Tác Dụng Tuyệt Vời Của Quế Với Bệnh Tiểu đường
Quế là một loại gia vị thường được sử dụng được thêm vào các món ăn ngọt và mặn trên khắp thế giới. Quế cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên không ai có thể ngờ tới là quế là một vị thuốc quý cho bệnh tiểu đường có khả năng hạ đường huyết và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Mục lục
- Quế được phân thành 2 loại phổ biến:
- Quế Cassia
- Quế Ceylon
- Quế có an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường không?
- Tác dụng của quế với bệnh tiểu đường
- Quế có tác dụng tương tự Insulin và tăng độ nhạy cảm với insulin
- Quế làm giảm đường huyết lúc đói và có thể giảm HbA1c
- Quế làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn
- Cách sử dụng quế cho người mắc bệnh tiểu đường
- TPBVSK Vietlife Cinabet với tinh chất Quế ở dạng Nano hỗ trợ điều trị Tiểu đường hiệu quả
Năm 2012, một tạp chí tổng hợp các nghiên cứu gần đây kết luận rằng vỏ quế thật sự có lợi ích tiềm ẩn trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Một cuộc nghiên cứu được công bố năm 2009 cũng cho thấy rằng nếu dùng viên con nhộng (chứa 500mg quế) trong 90 ngày sẽ cải thiện mức HbA1C (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình ở người từ 2-3 tháng trước) đối với những người đang cần kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 (thường có mức Hb A1C cao hơn 7%).
Một vài nghiên cứu nhỏ gần đây đã liên kết việc sử dụng vỏ quế và tác dụng cải thiện lượng đường huyết. Một trong số nghiên cứu đó cho thấy rằng vỏ quế có thể kiềm chế đường huyết nhờ vào khả năng làm giảm tình trạng đề kháng insulin.
Trong một cuộc nghiên cứu, các tình nguyện viên ăn từ 1-6 gam quế trong vòng 40 ngày (một gam quế xay mịn khoảng nửa muỗng cà phê) và cho kết quả như sau: quế cắt giảm 18 % cholesterol và 24% mức đường huyết trong cơ thể họ. Nhưng trong các nghiên cứu khác gia vị này lại không phát huy công dụng.
Quế được phân thành 2 loại phổ biến:
Quế Cassia
- Quế Cassia được làm từ cây chi quế Cinnamomum, hay còn còn được gọi là quế Tích Lan (tên khoa học là Cinnamomum aromaticum)
- Nó có nguồn gốc thuộc phía Nam Trung Quốc, và cũng được gọi là quế Trung Quốc.
- Tuy nhiên có một số loài quế nữa hiện đang được trồng rộng rãi ở Đông Á và Nam Á.
- Quế Cassia được cho là có chất lượng thấp. Nó rất rẻ và là loại được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới.
Quế Ceylon
- Quế Ceylon hay là “quế thật” có nguồn gốc từ Sri Lanka và các tỉnh phía Nam Ấn Độ.
- Nó được làm từ lớp vỏ trong của cây quế Cinnamomum verum.
- Quế Ceylon có màu nâu nhạt và chứa nhiều sợi quấn chặt vào nhau với lớp bao mềm ở ngoài. Những đặc tính này làm cho nó có chất lượng cao và kết cấu đặc trưng.
- Quế Ceylon ít phổ biến hơn và từ lâu đã được dùng làm gia vị nấu ăn. Nó khá đắt so với quế Cassia phổ biến.
- Quế chứa chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Quế có an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường không?
Trừ khi bạn đang gặp các vấn đề về gan, nếu không việc sử dụng quế trong thức ăn là an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh về gan thì hãy cẩn thận. Tiêu thụ một lượng quế lớn có thể làm bệnh gan của bạn thêm tồi tệ.
Nếu bạn đang xem xét việc sử dụng thực phẩm bổ sung chiết xuất từ quế thì hãy nghe tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt là khi bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào. Tương tự, hãy xem kỹ nhãn hiệu của sản phẩm. Điều này giúp bạn đảm bảo các thành phần bên trong bao bì được ghi đầy đủ trên nhãn và nó không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm hoặc thành phần nguy hiểm nào khác.
Tác dụng của quế với bệnh tiểu đường
Nhìn lướt qua các thành phần dinh dưỡng của quế có thể không khiến bạn tin rằng đó là một siêu thực phẩm. Nhưng mặc dù nó không chứa nhiều vitamin hoặc khoáng chất, nhưng nó lại chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, mang lại vô số lợi ích to lớn cho sức khỏe.
Trên thực tế, một nhóm các nhà khoa học đã so sánh hàm lượng chất chống oxy hóa của 26 loại thảo mộc và gia vị khác nhau và kết luận rằng quế có lượng chất chống oxy hóa cao thứ hai trong số chúng (sau đinh hương).
Chất chống oxy hóa rất quan trọng vì chúng giúp cơ thể giảm stress oxy hóa (Stress oxy hóa được hiểu đơn giản là tình trạng các chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với các chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể) gây ra bởi các gốc tự do.
Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 500 mg chiết xuất quế mỗi ngày trong 12 tuần giúp giảm 14% stress oxy hóa ở người lớn bị tiền tiểu đường. Điều này rất có ý nghĩa, vì stress oxy hóa có liên quan đến sự phát triển của gần như mọi bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2.
Quế có tác dụng tương tự Insulin và tăng độ nhạy cảm với insulin
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không đáp ứng với insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Quế có thể giúp hạ đường huyết và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước tác dụng của insulin và tăng vận chuyển glucose vào tế bào.
Nó cũng có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tăng độ nhạy insulin , giúp insulin hiệu quả hơn trong việc di chuyển glucose vào tế bào.
Quế làm giảm đường huyết lúc đói và có thể giảm HbA1c
Một số nghiên cứu có kiểm soát đã chứng minh rằng quế có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu lúc đói. Một đánh giá trên 543 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy dùng quế có liên quan đến việc giảm đường huyết trung bình hơn 24 mg / dL (1,33 mmol / L).
Mặc dù các kết quả nghiên cứu về tác dụng giảm đường huyết khá rõ ràng, nhưng tác dụng giảm HbA1c của quế vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục.
Một số nghiên cứu báo cáo giảm đáng kể về huyết sắc tố A1c, trong khi những nghiên cứu khác báo cáo không có tác dụng. Các kết quả mâu thuẫn có thể được giải thích một phần bởi sự khác biệt về lượng quế được cung cấp và tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu trước đó của người tham gia.
Quế làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn
- Lượng đường trong máu có thể tăng lên đáng kể sau khi bạn ăn.
- Những biến động lượng đường trong máu này có thể làm tăng mức độ stress oxy hóa và viêm, có xu hướng gây tổn hại rất nhiều đến các tế bào của cơ thể.
- Quế có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu không tăng đột biến sau bữa ăn.
- Quế có thể làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường thông thường
- Gia vị này không chỉ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, quế cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường phổ biến.
Cụ thể, quế giúp giảm đáng kẻ nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.
Một báo cáo gồm các nghiên cứu có kiểm soát ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy dùng quế có liên quan đến việc giảm trung bình cholesterol LDL ( cholesterol xấu) là 9,4 mg / dL (0,24 mmol / L) và giảm triglyceride là 29,6 mg / dL (0,33 mmol / L), đồng thời tăng trung bình 1,7 mg / dL (0,044 mmol / L) cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung 2 gram quế trong 12 tuần làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
Cách sử dụng quế cho người mắc bệnh tiểu đường
- Bột quế: Bạn dùng một muỗng 3,25 gam bột quế mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày, ngưng 2 ngày tiếp theo. Đây là cách sử dụng dễ dàng nhất;
- Thanh quế: Bạn sẽ nấu thanh quế và uống như trà. Cách này sẽ đảm bảo bảo toàn lượng chất trong thanh quế hoặc bạn có thể thử với những công thức khác;
- Trà quế: Bạn nên uống một ly trà quế mỗi ngày và ngưng uống vào hai ngày cuối tuần sẽ đem lại hiệu quả không ngờ;
- Dầu quế: Nếu bạn muốn hấp thụ phần tinh túy nhất của quế thì dầu quế là lựa chọn tốt nhất. Dầu quế được chiết tách từ quế với hàm lượng cinnamaldehyde cao. Bạn có thể pha với thức uống hoặc trộn với thức ăn một hai giọt mỗi ngày.
TPBVSK Vietlife Cinabet với tinh chất Quế ở dạng Nano hỗ trợ điều trị Tiểu đường hiệu quả
Từ các minh chứng rõ ràng về tác dụng tuyệt vời của Quế lên bệnh tiểu đường, kết hợp với Berberin và công nghệ Nano đột phá, sản phẩm Vietlife Cinabet đã ra đời.
Cinabet là sự kết hợp hoàn hảo giữa berberin và tinh chất quế ở dạng nano. Hai dược liệu quen thuộc này có tác dụng vô cùng hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ giảm đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, và từ đó giúp làm giảm lệ thuộc thuốc cũng như nguy cơ biến chứng do đái tháo đường gây nên.
Đột phá của Cinabet không chỉ nằm ở thành phần mà còn ở công nghệ nano do các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu là GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa dày công nghiên cứu. Công nghệ nano giúp hoạt chất dễ dàng xâm nhập vào tế bào, giúp tăng tác dụng, giảm liều dùng và giảm tác dụng không mong muốn trên người bệnh.
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh biến chứng, hãy lựa chọn Cinabet ngay hôm nay.
Độc giả quan tâm tới sản phẩm Cinabet xin vui lòng liên hệ tới số hotline 0247 307 8999 hoặc tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Chia sẻTừ khóa » đường Quế Là Gì
-
Quế Giúp Kiểm Soát Và điều Hòa đường Huyết ở Người Bệnh đái Tháo ...
-
Quế Có Tác Dụng Gì? Thảo Dược Có Nhiều Tác Dụng Hữu ích • Hello ...
-
Tác Dụng Của Vỏ Quế Với Bệnh Tiểu đường - Hello Bacsi
-
Bột Quế Là Gì? Công Dụng Không Thể Bỏ Qua Với Sức Khỏe Con Người
-
Bột Quế Có Tác Dụng Gì? 13 Công Dụng Và Tác Hại Cần Biết
-
Quế Với Bệnh Tiểu đường: Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý - Nutricare
-
Bột Quế Là Gì? Tác Dụng Của Bột Quế Và Mua ở đâu? - Disney Cooking
-
Bột Quế Là Gì? Những Công Dụng Của Bột Quế
-
Giảm Cân Với Bột Quế Hiệu Quả Vô Cùng, Bạn đã Thử Chưa?
-
BỘT QUẾ CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE VÀ ẨM THỰC - Vianco
-
Bạn Có Biết: Quế Hạ đường Huyết Cực Kì Hiệu Quả?
-
Quế Giúp ổn định đường Huyết Trong Bệnh đái Tháo đường
-
Bột Quế[Tác Dụng, Cách Sử Dụng Chữa Bệnh]Mua Bột Quế ở đâu Tại ...