Tác Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cỏ Mực.
Có thể bạn quan tâm
Cây cỏ mực là loài thảo dược thần kỳ có nhiều công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Đây là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, cỏ mực tươi phơi khô nấu nước uống có công dụng trị ho, viêm họng, sốt cao, giúp đẹp da, trị mụn.
Cùng tham khảo thêm về tác dụng của cây cỏ mực trong bài viết sau.
- Tổng quan về cây cỏ mực
- Cây cỏ mực trị bệnh gì? Lá cây cỏ mực có tác dụng gì?
- Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây cỏ mực
- Cách bảo quản cây cỏ mực làm thuốc chữa bệnh
- Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh
- Cây cỏ mực bán ở đâu?
Tổng quan về cây cỏ mực
Cây cỏ mực là một loại thực vật thuộc họ cúc (Asteraceae) chi aster, (Lớp cao hơn: Eclipta) cây cỏ dại có hoa, mọc hoang khắp nơi, vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể dễ dàng tìm thấy cỏ mực xuất hiện ở ven đường, trên cánh đồng hay trong vườn nhà.
Được biết, trong Đông y, cỏ mực có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, được xem là vị thuốc nam lành tính, an toàn, phù hợp với mọi đối tượng.
Vậy cụ thể cây cỏ mực là cây gì, có đặc điểm như thế nào và tác dụng chữa bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay bây giờ!
Cây cỏ mực là cây gì?
Cây cỏ mực còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hàn liên thảo, kim lăng thảo. Tên tiếng anh là Eclipta alba Hassk, tên khoa học Eclipta prostrata. Nhưng cái tên dân dã phổ biến nhất mà người ta thường dùng để gọi loại cây này đó là cây nhọ nồi, là cây thuốc phổ biến của Châu Á.
Lý do ra đời của tên gọi “cỏ mực”, đó là đặc điểm của cây khi vò nát sẽ chảy ra thứ nước có màu đen như màu mực. Ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là Ấn Độ và Java, nó được sử dụng như một thứ nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chất nhuộm đen tóc hoặc mỹ phẩm chăm sóc da.
Đặc điểm cây cỏ mực
Cỏ mực là loại cây cỏ có tuổi thọ khá dài. Trung bình chúng có thể sống hơn một năm và có thể dài hơn sau đó nếu như môi trường xung quanh thuận lợi. Dáng cây mọc kiểu thẳng đứng hoặc mọc bò.
Chiều cao cây phát triển ở mức trung bình khoảng từ 0.2m – 0.4m, trong đó có những trường hợp ghi nhận cây cao tới 0.8m. Để nhận biết cây cỏ mực, bạn có thể chú ý tới những đặc điểm nhận dạng như sau:
- Thân cây màu xanh lục, nhiều cây có phần hơi ngả nâu pha với đỏ tía; có lông thưa mọc theo chiều dài thân.
- Lá cây phát triển đồng đều về hai phía. Cuống cây gần như không phân biệt được. Lá cây mọc theo dạng phiến hẹp, có lông thưa và dài khoảng 2.5cm x 1.2cm.
- Hoa cỏ mựuc màu trắng, xuất hiện ở giữa ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Một cụm hoa thường gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài.
- Quả cây có hình dạng bẹt đầu với 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm.
Phân loại cây cỏ mực
Cây cỏ mực tươi
Đặc điểm của cỏ mực tươi là có vị ngọt chua không gắt. Cây không có độc tố nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Lá cây tươi có hình ngọn giáo, màu xanh lục, thân cây xanh ngả nâu và có hoa màu trắng.
Cỏ mực tươi được sử dụng phổ biến như một phương thuốc cầm máu dân gian. Giã nhuyễn cây rồi đắp lên vết thương để giúp cầm máu hoặc điều trị vết ngứa, mề đay.
Cây cỏ mực khô
Ngoài dạng tươi, cỏ mực còn được chế biến thành dạng khô để tiện sử dụng. Khi phơi khô, cỏ mực sẽ có màu xanh đậm hơn lúc còn tươi. Khi phơi khô, ta nên dùng với khối lượng lớn hơn cây tươi bởi vì trọng lượng của cây khô đã được giảm bớt đi rất nhiều.
Người ta sử dụng dạng khô của cây thuốc này để sắc nước uống hàng ngày với liều lượng vừa phải và cách chế biến phù hợp.
Lưu ý: Cây cỏ mực khác cây mực (cây phèn đen), rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai vị thuốc này dẫn đến mua nhầm thuốc.
Cây cỏ mực mọc ở đâu và cách sử dụng ở từng khu vực
Cây thuốc này phát triển phổ biến tại nhiều nước vùng Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Đối với mỗi quốc gia, họ sẽ có cách khai thác công dụng cây cỏ mực khác nhau. Cụ thể:
- Ở Ấn Độ: Nó được biết tới như một phương thuốc dân dã giúp trị chứng khó tiêu, vàng da và các bệnh lý về gan. Ngoài ra, cây cũng được sử dụng như một nguyên liệu để chế tạo thuốc nhuộm tóc, chế tạo thuốc bổ hoặc chữa một số loại độc tố tự nhiên như vết cắn của bọ cạp,…
- Ở Trung Quốc: Cỏ mực là phương thuốc kích thích tóc mọc hiệu quả đã được thử nghiệm ở nhiều người. Bên cạnh đó thì đây cũng là nguyên liệu dùng cho thuốc kích thích mọc tóc, trị các chứng bệnh về gan, đường máu tương tự như Ấn Độ. Lá cây tươi có thể giúp làm giảm sưng đau khi làm việc nặng và phòng tránh một số loại độc tố xâm nhập vào cơ thể nếu có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
- Ở Pakistan: Cỏ mực được xem là một phương thuốc bổ hiệu quả giúp chữa trị các chứng bệnh về da, chứng nhức đầu kinh niên và một số bệnh lý thường gặp về phổi.
- Ở Việt Nam: Sử dụng cỏ mực để chữa các bệnh về tiêu hóa, bàng quan, thận,… Bổ sung, cải thiện hệ đường huyết cùng nhiều chứng bệnh khác.
Thành phần hóa học cây cỏ mực
Từ nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thành phần dưỡng chất đa dạng có trong cây cỏ mực. Điển hình phải kể tới các chất tannin, caroten, chất đắng và chất ancaloit. Nhiều nghiên cứu khác cũng công bố rằng ở cỏ mực có chứa thêm chất wedelolacton và flavonozit. Một lượng nhỏ tinh dầu cũng đã được tìm thấy trong số các thành phần hóa học của chúng.
Sau nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học cho biết chúng có khả năng chống lại discoumarin. Khả năng này tương tự như vai trò của vitamin K trong các loại thực phẩm thông dụng khác.
Như vậy, có thể chứng minh được rằng, cỏ mực hoàn toàn có hiệu quả trong việc cầm máu, giữ cho các mạch máu không bị giãn nở trong trường hợp cần thiết, ngăn ngừa một số loại độc tố,…
Cây cỏ mực trị bệnh gì? Lá cây cỏ mực có tác dụng gì?
Cây cỏ mực tốt cho gan
Trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Ấn Độ, đã có nhiều kết quả công bố cho thấy sự hiệu nghiệm của cỏ mực trong việc cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, loại cây này cũng giúp chữa trị các chứng bệnh điển hình về gan chứng vàng da, viêm gan,…
Cây cỏ mực là một phương thuốc chữa bệnh gan, đồng thời là một phương thuốc bồi bổ cho gan cực kì hiệu quả. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm tương đương trên cơ thể động vật. Do đó, bạn có thể tham khảo các bài thuốc làm từ cỏ mực nếu như đang gặp các vấn đề về gan hoặc muốn bồi bổ cho gan nhé!
Cây cỏ mực chữa bệnh suy thận
Suy giảm chức năng thận là một trong những căn bệnh thường gặp ở thời điểm hiện tại và đang có nguy cơ ngày càng trẻ hóa. Căn bệnh tiền thân này nếu như kéo dài mà không có biện pháp tác động sẽ dẫn tới mất hoàn toàn chức năng đào thải độc tố ở thận. Đồng thời mất khả năng điều hòa nội môi, làm đảo lộn chu trình chuyển hóa gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh bao gồm đi tiểu buốt, phù nề, đau lưng, viêm đường tiết niệu,…
Cây cỏ mực có công dụng gì? Theo y học cổ truyền, đây là phương thuốc dân gian dùng để chữa chứng suy thận hiệu quả. Dùng cây cỏ mực chữa bệnh suy thận bởi vì đặc tính của loại cỏ này là có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận.
Để cải thiện chức năng thận, có thể sử dụng cỏ mực kết hợp với đậu đen xanh lòng (đỗ đen lòng xanh). Uống nước đậu đen và cỏ mực rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng suy giảm chức năng thận.
Trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật có thể kết hợp với vị thuốc kim tiền thảo để làm tan sỏi, giúp thận phục hồi các chức năng bị suy giảm.
Tác dụng kháng vi sinh vật của cây cỏ mực
Một trong những ứng dụng về mặt sức khỏe phổ biến nhất của vị thuốc này đó chính là được dùng như một loại thuốc chống nhiễm trùng, giúp kháng khuẩn.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy nhận định này là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Cỏ mực là cái tên không thể thiếu trong số các loài thực vật với công dụng chống nhiễm trùng.
Với khả năng chống lại tới 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả những loại như khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn vàng thì vị thuốc này thực sự là một phương thuốc dân gian chống nhiễm trùng cần được ứng dụng.
Cây cỏ mực giúp giảm đau
Trong các bài thuốc cổ truyền, cây cỏ mực thường được sử dụng để giúp làm giảm các cơn đau hoặc nhức buốt răng. Nhiều thí nghiệm được tiến hành tương đương trên các loài động vật đã cho thấy tác dụng giảm đau của cây cỏ mực tương đương với các loại thuốc giảm đau như codein và aspirin.
Nhờ thành phần hóa học có chứa tinh chất ethanol và ancaloit là những chất cần thiết để làm giảm các cơn đau đột ngột. Chính vì vậy, nếu như không thể dùng thuốc vì những lý do bất khả kháng, muốn sử dụng một giải pháp khác thay thế. Các bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị chứng đau răng từ cỏ mực để làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng nhé!
Cây cỏ mực trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ hay còn được biết đến với cách gọi khác là chứng lòi dom. Một trong những chứng bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng phổ biến nhất tới thời điểm hiện tại. Có khá nhiều nguyên nhân được xem là những tiền đề có thể khiến bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng. Cụ thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học, hoặc bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Bệnh trĩ là một căn bệnh rất bất tiện và gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống bình thường của bệnh nhân. Nếu đối tượng mắc căn bệnh này là nữ giới, nhiều khả năng là sẽ bị ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh nở sau này. Do đó, nên có biện pháp điều trị dứt điểm đối với căn bệnh này nếu chẳng may mắc phải.
Loại cây này là phương thuốc dân gian rất hiệu nghiệm giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Không chỉ có tác dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn ở hậu môn trực tràng. Mà dùng cây thuốc này cũng làm giảm tình trạng xuất huyết ở búi trĩ – nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân – và củng cố thêm sự chắc chắn của thành tĩnh mạch tại bộ phận này.
Ngoài ra, cỏ mực cũng có công dụng làm giảm bớt các tổn thương gây nên từ căn bệnh trĩ, giúp cải thiện phần hậu môn – trực tràng cho người bệnh.
Cây cỏ mực trị đau dạ dày
Rất nhiều người chưa rõ cây cỏ mực chữa được bệnh gì. Trong Đông y, nó là một phương thuốc giải nhiệt hiệu quả có tính ứng dụng rất cao trong đời sống. Với các đặc tính mang vị ngọt hơi chua, có tính hàn nên cỏ mực có khả năng cầm máu, giải độc, cải thiện chức năng gan thận tốt. Chính vì vậy, loại thảo dược này là một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Trong Y học hiện đại, thành phần hóa học của nó chứa nhiều chất như tanin, flavonozit, carotene,… Đây là những chất có vai trò quan trọng trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày.
Khi sử dụng cỏ mực để chữa bệnh dạ dày thì sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của nhiều tác nhân nguy hiểm đối với dạ dày người bệnh. Ngoài ra, cỏ mực là loại thảo dược sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày.
Cây cỏ mực chữa các bệnh về đường hô hấp
Cây cỏ mực chữa được bệnh gì? Thành phần trong thân và lá cây có chứa chất làm tan đờm. Có thể sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị các cơ ho dai dẳng do cảm lạnh, cúm bệnh hoặc các cơn ho xung huyết, các đợt nhiễm trùng ngực.
Với khả năng kháng vi sinh vật hiệu quả, cây cỏ mực cũng có tác dụng loại bỏ nhiễm trùng trong quá trình làm dịu đường niêm mạc phổi họng.
Tác dụng làm đen tóc của cây cỏ mực
Cây cỏ mực có tác dụng chữa bệnh gì? Ngoài công dụng chữa bệnh thì cây cỏ mực còn được phát hiện với khả năng thúc đẩy tóc mọc và giữ cho tóc luôn chắc khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần cây cỏ mực có chứa chất methanol là yếu tố thúc đẩy giúp tóc mọc và phát triển tốt. Chính vì vậy, cây cỏ mực được xem như một loại cỏ “tiềm năng” có thể giúp kích thích mọc tóc, làm đẹp đen tóc một cách tự nhiên và an toàn.
Cây cỏ mực có tác dụng phòng ngừa ung thư
Cây cỏ mực và tác dụng ngừa ung thư là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến. Cây thuốc này đã được các nhà thực vật học nghiên cứu như một dược phẩm có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh ung thư. Trong một vài trường hợp, cỏ mực thực sự đã có tác động đáng kể đến việc chống ung thư với riêng dây chuyền tế bào ung thư gan.
Chiết xuất cồn trong thành phần từ lá cây cũng được nghiên cứu là có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư và loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể người. Hơn nữa, với tác động làm vỡ các phân tử ADN để loại bỏ sự sống của tế bào ung thư. Có thể khẳng định cây cỏ mực là phương thuốc dân gian thần kì hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa được căn bệnh nghiêm trọng này.
Tác dụng làm giảm nhiễm trùng bàng quang
Cỏ mực sẽ là phương thuốc cực kỳ hiệu nghiệm đối với những ai bị nhiễm trùng bàng quang. Với số lượng chất chống vi khuẩn lớn có trong thành phần cây cỏ mực. Loài thảo dược này đã được người Ấn Độ ứng dụng từ lâu vào các bài thuốc cổ truyền chuyên trị các chứng bệnh cũng như cải thiện chức năng của bàng quang.
Ngoài ra thì cỏ mực còn có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là kích thích giúp cho việc tiểu tiện được thuận lợi hơn. Nhiều người cho hay rằng, khả năng này của cỏ mực có tác dụng đáng kể hơn nhiều lần so với khi họ sử dụng giả dược cho cùng vấn đề.
Cây cỏ mực có tác dụng tốt cho mắt
Đã từ lâu người ta biết đến cây cỏ mực và tác dụng hiệu quả trong việc nâng cao thị lực. Cỏ mực là loại thực vật giàu carotene. Đây cũng là chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Theo y học cổ truyền, tác dụng của cỏ mực đối với mắt người đó là vô hiệu hóa các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Ngoài ra cũng ngăn ngừa các bệnh lý phổ biến về mắt, như bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.
Cây cỏ mực tốt cho sức khỏe tim mạch
Tác dụng của cây cỏ mực với hệ tim mạch người đó là giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể. Do đó, cây cỏ mực thường được pha thành nước uống và sử dụng hàng ngày dành cho các bệnh nhân mắc các chứng về tim mạch. Hoặc những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý này cũng có thể sử dụng cỏ mực như một biện pháp phòng ngừa an toàn.
Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây cỏ mực
Bài thuốc chữa nổi mề đay
Trong dân gian, bài thuốc chữa nổi mề đay được lưu truyền khá phổ biến.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Một nắm lá cỏ mực.
- Lá khế
- Rau diếp cá.
- Dưa chuột.
- Lá nhài.
- Lá huyết dụ.
Làm sạch nguyên liệu bằng cách ngâm các loại lá trong nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó nghiền nhuyễn hoặc giã lấy nước uống trực tiếp.
Phần bã sẽ được sử dụng để đắp lên các vùng da đang nổi mề đay, mẩn ngứa. Thực hiện phương pháp này hàng ngày. Bạn sẽ thấy các nốt mề đay dần biến mất sau 2 – 3 lần thực hiện.
Tùy vào tình hình thực tế, mọi người khi chuẩn bị có thể lược giản bớt một số loại lá nếu như không kiếm được. Chỉ cần có đủ những loại lá bao gồm lá cây cỏ mực, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột là có thể thực hiện bài thuốc.
Lưu ý: Lá cây cỏ mực chính là thành phần chủ chốt nên không nên lược bỏ phần nguyên liệu này.
Bài thuốc cây cỏ mực chữa bệnh trĩ
Ngoài chữa mề đay thì trong dân gian cũng có truyền miệng bài thuốc dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu chính là cỏ mực và một chén rượu nóng.
Rửa sạch lá cây cỏ mực, nghiền nhuyễn rồi hòa vào chén rượu nóng. Sau đó lọc lấy phần nước trong và uống như nước bình thường. Phần bã còn lại có thể dùng để đắp lên hậu môn để nhận được tác dụng nhanh hơn. Đối với cách thực hiện này, các bạn lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Có thể kết hợp với cây xấu hổ (mắc cỡ) để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc cây cỏ mực làm đen tóc
Chúng ta đã biết về tác dụng làm đen tóc của cây cỏ mực. Cách thực hiện phương thuốc làm đen tóc này cũng tương đối đơn giản. Bạn có thể pha cỏ mực với nước sôi thay cho trà rồi uống hàng ngày, sẽ giúp cải thiện da và tóc trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều. Hơn nữa, thường xuyên uống nước pha từ cây cỏ mực cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, có công dụng tốt đối với các hệ cơ quan bên trong cơ thể.
Bài thuốc chữa các bệnh về máu, bồi bổ cơ thể
Bài thuốc chữa các bệnh về máu và bồi bổ cơ thể từ cây cỏ mực là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến nhất. Đối với những vết thương chảy máu, các bạn nghiền nhuyễn lá cây đắp trực tiếp lên vết thương để đạt được hiệu quả cầm máu nhanh chóng. Lưu ý cách làm này chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ. Những vết thương, vết rách da lớn nên được xử lý cẩn thận, sát trùng đúng cách để tránh bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Còn với những người thường xuyên bị chảy máu cam thì có thể tham khảo bài thuốc dùng cây cỏ mực để hạn chế tình trạng này. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có lá cỏ mực, hoa hòe và lá cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Trong một ngày như vậy nên chia thành nhiều đợt uống khác nhau để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng chảy máu cam ở người bệnh.
Muốn cải thiện tình trạng suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, các bạn có thể tham khảo bài thuốc dùng cỏ mực để bồi bổ cho cơ thể. Trước tiên cần chuẩn bị lá cỏ mực, cỏ mần trầu, gừng khô và một ít nước dừa chia đều trong 3 chén đựng. Cho tất cả nguyên liệu hòa vào với nhau trong chén đựng rồi chia làm hai đợt uống mỗi ngày. Thường xuyên áp dụng cách làm này sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và đẩy lùi tình trạng mệt mỏi suy nhược.
Ngoài ra, còn một số bài thuốc khác rất hay từ cỏ mực như:
Chữa viêm họng, ho: Lấy mỗi vị đều nhau 20g cây cỏ mực, bồ công anh, kết hợp cam thảo đất, kim ngân hoa, phơi khô, sắc với 1 lít nước. Nấu nước thật đặc, uống khi còn ấm.
Trị sốt: Sốt nhẹ dùng 20g cỏ mực sắc nước uống, sốt cao kết hợp thêm 20g cây thần thông, nấu 1 lít nước, uống cho vã mồ hôi rồi nằm nghỉ.
Chữa viêm xoang: Lấy một nắm lá tươi, rửa sạch, giã lấy nước cốt uống. Hoặc lọc thật kỹ nước cốt, cho vào chai, xịt nhẹ vào cánh mũi, sau đó hỷ nhẹ để đẩy dịch nhầy và vi khuẩn ra ngoài. Kết hợp thêm cây cứt lợn, làm tương tự như trên để trị viêm xoang hiệu quả.
Chữa rong kinh, bế kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ: Cỏ mực, cây huyết rồng, nghệ vàng, tô mộc, mỗi thứ 15g, sắc nước uống. Duy trì đều đặn trong 7 ngày liên tục để thấy hiệu quả.
Cách bảo quản cây cỏ mực làm thuốc chữa bệnh
Thời gian thu hái cây cỏ mực hàng năm thường rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 8. Sau khi thu hái, cây cỏ mực được bảo quản kĩ tại những nơi râm mát để có thể sử dụng lâu dài. Dù được thu hái ở dạng cây tươi hay khô thì đều không ảnh hưởng tới công dụng chính của thảo dược.
Người dùng không cần thiết phải bào chế cầu kì mà chỉ cần áp dụng bài thuốc đơn giản là đã có thể chữa được những căn bệnh phổ biến nêu trên một cách an toàn rồi. Theo kinh nghiệm từ xưa truyền lại, thì những cây cỏ mực có công dụng tốt nhất là những cây có hoa. Các bạn nên lưu ý đến đặc điểm này khi tìm kiếm hoặc chọn mua thảo dược.
Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh
Sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh là một phương pháp dân gian hết sức an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không thể cam đoan có tác dụng trên tất cả mọi đối tượng sử dụng.
Nếu như trong quá trình dùng mà người bệnh cảm thấy có dấu hiệu bất ổn, khó chịu hoặc dị ứng thì nên dừng lại lập tức và tới khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu cần thiết. Sau đó chuyển sang tiếp nhận chữa trị bằng Tây y hoặc những phương pháp khả thi khác.
Tuy chưa có ghi nhận về các tác hại của cây cỏ mực đối với cơ thể người. Tuy nhiên với những người đã có sẵn bệnh nền hoặc đang sử dụng thuốc mà muốn dùng cây cỏ mực chữa bệnh thì nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ để có được sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân.
Với đối tượng trẻ nhỏ, không khuyến khích áp dụng các phương pháp nấu hoặc giã lấy nước uống. Thay vào đó, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp đắp để tránh không ảnh hưởng tới hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé.
Cuối cùng, các bạn cần lưu ý hết sức cẩn thận không kết hợp hay pha trộn nhiều loại thảo dược cùng một lúc với nhau để tránh trường hợp ngộ độc hoặc dị ứng.
Cây cỏ mực bán ở đâu?
Nếu muốn biết cây cỏ mực bán ở đâu, thì câu trả lời đó là nên tìm tới các tiệm thuốc Đông y gần nhất. Tại đó sẽ cung cấp rất nhiều mặt hàng dược phẩm, dược liệu có chiết xuất từcỏ mực, và cả lá cây phơi khô tùy vào nhu cầu của khách mua.
Hơn nữa, khi lựa chọn các tiệm thuốc Đông y thì bạn sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất cho bệnh tình của mình. Cùng với cách sử dụng sản phẩm từ cây cỏ mực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc cây cỏ mực mua ở đâu. Thì tại các khu chợ hiện nay cũng cung cấp khá nhiều loại thảo dược khô, trong đó có cây cỏ mực. Tuy nhiên nếu muốn chọn mua sản phẩm tại những nơi này thì bạn nên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ cẩn thận. Để an tâm về chất lượng, bạn có thể tìm đến Thảo dược An Quốc Thái, nơi đây là địa chỉ bán cây cỏ mực lâu năm và uy tín tại TP HCM.
Ngoài ra nên kiểm tra trước chất lượng của sản phẩm trước khi thực sự mua về và sử dụng. Để an toàn thì các bạn nên chọn sản phẩm còn nguyên thân. Hạn chế chọn những dạng thảo dược đã được nghiền sẵn ở dạng bột vì sẽ rất khó để nhận định được chất lượng của chúng.
Bạn có thể đặt mua cây cỏ mực chất lượng ngay bây giờ bằng cách liên hệ với chúng tôi:
Omega Việt Nam
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM
- Hotline đặt hàng: 0902743250.
- Website: https://omega3.vn/.
- Giá bán cỏ mực khô: 100.000 đồng/kg.
Xem giới thiệu về cửa hàng Omega Việt nam: https://omega3.vn/gioi-thieu-cua-hang
Cỏ mực được xem là một trong những thảo dược thần kỳ giúp chữa trị nhiều chứng bệnh phổ biến. Trên đây là những thông tin chi tiết về công dụng chữa bệnh của cây cỏ mực và những bài thuốc chữa bệnh có thể tham khảo từ loại cây này.
Hi vọng qua bài viết: “Cây cỏ mực trị bệnh gì? Tác dụng, bài thuốc tuyệt vời từ cỏ mực“, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích về các loại thảo dược thiên nhiên cũng như những phương pháp chữa bệnh hữu ích trong dân gian.
Trích dẫn
12 tác dụng của cây cỏ mực (nhọ nồi) (https://hellobacsi.com/)
Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời (https://www.youtube.com/)
Cỏ mực (https://vi.wikipedia.org/)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 100.000 VNĐ/KGTừ khóa » Cây Cỏ Mực Còn Gọi Là Cây Gì
-
12 Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực (nhọ Nồi) - Hello Bacsi
-
Cây Cỏ Mực: Vị Thuốc Tự Nhiên Có Lợi Cho Sức Khỏe
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cỏ Mực - Sở Y Tế Nam Định
-
Cỏ Mực: Vị Thuốc Tuyệt Vời - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cỏ Mực (Nhọ Nồi): Vị Thuốc ở Nông Thôn Có Tác Dụng Chữa Bệnh ...
-
Cỏ Mực: Tác Dụng Chữa Bệnh "diệu Kỳ" Từ Loài Cỏ Mọc Hoang
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực Trị Bệnh Gì? Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cỏ Mực.
-
Cỏ Mực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 7 Cách Dùng Cây Cỏ Mực Chữa Suy Thận Hiệu Quả Nhất 2022
-
Cỏ Mực - Vị Thuốc Hữu Hiệu Và Những Công Dụng ít Ai Biết Tới
-
Cỏ Mực: Vị Thuốc Tuyệt Vời | VTC - YouTube
-
Cỏ Nhọ Nồi Còn Có Tên Gọi Là Cỏ Mực, Là Loại Cây Mọc Hoang ở Rất ...
-
Cỏ Nhọ Nồi (Cỏ Mực): Loại Dược Thảo Lành Tính Có Tác Dụng Cầm Máu