chất hóa học sau:

  • Erucic acid
  • Linolenic acid
  • Linoleic acid
  • Oleic acid
  • Glycerol sinapate
  • Raphanin

5. Tính vị – Quy kinh

+ Tính vị:
  • Vị cay, tính ôn (Trấn Nam Bản Thảo)
  • Vị cay, tính nhiệt (Ngọc Thu Bản Thảo)
  • Vị cay, ngọt, tính bình (Trung Dược Học và Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Quy kinh:

La bạc tử được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Phế, Vị, Tỳ (Trung Dược Học)
  • Kinh Phế, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu)
  • Kinh Phế, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo)
  • Kinh Tỳ, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa)

6. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Trong dược lý hiện đại, la bạc tử có tác dụng:

  • Kháng khuẩn: Chất raphanin có công dụng gây ức chế staphylococus aureus, Streptococus pneumaniae và E. Coli
  • Chống nấm: Gây ức chế nhiều loại nấm gây bệnh
  • Hạ huyết áp từ từ
+ Theo Y học cổ truyền:

Trong Đông y, la bạc tử có tác dụng:

  • Chữa ho, hen suyễn, ho có đờm
  • Lợi tiểu
  • Nhuận tràng
  • Tiêu viêm
  • Trừ lỵ
  • Hạ khí

7. Liều lượng – Cách dùng

Dùng 4 – 12 gram La bạc tử mỗi ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

  • Đối với dùng dạng sắc: Đem La bạc tử sao hoặc không sao, có thể kết hợp với các vị thuốc khác (tùy vào từng bệnh tình), sắc cùng với 5 phần nước cô đặc còn 2 phần. Dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Đối với dùng dạng bột: Đem La bạc tử tán thành bột mịn, có thể hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên.

8. Bài thuốc

La bạc tử là hạt già của cây củ cải trắng, có hình tròn hoặc hình bầu dục dẹp. Đập vỡ hạt có nhân màu trắng ngà hoặc màu vàng, có dầu.

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng la bạc tử để chữa bệnh trong Đông y, bạn đọc có thể tham khảo:

La bạc tử và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Bài thuốc chữa ho, suyễn, thở khò khè ở trẻ em:
  • Bài thuốc số 1: Dùng La bạc tử, Đăng tâm thải, Ma hoàng, Tạo giác và Cam thảo với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sử dụng 4 gram/ lần.
  • Bài thuốc số 2: Dùng La bạc tử (sao), Hạt bồ kết (đốt cháy) với liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Sử dụng mỗi lần 4 gram, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau bữa ăn.
  • Bài thuốc số 3: Dùng La bạc tử và Hạt tía tô mỗi vị 12 gram, đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc số 4: Dùng La bạc tử (sao) và Hạnh nhân mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Cam thảo sống, đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc số 5: Dùng La bạc tử, Bạch giới tử và Hạt tía tô mỗi vị 12 gram, đem sao vàng rồi tán thành bột, đem sắc cùng với 2 phần nước còn 1 phần để dùng. Có thể chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa sởi:

Dùng La bạc tử (còn tươi) đem nghiền nát. Mỗi lần sử dụng 6 gram cùng với nước cơm hoặc nước hồ, sử dụng mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc chữa ho di khí đàm nhiều, kích thích tiêu hóa:

Dùng La bạc tử và Tô tử mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram Bạch giới tử. Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi tán thành bột mịn, sắc củng với 5 phần nước còn 2 phần nước, chia làm 3 phần uống sau bữa cơm mỗi ngày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua:

Dùng 40 gram La bạc tử, 40 gram Liên kiều, 80 gram Thần khúc, 240 gram Sơn trà cùng với Bán hạ, Trần bì và Phục linh mỗi vị 120 gram. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành bột mịn và sử dụng 20 – 30 gram mỗi ngày. Hoặc có thể đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc, sắc lấy nước dùng.

Bài thuốc chữa trướng bụng, tiêu hóa kém, tức ngực, hơi không lưu thông:
  • Bài thuốc số 1: Dùng 12 gram La bạc tử, 16 gram Thần khúc (sao) cùng với 8 gram Chỉ xác. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước dùng.
  • Bài thuốc số 2: Dùng 12 gram La bạc tử và 1 củ tỏi. Đem La bạc tử tán thành bột mịn, củ tỏi đem giã nát hòa với một ít nước lọc, chắt bỏ cặn. Đem hai vị thuốc trên nấu sôi để lấy nước dùng.
Bài thuốc chữa phản vị, ăn vào ói:

Dùng 12 gram La bạc tử tẩm với một ít mật, đem chưng cách thủy rồi dùng để ăn mỗi ngày.

9. Lưu ý

Trong quá trình sử dụng La bạc tử để điều trị một số bệnh lý nêu trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng La bạc tử để điều trị cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Chống chỉ định sử dụng cho người bị khí hư, ho lâu ngày không hết, đờm trệ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về la bạc tử cũng như công dụng của dược liệu này. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định. Trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc lương y để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

  • Long nhãn là gì? Công dụng chữa bệnh của Long nhãn?
  • Thổ phục linh: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Từ khóa » Chu Lai Bặc độc Quyền