Tác Hại Của Thuốc Lá đối Với đạo đức Và Lối Sống

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

(TG)- Nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy cứ 10 người tử vong do hút thuốc lá thì có 1 người tử vong do hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá).Theo Ths, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),trên thế giới, mỗi năm có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc lá thụ động và 64% số ca tử vong do hút thuốc lá thụ động là nữ;tại Việt Nam,mỗi năm có khoảng 4.000 trường hợp tử vong do hút thuốc lá thụ động.

Tác hại của thuốc lá đối với đạo đức và lối sống

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hiện nay, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy, v.v.. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người và con số này có thể tăng lên 70.000 người vào những năm tới. Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cho thấy những người hút thuốc trong vòng 6 tháng có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Họ cũng tử vong sớm hơn người không hút đến 20 năm. Đặc biệt, những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.

Tác hại của thuốc lá đối với đạo đức và lối sống

Phân tích về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá thụ động, Ths, bác sỹ Lam cho biết: trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm tai giữa; giảm sự phát triển chức năng phổi; tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh,…Với người trưởng thành, nhất là phụ nữ mang thai, khói thuốc lá tác động tiêu cực vào các cơ quan sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư vú và đẻ non ở phụ nữ.Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân,… Những người hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25-30% so với những người không hít phải khói thuốc. Ngay cả khi không hút thuốc, songthường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và tại nơi làm việc, nơi cộng cộng cũng làvấn đề đáng lo ngại, bởi hút thuốc lá thụ động gây tác hại cho sức khỏe không kém người đang hút thuốc. Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc mà người hút thuốc thải ra không khí xung quanh gấp 5 lần lượng khói hít vào. Trong khi đó, người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày. Vì vậy, WHO khuyến cáo những người hút thuốc lá từ bỏ thuốc lá, không hút thuốc lá trong nhà, tại các địa điểm cấm hút thuốc lá để không gây hại tới sức khỏe những người khác./.

PA (tổng hợp)

(TG) - Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Ước tính, chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP.

Tác hại của thuốc lá đối với đạo đức và lối sống Người Việt bỏ ra 31.000 tỷ đồng chỉ để mua thuốc lá.

Chi phí xã hội cho việc sử dụng thuốc lá tại các nước rất cao, như tại Mỹ, mức tổn thất này được ước tính là 184,5 tỷ đô la Mỹ (USD) mỗi năm; tại Đức là 24,4 tỷ USD; tại Pháp là 16,4 tỷ USD; tại Australia là 14,2 tỷ USD và Trung Quốc là 4,3 tỷ USD. Gánh nặng chi phí y tế để điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá đang là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Theo số liệu của các nước phát triển, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm khoảng 6 - 15% tổng chi phí y tế. Tại Việt Nam, năm 2010, chỉ riêng chi phí điều trị cho 3 trong số 25 loại bệnh phổ biến nhất liên quan đến thuốc lá (ung thư phổi, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn) đã là 2.304 tỷ đồng. Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là hộ có thu nhập thấp. Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người. Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói. Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Một nghiên cứu tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy: Hàm lượng nicotine trong không khí tại nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3 ). Hàm lượng khí Co trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép. Theo ước tính, trên thế giới mỗi năm có khoảng 200.000 héc ta rừng (chiếm 1,7% diện tích rừng) bị phá do việc trồng cây thuốc lá. Ở Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy khoảng 49% nông dân dùng củi để sấy thuốc lá, 75% trong số họ nói rằng lấy củi này từ rừng. Theo thống kê của thế giới, hỏa hoạn do nguyên nhân thuốc lá chiếm 10% tổng số các vụ hỏa hoạn, gây ra 300.000 ca tử vong và thiệt hại vật chất lên tới 27 tỷ USD. Riêng ở Mỹ năm 2002 có tới 14.450 vụ cháy do thuốc lá gây ra, làm chết 520 người và bị thương 1.330 người. Ngoài ra hút thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh khác (ung thư vòm họng, ung thư da, loãng xương, ung thư thanh quản, phế quản, đục nhãn mắt, loét dạ dày, liệt dương, giảm khả năng sinh sản…) do khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng 70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc lá (tar), benzen, carbon monoxide.... Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động cũng là một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe do khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại hơn khói thuốc lá do người hút thở ra. Người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá thụ động là một trong các tác nhân gây nhiều bệnh về tim mạch, phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 - 30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%. Tại Việt Nam, trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo thuốc lá là rượu và tai nạn giao thông. Đối với nam giới, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm với gần 11% tổng số ca tử vong. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và nếu không có biện pháp kịp thời, đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người (gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm)./. TG

Từ khóa » Tác Hại Của Thuốc Lá đối Với đạo đức Con Người Như Thế Nào