Tác Giả - Tác Phẩm: Trong Lòng Mẹ - Toploigiai

Mục lục nội dung I. Tác giả tác phẩm Trong lòng mẹII. Tác phẩm Trong lòng mẹIII. Sơ đồ tư duy tác phẩm trong lòng mẹIV. Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

I. Tác giả tác phẩm Trong lòng mẹ

1. Tiểu sử

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

Tác giả - Tác phẩm: Trong lòng mẹ -Toploigiai

2. Sự nghiệp sáng tác

- Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7

- Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"

- Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

- Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"

- Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

Xem thêm:

>> Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ

II. Tác phẩm Trong lòng mẹ

1. Xuất xứ tác phẩm trong lòng mẹ

Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

2. Tóm tắt tác phẩm trong lòng mẹ

Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

>> Tóm tắt truyện ngắn Trong lòng mẹ

3. Giá trị nội dung tác phẩm trong lòng mẹ

- Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

>> Giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

4. Đặc sắc nghệ thuật  tác phẩm trong lòng mẹ

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

III. Sơ đồ tư duy tác phẩm trong lòng mẹ

Tác giả - Tác phẩm: Trong lòng mẹ -Toploigiai

IV. Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

Câu 1. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ?A. Bút kíB. Hồi kíC. Truyện ngắnD. Tiểu thuyết

Câu 2. Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?A. Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng, suy đoán của ông ta về tương lai.D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ ?A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng,C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

Câu 4. Theo em, nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì? A. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.B. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻC. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô.D. Gồm A và B.

Câu 5. Mục đích chính của tác giả khi viết: “ Tôi cười dài trong tiếng khóc… ” là gì ?A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.C. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

Từ khóa » đoạn Trích Trong Lòng Mẹ Trích Từ Tác Phẩm Nào