Tác Dụng Thực Sự Của Tế Bào Gốc
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là các phương pháp làm đẹp từ sản phẩm này tại Việt Nam đang được thổi phồng gấp nhiều lần so với sự thật. Vậy, tế bào gốc là gì? Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe và khả năng làm đẹp cho chị em phụ nữ ra sao? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu thực hư vấn đề này.
Mục lục
- 1 Tế bào gốc là gì?
- 2 Tế bào gốc có những loại nào?
- 3 Vai trò của tế bào gốc đối với sức khỏe con người
- 3.1 Đối với sức khỏe
- 3.2 Trong lĩnh vực làm đẹp
- 4 Các sản phẩm điều chế từ tế bào gốc
- 5 Lịch sử ra đời tế bào gốc
- 6 Quan niệm về tế bào gốc đối với người nước ngoài
- 7 Ý kiến của chuyên gia
- 8 Lời kết
Tế bào gốc là gì?
Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da… Chức năng đặc biệt của tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể.
Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác.
Tế bào gốc
Tế bào gốc có những loại nào?
Tế bào gốc có nhiều loại khác nhau:
- Mỗi bộ phận trong cơ thể đều có một loại tế bào gốc riêng: tế bào tạo máu, tạo xương, tạo da…
- Phôi tế bào gốc (từ phôi thai) tạo ra toàn bộ những cơ quan của cơ thể con người trong lúc phát triển.
Vai trò của tế bào gốc đối với sức khỏe con người
Đối với sức khỏe
Tế bào gốc góp phần phục hồi sức khỏe con người trong việc tái tạo, điều trị các căn bệnh:
- Do bỏng, loét..
- Bại não.
- Vô sinh.
- Ung thư.
- Căn bệnh thế kỷ HIV.
Trong lĩnh vực làm đẹp
- Tế bào gốc góp phần tái tạo phục hồi tổn thương, duy trì vẻ đẹp.
- Hạn chế sự lão hóa của con người.
Các sản phẩm điều chế từ tế bào gốc
– Các sản phẩm điều chế từ tế bào gốc để hỗ trợ chữa bệnh.
– Các loại mỹ phẩm tế bào gốc chiết xuất từ động vật và thực vật.
Hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm tế bào gốc để làm đẹp:
Tại Việt Nam, sự phát triển của những sản phẩm và các phương pháp chăm sóc sắc đẹp từ tế bào gốc nở rộ. Chúng được quảng cáo như một ‘thần dược’ có thể biến da lão hóa nhăn nheo trở nên săn chắc mịn màng, điều trị mụn, vết thâm, sẹo lõm…
Thị trường mỹ phẩm tế bào gốc ở Việt Nam có 2 loại chính là mỹ phẩm tế bào gốc được cho là chiết xuất từ động vật và thực vật. Nhưng tính xác thực của nó thì chẳng có một sự đảm bảo nào ngoài uy tín của người bán.
Thực tế đã có rất nhiều người sử dụng các loại mỹ phẩm từ tế bào gốc và hầu hết mọi người đều cảm thấy chúng không có tác dụng “tuyệt vời” như quảng cáo.
Lịch sử ra đời tế bào gốc
Từ những năm 1950, các nhà khoa học nước ngoài đã phát hiện ra các kháng nguyên trên màng tế bào và kháng thể cơ thể. Năm 1994, Ariff Bongso, nhà khoa học người Sri Lanka, là người đầu tiên trên thế giới tách thành công tế bào gốc từ phôi người.
Sau đó, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác tiếp tục nghiên cứu và đã có nhiều thành tựu quan trọng trong việc sử dụng tế bào gốc nhằm điều trị, chăm sóc sức khỏe con người.
Năm 2004, tại trường ĐH Quốc gia Singapore, P. Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Phan Toàn Thắng là người đầu tiên trên thế giới tách được tế bào gốc từ màng cuống dây rốn, một phát minh đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để có thể chữa lành các vết thương do bỏng, loét do phóng xạ và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.
Quan niệm về tế bào gốc đối với người nước ngoài
“Công nghệ tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi cấy, nhân rộng ra và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, và chống lão hoá.
Công nghệ tế bào gốc hứa hẹn có thể chữa được nhiều căn bệnh do tác động thay thế hay sửa chữa những tế bào cơ thể ngưng hoạt động hay không làm việc theo đúng như chức năng của chúng, hoặc do bởi các mô cơ thể bị hủy hoại.
Tuy nhiên, những ứng dụng của tế bào gốc vẫn trong vòng thí nghiệm và gây nhiều tranh cãi chứ chưa có một quy trình điều trị thật sự cho bệnh nhân.
Thực tế, tế bào gốc và những sản phẩm từ tế bào gốc ở Mỹ và một số nước châu Âu, Nhật, Hàn… bị cấm sử dụng”
Ý kiến của chuyên gia
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên bộ môn da liễu, Trường Đại học Y dược TP.HCM
“Tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khỏe con người nên được xem là vấn đề “nóng”. Song, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.
Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất kêu với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic… được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.
Có những loại mỹ phẩm được giới thiệu là sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, không chứa tế bào gốc trong thành phẩm mà chỉ chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi, chỉ có thể tạo lớp sừng cho da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, không có khả năng điều tri. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên lưu ý điểm này.
Tế bào gốc hay các sản phẩm liên quan đến nó khi đã trộn chung với mỹ phẩm sẽ không còn tác dụng, thậm chí còn có thể gây nên những phản ứng phụ cho da.
Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan…”
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định
“Hiện nay, các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm”.
Lời kết
Các sản phẩm được điều chế từ tế bào gốc cho đến nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu quả của nó trong việc ứng dụng để chữa bệnh, làm đẹp, chống lão hóa vẫn gây nhiều tranh cãi và bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, người dùng nên cân nhắc khi sử dụng những sản phẩm được điều chế từ tế bào gốc, đặc biệt là các mỹ phẩm từ tế bào gốc được sử dụng để làm đẹp.
Benh.vn
Chia sẻTừ khóa » Tác Dụng Của Cây Tế Bào Gốc
-
Tế Bào Gốc Là Gì, Có Tác Dụng Gì đối Với Da? | Doctor Scar
-
Những Tác Dụng Của Tế Bào Gốc Trong điều Trị Bệnh Và Thẩm Mỹ
-
Tế Bào Gốc Là Gì? Vai Trò Và Công Dụng Của Tế Bào Gốc Trong Y Học?
-
Cấy Tế Bào Gốc Là Gì, Có Tác Dụng Như Thế Nào?
-
Tế Bào Gốc Là Gì? Tế Bào Gốc Có Tác Dụng Như Thế Nào Với Làn Da?
-
Tế Bào Gốc Là Gì Và Vai Trò Của Tế Bào Gốc? | Vinmec
-
Tác Dụng Phụ Của Cấy Ghép Tế Bào Gốc Hoặc Tủy Xương | Vinmec
-
Ứng Dụng Tế Bào Gốc Trong Y Học
-
Tiêm Tế Bào Gốc Có Tác Dụng Gì Cho Làn Da Và Sức Khỏe?
-
Công Dụng Của Tế Bào Gốc đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Tế Bào Gốc Từ A đến Z
-
Dịch Nổi Nuôi Cấy Tế Bào Gốc | N2 CLINIC
-
Cấy Ghép Tế Bào Gốc Trị Bệnh Bạch Cầu | Sở Y Tế Nam Định
-
Rủi Ro Khi Ghép Tế Bào Gốc Trị Bệnh Bạch Cầu | Sở Y Tế Nam Định
-
Phương Pháp Cấy Tế Bào Gốc Cho Da Mặt Có Tốt Không?
-
Có Nên Bôi Tế Bào Gốc Hàng Ngày Không? Tác Dụng Của Tế Bào ...
-
Tế Bào Gốc: Công Nghệ đột Phá Trong Y Học Hiện đại - Hello Bacsi
-
Cấy Tế Bào Gốc Cho Da Mặt - Phương Pháp Chăm Sóc Trẻ Hóa Da ...
-
Các ứng Dụng Của Tế Bào Gốc - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương