Tác Giả Tác Phẩm: Gió Lạnh đầu Mùa (Chân Trời Sáng Tạo) - TopLoigiai

Giới thiệu Tác giả tác phẩm Gió lạnh đầu mùa chi tiết nhất về tiểu sử tác giả, tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và Sơ đồ tư duy bài học Gió lạnh đầu mùa.

Mục lục nội dung 1. Giới thiệu tác giả2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm3. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa

1. Giới thiệu tác giả

- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh.

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943).

Tác giả tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa (Tóm tắt, Bố cục, Nội dung, Sơ đồ tư duy)

2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại: Truyện ngắn 

- Xuất xứ: Truyện được in trong tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937).

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

- Tóm tắt: 

Vào một buổi sáng, gió bấc mùa đông chợt đến làm không khí vô cùng lạnh lẽo. Sơn tỉnh dậy đã được mẹ chuẩn bị cho chiếc áo dạ đỏ và cả chiếc áo thâm dài ấm áp. Hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ con, Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. Đặc biệt là cái Hiên nó vẫn mặc chiếc áo rách tả tơi hở cả vai và lưng. Sơn thấy vậy bảo chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ ở nhà, Sơn và Lan rất vui vì việc mình đã làm. Nhưng không vui được bao lâu Sơn lo lắng vì sợ sẽ bị mợ mắng vì cho Hiên chiếc áo bông cũ. Về nhà hai chị em bất ngờ khi thấy hai mẹ con Hiên ở nhà mình để gửi lại chiếc áo bông ban sáng. Mẹ Sơn không những không trách mắng hai con mà còn cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. 

- Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió mùa về

Đoạn 2: Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

Đoạn 3: Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. 

- Giá trị nội dung: 

     + Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.

     + Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người

     + Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện

- Giá trị nghệ thuật: 

     + Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

     + Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa.

3. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa

3.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản Gió lạnh đầu mùa viết về điều gì?

- Đọc nhan đề, em đoán bài văn này sẽ viết về những cơn gió đầu mùa của thiên nhiên vào thời điểm chuyển giao mùa. 

Câu 2: Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa?

- Em đã từng làm việc tốt nhưng lại bị người khác hiểu lầm và chê trách. Đó là trong giờ thi em đã cho bạn bàn bên mượn một cây bút nhưng lại bị thầy giám thị hiểu lầm trao đổi bài với bạn.

3.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo?

- Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em sự xót thương cho những đứa trẻ phải sống trong cảnh nghèo khổ cơ cực, đến một cái áo lành lặn để mặc trong những ngày đông lạnh giá cũng không có, phải mặc những cái áo rách đã được vá ở nhiều chỗ, rét run đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi. Đó là những hình ảnh khiến người đọc phảng phất một nỗi buồn sâu sắc cho số phận của những đứa trẻ nghèo đáng thương.

Câu 2: Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em?

- Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện hai chị em đều là những người có lòng tốt, sự bao dung, biết cảm thông và chia sẻ với những người có số phận đáng thương hơn mình. Đó chính là biểu hiện của lòng trắc ẩn đáng quý đáng trân trọng.

Câu 3: Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?

- Theo em ở đoạn tiếp theo có thể xảy ra theo 2 trường hợp: đó là hai chị em sẽ được mẹ khen vì đã có lòng tốt, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác; hoặc hai mạng hai chị em sẽ trách mắng vì đã tự ý lấy áo cho người khác mà không nói với mẹ.

3.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn là: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

Câu 2: Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

- Các sự việc có sự liên quan chặt chẽ với nhau, xảy ra theo một trình tự thời gian và có sự kiện trước xảy ra thì mới xuất hiện sự kiện tiếp theo.

- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (d). Bởi vì hai chị em lấy áo bông cho Hiên thì mới xảy ra sự kiện mẹ Hiên đến trả áo.

Câu 3: Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?

- Hành động cho áo thể hiện Sơn và Lan đều là những đứa trẻ có lòng tốt bụng, biết yêu thương và đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đó là một hành động có ý nghĩa của cùng to lớn đối với Hiên vì nó không chỉ giúp Hiên có một chiếc áo mặc trong mùa đông lạnh giá, mà còn giúp em cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong xã hội tưởng chừng lạnh lùng này.

Câu 4: Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?

- Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai em đã thể hiện được tính cách cao đẹp, đáng quý. Đồng thời, nó cũng cho thấy được sự giáo dục đúng cách từ người mẹ đối với hai đứa trẻ.

- Hành động trên đã tác động lớn đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện. Nó giúp họ thêm tự hào vì có những đứa con biết quan tâm đến người khác.

Câu 5: Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

- Việc Lan và Sơn lấy chiếc áo bông cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo có ý nghĩa quan trọng, là kỷ niệm của người em xấu số và hai em đã chưa được sự cho phép của mẹ mà tự ý hành động. Nhưng nó đáng khen hơn cả ở việc, hành động này xuất phát từ sự tốt bụng, biết chia sẻ và quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn của hai em.

Câu 6: Văn bản này viết về đề tài gì?

- Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” viết về đề tài cuộc sống, nó tái hiện cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong cơn gió lạnh đầu mùa và tình yêu thương giữa người với người vẫn còn lan tỏa.

Câu 7: Nêu chủ đề của câu chuyện

- Chủ đề của truyện xoay quanh sự khác biệt trong cuộc sống của những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có với những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bất hạnh.

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Gió Lạnh đầu Mùa