Tác Hại Của Bổ Sung Thừa Vitamin - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...

Tác hại của bổ sung thừa vitamin Ngày đăng 07/04/2020 | 11:20 | Lượt xem: 49042

Các vitamin tuy rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, song nó không phải là một thứ thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt.

TIN LIÊN QUAN

Việc bổ sung vitamin hàng ngày qua chế độ ăn tự nhiên là rất tốt và luôn được khuyến khích. Tuy nhiên khi bổ sung các vitamin dưới dạng thuốc không theo chỉ định gây thừa thì việc bổ sung không những không có tác dụng tích cực mà còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi.

Bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm sẽ an toàn hơn.

Tác hại của bổ sung thừa đối với một số loại vitamin

Vitamin được chia làm 2 nhóm: nhóm vitamin tan trong nước và nhóm vitamin tan trong dầu:

- Các vitamin tan trong nước là các vitamin nhóm B, vitamin C, PP, H… nếu lượng bổ sung nhiều hơn nhu cầu ít thì cơ thể sẽ đào thải qua hệ bài tiết hoặc tiêu hoá song nếu bổ sung quá cao so với nhu cầu thì cơ thể có thể bị ngộ độc do không đào thải kịp.

- Đối với các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K khi dư thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể, không thể đào thải gây ra những hệ lụy cho sức khỏe người sử dụng.

Thừa vitamin A

Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin A gây nhiều chứng bệnh liên quan tới chức năng của mắt, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ...

Tuy nhiên khi bổ sung vitamin A với lượng lớn hoặc kéo dài sẽ dẫn đến thừa vitamin A. Thừa vitamin A gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu. Ở trẻ nhỏ có biểu hiện thóp phồng. Ngoài ra thừa vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển của xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh và nhiều hậu quả khác như: ngứa da vẩy nến, xung huyết ở da và các niêm mạc, tóc khô, xơ xác, dễ gãy, viêm niêm mạc miệng, môi khô, nứt nẻ hai bên mép, gan to, bong da ở gan bàn tay, gan bàn chân. Đặc biệt đối với phụ nữ trước khi mang thai và có thai 3 tháng đầu nếu bổ sung thừa vitamin A có thể gây quái thai như: hở hàm ếch, dị dạng tim mạch, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương...

Phụ nữ mang thai sử dụng vitamin A liều cao có thể gây quái thai (ảnh minh họa).

Thừa Vitamin E

Vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại quá trình lão hoá tự nhiên. Tuy nhiên nếu lạm dụng, bổ sung vitamin E liều cao kéo dài có thể làm giảm khả năng đông máu.

Thừa vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương, ở người lớn thì gây chứng nhuyễn xương, loãng xương, và nguy cơ gây nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: ung thư, đái tháo đường…

Vitamin D quan trọng đối với cơ thể nhưng nếu sử dụng vitamin D liều cao, kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm độc do thừa vitamin D, làm tăng can xi huyết và dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chán ăn, khô miệng, chuột rút, táo bón, buồn nôn, đau cơ, đau xương, vôi hóa mạch máu... Nhiều trường hợp còn gây tổn thương thận, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, trẻ bị chậm lớn, dị tật bào thai, khó thở, co giật, giảm khả năng tình dục...

Đặc biệt thừa vitamin D có thể gây ra các biến chứng ở mắt như: hiện tượng viêm giác mạc hình dải băng ở trẻ em hoặc tình trạng kết mạc có những nốt nhỏ, trắng nhạt, sắp xếp thành hàng ngang hay cong rồi đổ vào vùng rìa của lòng đen.

Thừa Vitamin C

Vitamin C là một loại vitamin được sử dụng rất phổ biến để tăng sức đề kháng; chống lão hóa; ngăn ngừa ung thư; phòng chống dị ứng; làm đẹp; giúp thành mạch máu, răng, xương được khỏe mạnh... và nhiều tác dụng khác.

Do có nhiều tác dụng như trên, vitamin C bị lạm dụng khá nhiều, nhất là với mục đích tăng sức đề kháng hoặc làm đẹp. Sử dụng thừa vitamin C thường xuyên có thể gây nhiều hậu quả như: viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy khi dùng liều cao theo đường uống; gây toan máu, tán huyết, giảm thời gian đông máu khi dùng đường tiêm liều cao; Và nhiều hệ lụy khác như: sỏi thận, viêm đường tiết niệu, làm giảm nồng độ vitamin B12 và đồng trong cơ thể, tăng cường hấp thu sắt, mất ngủ, kích động... khi dùng quá liều kéo dài.

Thừa vitamin B1

Vitamin B1 có tên khoa học là thiamin với nhiều vai trò trong việc tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Thiếu vitamin B1 kéo dài gây bệnh beriberi (bệnh tê phù do thiếu vitamin B1). Hiện tượng dùng quá liều vitamin B1ít khi xảy ra, tuy nhiên không phải không gặp. Những hệ luỵ có thể xảy ra do thừa vitamin B1 gồm: ngộ độc, chóng mặt, choáng váng, dị ứng cơ thể…

Thừa vitamin B6

Vitamin B6 là vitamin được dùng để dự phòng bệnh đa dây thần kinh ngoại biên, nhưng vitamin B6 là một vitamin rất đặc biệt, thiếu hay thừa đều gây ra bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Khi thừa vitamin B6, người sử dụng có các biểu hiện tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí là mất cảm giác.

Thừa vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Tác dụng phụ do sử dụng vitamin B12 ít gặp tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khi lạm dụng gây dư thừa. Hậu quả là gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim... Có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mề đay.

Thừa vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp cản trở quá trình lão hóa, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với sắc đẹp của chị em phụ nữ. Mặc dù vậy nếu dùng quá liều vitamin E không những không giúp cản trở quá trình lão hóa của da và tóc mà còn thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Tóm lại, vitamin là những vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin phải được chỉ định, tư vấn từ bác sỹ trên cơ sở tình hình sức khỏe của mỗi người, không phải ai cũng giống nhau. Tránh bổ sung vitamin tùy tiện vì vitamin cũng là thuốc, mà thuốc là “con dao hai lưỡi”, bổ sung dư thừa đều có thể gây ngộ độc hoặc gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.

Thanh Thủy

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 116 Lượt truy cập trong tuần: 35990 Lượt truy cập trong tháng: 35990 Lượt truy cập trong năm: 2909104 Tổng số lượt truy cập: 46976492 Về đầu trang

Từ khóa » Dư B12