Tác Giả - Tác Phẩm: Lặng Lẽ Sa Pa - Top Lời Giải

Mục lục nội dung I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Thành Long II. Tìm hiểu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Thành Long 

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa

2. Sự nghiệp sáng tác

- Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.

- Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các các tập: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),....

- Ông đã được Giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện ký Bát cơm Cụ Hồ (1953).

>>>Xem thêm: Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa (ngắn nhất)

II. Tìm hiểu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả.

Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

2. Tóm tắt:

Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nhưng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

3. Giá trị nội dung

Câu chuyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

4. Đặc sắc nghệ thuật

Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình với bình luận.

>>>Xem thêm: Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Lặng lẽ Sa Pa

III. Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa - Toploigiai

IV. Trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được viết theo thể loại nào?

   A. Hồi kí

   B. Tiểu thuyết

   C. Truyện ngắn

   D. Tùy bút

Câu 2: Chuyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

   A. Ông họa sĩ

   B. Cô kĩ sư

   C. Bác lái xe

   D. Anh thanh niên

Câu 3: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

   A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

   B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

   C.  Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

   D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 4: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là cốt truyện có tính kịch tính, xung đột. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Câu 5: Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

   A. Tác giả

   B. Anh thanh niên

   C. Ông họa sĩ già

   D. Cô gái

Câu 6: Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?

   A. Tự giới thiệu về mình

   B. Được tác giả miêu tả trực tiếp

   C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác

   D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già

Câu 7: Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

   A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

   B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên

   C. Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

   D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 8: Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?

   A. Ti mỉ, chính xác

   B. Có tinh thần trách nhiệm cao

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Theo em thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?

   A. Công việc vất vả, nặng nhọc

   B. Sự cô đơn, vắng vẻ

   C. Thời tiết khắc nghiệt

   D. Cuộc sống thiếu thốn

Câu 10: “Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…!... Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Câu nói này thể hiện nhân vật anh thanh niên có nét đẹp nào?

   A. Dũng cảm, gan dạ

   B. Khiêm tốn, thành thực

   C. Chăm chỉ, cần cù

   D. Cởi mở, hào phóng

Từ khóa » Truyện Lặng Lẽ Sa Pa Nhân Vật Chính Là Ai