Tác Dụng Lợi Khuẩn Lactobacillus Trong Chăn Nuôi - BioSpring

Chế phẩm sinh học chất lượng cao ra đời nhờ ứng dụng tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi cùng một số lợi khuẩn thuộc chủng khác trong hệ vi sinh tự nhiên. Lợi khuẩn vi sinh lactobacillus đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi, xử lý các loại bệnh tật phổ biến, thường gặp ở vật nuôi.

Vi khuẩn lactic lactobacillus trong chăn nuôi

Lactobacillus bao gồm nhiều chủng khác nhau. Trong đó, các chủng lactobacillus  dưới đây được sử dụng làm probiotic, chế phẩm sinh học phổ biến nhất.

Lợi khuẩn bào tử Lactobacillus Acidophilus

  • Hay còn gọi là chế phẩm sinh học Lactobacillus acidophilus – Lợi khuẩn bào tử lactobacillus acidophilus thuộc họ Lactic được sử dụng phổ biến nhất, là thành phần trong các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi. Lactobacillus acidophilus có khả năng sống khoảng 15 ngày trong hệ tiêu hóa vật nuôi (tùy vào vị trí).
  • Cấu tạo và sinh trưởng: Lactobacillus acidophilus hình que, sinh trưởng bằng cách sản sinh ra môi trường lượng acid nhẹ, từ môi trường axit nhẹ sẽ tạo nên sự cạnh tranh với các vi khuẩn khác trong ruột. Ở môi trường này, Lactobacillus acidophilus tiếp tục nhân lên với số lượng lớn và đào thảo vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
  • Ý nghĩa với ngành chăn nuôi: tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi dùng để sản xuất men và chất diệt khuẩn lactocidin, ức chế sinh trưởng số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho vật nuôi. Tăng cường kháng sinh tự nhiên và hệ miễn dịch đường ruột. Khả năng tạo acid của Lactobacillus acidophilus khoảng 2%.

Lợi khuẩn bào tử Lactobacillus Casei

Giống như lactobacillus acidophilus,  lactobacillus casei là một loại lợi khuẩn được ứng dụng vào chế phẩm sinh học nhờ ưu điểm của chúng.

  • Cấu tạo: lactobacillus casei có kích thước nhỏ, ngắn, không chuyển động, có khả năng tạo thành chuỗi.
  • Đối với chăn nuôi: lactobacillus casei có khả năng lên men trong nhiệt độ từ 38 đến 40 độ C, lên men được hầu hết các loại đường phổ biến như Glucose, mannose, lactose, fructose,… Lợi khuẩn Bào tử lactobacillus dùng lên men thức ăn cho vật nuôi rất tốt.

Lợi khuẩn bào tử Lactobacillus sporogenes

  • Cấu tạo: Loại trực khuẩn có thể tồn tại dạng chuỗi tế bào hoặc dạng tế bào đơn lẻ ngoài môi trường.
  • Sinh trưởng: Đặc trưng của lactobacillus sporogenes là rất ổn định trong điều kiện nhiệt độ phòng, trong đường ruột tăng sinh rất nhanh.
  • Vai trò lactobacillus sporogenes trong chăn nuôi: Với khả năng lên men nhiều loại đường, vai trò tiêu hóa và biến dưỡng của loại vi khuẩn này rất quan trọng. Trong giai đoạn lên men, các enzyme tiêu hóa được sản sinh cùng với vitamin B tạo thành một phức hợp. Một vai trò quan trọng khác đó là lactobacillus sporogenes sản sinh ra bacteriocin kiểm soát tăng sinh nhóm sinh vật gây thối ruột, đảm bảo cân bằng pH đường ruột.

Streptococcus faecalis

  • Sinh trưởng loài: Streptococcus faecalis có thể sinh trưởng trong môi trường chứa muối ăn (NaCl) lên tới nồng độ 6,5%. Tốc độ sinh trưởng của loại lợi khuẩn Bào tử lactobacillus này rất nhanh.
  • Ứng dụng ngành chăn nuôi: Tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi rất quan trọng bởi khả năng tăng sinh nhanh có thể làm áp đảo số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đặc biệt là các khuẩn nguyên nhân của tiêu chảy. Đặc trưng của Streptococcus faecalis là không chống lại các thành phần khác trong chế phẩm probiotic như vitamin, acid amin,… nên được sử dụng là tá dược phổ biến trong các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi.

Tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi

Vài nét về tác dụng lợi khuẩn bào tử bacillus trong chăn nuôi

tac-dung-loi-khuan-lactobacillus-trong-chan-nuoi

<Ảnh: tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi>

  1. Đối với sản phẩm dành cho người, lactobacillus có ý nghĩa quan trọng đối với công nghiệp sữa lên men. Trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, các lợi khuẩn Bào tử lactobacillus được dùng để ủ chua thức ăn cho vật nuôi. Lactobacillus giúp tạo nên hệ vi sinh cư trú trong hệ tiêu hóa của vật nuôi.
  2. Lactobacillus sản xuất chất kháng khuẩn hiệu quả nhờ việc tạo nên môi trường giàu acid lactic, hydrogen perodide, giảm nồng độ pH đường tiêu hóa, tuy nhiên không làm hại tới các lợi khuẩn khác.
  3. Lactobacillus trong chăn nuôi sử dụng như chất ức chế vi khuẩn gây bệnh bằng cách ức chế sinh trưởng hoặc ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh bám vào màng nhầy thành ruột. Tác dụng lợi khuẩn Bào tử lactobacillus giúp tăng sinh nhanh chóng trong chính môi trường giàu acid mà chúng tạo ra, từ đó tạo nên rào cản cho việc sinh sản của các vi sinh vật khác.
  4. Tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi tương tự như một số chủng vi khuẩn khác tồn tại trong đường ruột vật nuôi đó là khả năng kích thích khả năng miễn dịch cho vật nuôi, hệ miễn dịch được tăng cường, vật nuôi có thể tự chống lại một số bệnh tật phổ biến và dễ mắc phải khi thời tiết, điều kiện sống thay đổi.
  5. Acid mật trong quá trình chuyển hóa có sự tác động của lợi khuẩn bào tử lactobacillus sẽ được thúc đẩy thêm, hỗ trợ việc hấp thu chất béo cho vật nuôi, đồng thời cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ các dưỡng chất, dinh dưỡng khác.
  6. Đa phần các vi sinh vật lactobacillus sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C, đây là điều kiện lý tưởng để lactobacillus tăng sinh khi được đưa vào đường ruột vật nuôi. Ở nhiệt độ phòng, lactobacillus ít hoạt động, chính vì vậy, các chế phẩm vi sinh có thành phần lactobacillus rất dễ bảo quản.

Quá trình ứng dụng lợi khuẩn lactobacillus trong chăn nuôi

  • Lactobacillus hay các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa khác khi được ứng dụng vào ngành chăn nuôi đều trải qua một quá trình trước khi thành phẩm đông khô cho vật nuôi ăn hoặc uống.
  • Quá trình phổ biến nhất đó là: Nhân giống vi sinh vật -> Lên men -> Thu sinh khối -> Đông khô -> Chế phẩm. Mỗi khâu trong quy trình đều được tiến hành chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn như tại phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm dành cho chăn nuôi.

Nhờ những ưu điểm mà chỉ chủng lactobacillus mới có, các chế phẩm sinh học đã có bước đột phá mới, cải thiện rõ ràng chất lượng chăn nuôi cho người chăn nuôi.Qua những bài viết thiên về kiến thức chuyê ngành trên quý độc giả có thể thấy  tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi rất lớn, ngành sản xuất chế phẩm sinh học hiện nay không thể thiếu sự đóng góp từ chủng lactobacillus.

Từ khóa » Khuẩn Lactobacillus