Tác Dụng Phụ Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19: Phản ứng Không đáng ...

Hầu hết tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh…  Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm vắc xin, tự khỏi và không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng như không để lại di chứng. Theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng virus corona thậm chí là có lợi vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin.

tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin covid-19

Vaccine Covid-19 là gì?

Vaccine phòng Covid-19 là loại vaccine giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng tạo ra kháng thể có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là loại virus gây ra đại dịch trên thế giới, gần 210 triệu người mắc phải, gần 4.5 triệu người tử vong, lây lan và bao trùm tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Tại sao bị phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm vaccine Covid-19 là hoàn toàn bình thường?

Phản ứng sau tiêm chủng hay sự cố bất lợi sau tiêm chủng được định nghĩa là “hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin”.

Giống như với tất cả các loại vaccine khác, vaccine Covid-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều được giải quyết trong vòng vài ngày. (2)

Vaccine là an toàn, để được đưa vào sử dụng, tất cả các loại vaccine Covid-19 trên thế giới đều phải nghiên cứu để đảm bảo tính an toàn và hiệu lực, cũng như trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Sau khi tiêm vaccine, người được tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm, điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu. Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vaccine đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.

Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vaccine có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Do đó, việc theo dõi phản ứng phụ sau tiêm phòng Covid-19 là việc làm hết sức quan trọng.

Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp

Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều sẽ tự hết trong vài ngày. (3)

Phản ứng phụ rất thường gặp (≥10%):

  • Tác dụng phụ tại vị trí tiêm (phản ứng tại chỗ tiêm):
    • Tăng cảm giác đau
    • Đau
    • Nóng
    • Đỏ
    • Ngứa
    • Sưng
  • Các tác dụng phụ toàn thân (phản ứng toàn thân):
    • Cảm thấy không khỏe (khó chịu)
    • Mệt mỏi
    • Ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ)
    • Đau đầu
    • Buồn nôn
    • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Tác dụng phụ thường gặp (1-10%)
    • Sốt (nhiệt độ đo được từ 38° C/100.4° F trở lên).

Theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm vaccine, áp dụng cả với vaccine Covid-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm vaccine Covid-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.

Tại điểm tiêm chủng, Các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện và điều trị sớm cũng như phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các biểu hiện đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ kéo dài sau khi chích ngừa vacxin Covid-19

  • Sốt: Sốt nhẹ dưới 38 độ thường khỏi sớm, có thể kéo dài 1-2 ngày. Những trường hợp sốt cao > 38 độ cần theo dõi, nếu thân nhiệt không giảm hoặc không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  • Phản ứng tại chỗ: gồm các triệu chứng đỏ, sưng, chai, cứng tại chỗ tiêm… thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
  • Đau khớp: có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.
  • Hội chứng não, màng não cấp tính xuất hiện những cơn kịch phát, rối loạn ý thức: kéo dài 1 đến nhiều ngày, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:

  • Mề đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp hoặc ngất.
  • Rối loạn ý thức.

1. Các lưu ý phải nhớ về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19

  • Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine. (1)
  • Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
  • Không tiêm vaccine Covid-19 khi hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
  • Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).
  • Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).

Nếu bạn không chắc chắn bất kỳ điều gì bên trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn trước khi chỉ định tiêm vaccine Covid-19.

2. Lưu ý sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 2

Theo nghiên cứu, tiêm mũi 2 vắc xin Covid của công ty Astrazeneca sẽ ít có phản ứng phụ hơn so với liều thứ 1.

Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ sau tiêm đáng lo ngại so với người trẻ. Điều này có thể gây ra do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi không có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau của người lớn tuổi đã được nâng cao.

3. Khi nào nên gọi ngay cho bác sĩ/bệnh viện gần nhất?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, biến chứng nghiêm trọng do vaccine gây ra là cực kỳ hiếm gặp, trong khi đó lợi ích do vaccine và tiêm chủng mang lại lớn hơn rất nhiều. Khi gặp các phản ứng phản vệ dưới đây, người được tiêm vaccine cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời.

  • Sốt cao (>38 độ): Nên uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt an toàn, mặc thoáng, lau mát với nước ấm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
  • Co giật: Co giật có thể kèm sốt hoặc không, dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí co giật.
  • Áp xe: Có thể là áp xe vô khuẩn hoặc áp xe nhiễm khuẩn, rò dịch. Trường hợp áp xe do nhiễm khuẩn, nên dùng thuốc kháng sinh điều trị.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất là sốc nhiễm trùng. Cần đến bệnh viện sớm để điều trị sốc theo phác đồ, tránh các biến chứng.
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Trong trường hợp phản ứng nặng nên xử trí như trường hợp phản ứng phản vệ.
  • Phản ứng phản vệ: do nhiều nguyên nhân gây ra, thường có triệu chứng như vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, mạch khó bắt, huyết áp tụt, đau bụng, khó thở, co giật… Cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
  • Huyết khối: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, đau, phù chi dưới, có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.

Quy trình tiêm vacxin Covid-19 tại Việt Nam bài bản, đúng tiến trình

Quy trình tiêm chủng vacxin Covid-19 tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn mức cao nhất, tiến bộ và khắt khe hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước phát triển.

Các cơ sở tiêm chủng vacxin Covid-19 tại Việt Nam đều được đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Thực hiện nghiêm túc công tác khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người tiêm vaccine phải ở lại ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng để theo dõi các phản ứng sau tiêm, được hướng dẫn theo dõi các phản ứng tại nhà từ 7-28 ngày.

Ngoài ra, các bệnh viện luôn trong tư thế sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu, lường trước các trường hợp biến chứng sau tiêm vaccine virus Corona nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.

Những câu hỏi thường gặp về phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19

1. Làm gì để giảm phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19

Có thể sử dụng thuốc chứa paracetamol/acetaminophen nếu cần giảm các phản ứng phụ như đau và/hoặc sốt. Cần báo cáo tác dụng phụ trực tiếp bằng cách truy cập vào website https://contactazmedical.astrazeneca.com/.

2. Vaccine Covid-19 có phản ứng phụ lâu dài nào không?

Vì vaccine Covid-19 là vaccine mới, chưa có dữ liệu nghiên cứu dài hạn. Tuy nhiên, COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được cung cấp cho hàng ngàn người trong các thử nghiệm lâm sàng. Họ đang và sẽ được theo dõi cẩn thận trong 12 tháng. dựa trên phân tích sơ bộ từ dữ liệu gộp của bốn thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại Vương quốc Anh, Brazil và Nam Phi.

Tại thời điểm phân tích, 23.745 người tham gia từ 18 tuổi trở lên đã được phân nhóm ngẫu nhiên và được tiêm vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca hoặc liều đối chứng. Trong số này, 12.021 người được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca.

3. Vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi không?

Hiện tại, chưa có dữ liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của vaccine Covid-19 trên khả năng sinh sản ở người. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ.

Trên đây là các thông tin quan trọng về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19. Hãy cùng VNVC cập nhật các thông tin sớm nhất về tình hình dịch bệnh và tiêm ngừa virus Corona chính thống từ bộ Y Tế và thế giới nhé!

Từ khóa » Tiêm Vaccine Buồn Nôn