Tác Dụng Phụ đáng Sợ Của Cà Rốt Ai ăn Cũng Cần Cảnh Giác
Có thể bạn quan tâm
Cà rốt là món ăn quen thuộc, phổ biến của người Việt. Đây là một loại rau củ tốt cho sức khỏe do chứa nhiều beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali cũng như chất chống oxy hóa.
Ăn cà rốt rất thích hợp với những người có nhu cầu giảm cân, giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe mắt, thậm chí là giảm nguy cơ ung thư…
(Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, một trong những sai lầm lớn nhất của các bà nội trợ trong khâu chế biến đó là hầm cà rốt và các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitrit, một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể về lâu dài rất có hại sức khỏe, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, cần cảnh giác với tác dụng phụ của cà rốt nếu bạn ăn thường xuyên:
Gây táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Người táo bón không nên ăn hoặc uống nước cà rốt.
(Ảnh minh họa)
Gây rối loạn kinh nguyệt
Đối với phụ nữ, nếu dùng hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ ngày một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt thậm chí là vô kinh một thời gian.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid. Do đó, một tuần bạn chỉ nên ăn 2 - 3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của cà rốt.
Gây vàng da
Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...
Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết với người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g cà rốt trên một tuần.
Cách ăn cà rốt tốt nhất cho sức khỏe Rất nhiều người thích ăn cà rốt sống hoặc xay sinh tố cà rốt vì lầm tưởng cách làm này sẽ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng trong cà rốt. Nhưng thực ra, ăn cà rốt sống lại không có lợi vì trong cà rốt có chất Caroten. Đây là loại chất có tính hòa tan trong mỡ. Nếu cà rốt ăn sống, có thể tổn thất đến 90% lượng Caroten. Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn. |
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Giá trị dinh dưỡng của cà rốt.
M.H (th) - Theo giadinh.net.vnTừ khóa » Tác Dụng Của Cháo Cà Rốt
-
Công Dụng Của Cà Rốt Với Trẻ Em Tuyệt Vời Như Thế Nào? - Hello Bacsi
-
6 Tác Dụng Của Cà Rốt đối Với Trẻ Em Bạn Nên Biết
-
Trẻ ăn Nhiều Cà Rốt Có Tốt Không? | Vinmec
-
Cà Rốt Thành 'độc Dược' Nếu ăn Theo Cách Này
-
Ngoài Sáng Mắt Thì Củ Cà Rốt Còn Có Những Tác Dụng Gì?
-
9 Lợi ích Tuyệt Với Của Cà Rốt, Kể Cả Tăng Cường Miễn Dịch
-
Cà Rốt Thực Phẩm Có Nhiều Tác Dụng
-
Cà Rốt - Thực Phẩm Bổ Dưỡng Và Làm Thuốc
-
Cách Chữa Tiêu Chảy Bằng Cà Rốt Cho Bé Và Người Lớn
-
Cà Rốt Trị Tiêu Chảy Như Thế Nào? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Gợi ý 7 Món Cháo Cà Rốt Cho Bé ăn Dặm đảm Bảo Dinh Dưỡng
-
Trẻ Bị Tiêu Chảy ăn Nhiều Cháo Cà Rốt Có Tốt Không?
-
Cách Chữa Tiêu Chảy Bằng Cà Rốt Cho Bé Mà Mẹ Cần Biết
-
Cà Rốt Bao Nhiêu Calo? Những Lợi ích Của Việc ăn Cà Rốt - S