Tác Hại Của Khói Thuốc Lá Với Trẻ Nhỏ: Hãy Từ Bỏ điếu Thuốc Ngay

backup og meta

🎁 Nhận 100K khi tham gia Hỏi đáp cùng Bác sĩ 👇

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminNuôi dạy con•15 days🎁 Minigame: Tăng tốc xếp chữ - Mẹ thử vận may 🎁avatarCommunity AdminMang thai•12 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•8 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩNuôi dạy conBé 0-1 tuổiChăm sóc bé 0-1 tuổiChuyên mụcCông cụHỏi bác sĩLưu

Góc nhìn

Tác hại của khói thuốc lá với trẻ nhỏ: Hãy từ bỏ điếu thuốc ngay

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 01/07/2020

Tác hại của khói thuốc lá với trẻ nhỏ: Hãy từ bỏ điếu thuốc ngay

Khói thuốc lá gây rất nhiều tác hại cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu là người yêu thương con, bạn hãy tránh xa điếu thuốc để phòng chống tác hại của khói thuốc lá.

Trẻ em sống chung với người hút thuốc sẽ vô tình tiếp xúc hoặc hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc thường đến từ hai nguồn: khói thuốc thụ động và khói thuốc phụ. Khói thuốc thụ động là khói từ người hút nhả ra. Khói thuốc phụ bay ra từ đầu điếu thuốc đang cháy và chiếm phần lớn lượng khói thuốc trong một môi trường nhất định.

Khói thuốc phụ độc hại gấp 2 – 3 lần khói thuốc do người hút thải ra vì khói thuốc phụ không đi qua đầu lọc khói. Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày. Nhìn chung, trẻ có mẹ hút thuốc hấp thụ nhiều khói thuốc vào cơ thể hơn những trẻ có cha hút thuốc vì thông thường trẻ dành nhiều thời gian ở bên mẹ hơn. Những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Tác hại này cũng tương đương với hóa chất từ khói thuốc bên ngoài môi trường xung quanh bé. (1)

Tác hại của khói thuốc lá đến trẻ em

Trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ. (2)

Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc người đó hút thuốc càng nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải nhập viện. Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra:

1. Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS)

Tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần.

2. Viêm phế quản

Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… Nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

3. Hen suyễn

Trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên.

4. Hơi thở ngắn

Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu.

5. Nhiễm trùng tai

Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng.

6. Ung thư là một trong những tác hại của khói thuốc lá

Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể. (3)

7. Dễ bị cảm lạnh

Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

8. Ho

Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho.

9. Viêm họng

Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng.

10. Hôi miệng

Những trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ dễ bị hôi miệng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ khi lớn lên.

11. Khàn giọng

Trẻ nhỏ sẽ bị khàn tiếng nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển và nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc trước đó thì giọng nói của trẻ sẽ bị khàn. Tác hại của khói thuốc lá này sẽ khiến trẻ khó lấy lại giọng nói bình thường sau khi trưởng thành.

Làm thế nào để bảo vệ con bạn khỏi khói thuốc thụ động?

Các phương pháp sau có thể giúp bạn bảo vệ bé khỏi việc hít phải quá nhiều khói thuốc lá.

1. Từ bỏ hút thuốc

tác hại của khói thuốc lá đến trẻ em

Hãy đăng ký một lớp học hoặc một chương trình hỗ trợ cai thuốc. Nếu đang mang thai, bạn càng cần phải bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt vì khả năng sinh non và nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ sẽ cao gấp hai lần so với người mẹ không hút thuốc. Khi bạn cho con bú, việc bỏ hút thuốc cũng cực kỳ quan trọng, vì các hóa chất từ thuốc lá có thể lẫn vào sữa của bạn và ảnh hưởng đến bé bú mẹ.

2. Không hút thuốc trong nhà

Nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải bỏ hút thuốc, nhưng cha mẹ nào cũng có thể thay đổi thói quen xấu này. Nếu cảm thấy muốn hút thuốc ở nhà, hãy hút ngoài sân, ban công, sân thượng hoặc dành một phòng riêng để hút thuốc. Bạn có thể mặc thêm một loại áo đặc biệt bên ngoài để không bị mùi khói thuốc áp vào. Không cho phép con bạn vào phòng hút thuốc hoặc những nơi bạn đã hút thuốc.

3. Không hút thuốc khi đang giữ trẻ

Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát thói quen hút thuốc của mình, ít nhất bạn cũng cần có hành động bảo vệ con khỏi khói thuốc bằng cách không hút thuốc khi đang giữ con. Tuyệt đối không hút thuốc khi có con ở trên xe hoặc khi bạn đang cho bé ăn hoặc tắm. Không được hút thuốc trong phòng ngủ của con.

4. Tránh để người hút thuốc trông coi con bạn

Hãy tìm hiểu kỹ xem liệu người giữ trẻ bạn đang thuê có hút thuốc hay không. Điều này rất quan trọng khi con bạn mắc phải bệnh hen suyễn.

Hãy từ bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe con bạn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp bỏ thuốc lá thích hợp hoặc bạn có thể tham khảo các bí quyết bỏ thuốc lá của Hello Bacsi.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Schmitt, Barton D.  MD F.A.A.P. Your Child’s Health. New York: Bantam, 2005. Bản in. Trang 229-231

Harmful Effects of Smoking on Children https://parentinghealthybabies.com/dangerous-effects-smoking-children/ Ngày truy cập 22/01/2019

26 Health Effects of Smoking on Your Body https://www.healthline.com/health/smoking/effects-on-body Ngày truy cập 22/01/2019

Kids and Smoking (for Parents) https://kidshealth.org/en/parents/smoking.html Ngày truy cập 22/01/2019

 

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

01/07/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu

Bài viết liên quan

Giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” thông qua chăm sóc dinh dưỡng

Sự cần thiết của việc xây dựng “đề kháng hai lớp” cho trẻ trong giai đoạn đầu đời

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 01/07/2020

ad iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hại Của Khói Thuốc Lá