Tác Hại Khôn Lường Của Việc Vứt Pin Không đúng Cách

Mặc dù có kích thước nhỏ gọn nhưng những viên pin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, tuy nhiên bên trong đó cũng là một “mỏ” hóa chất độc hại. Nếu không được phân loại, tiêu hủy đúng quy trình sẽ trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín… đều là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.

tai-che-pin-ac-quy-7066-1552148285.jpg

Pin chứa rất nhiều chất độc hại nên cần được phân loại đúng cách.

Lượng thủy ngân (Hg) có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, thủy ngân thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Chì (Pb) có trong pin có thể gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi hít thở phải bụi có chứa Cadimi (Cd) trong pin sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp và thận, có thể gây tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi sẽ phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư. Ngoài ra, trong pin còn có rất nhiều chất khác gây nguy hiểm cho con người.

Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt. Nếu chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc đọng lại trong tro gây ô nhiễm không khí.

pin-13-3-JPG-4625-1552148285.jpg

FPT Telecom đang thực hiện chiến dịch 'Đừng vứt pin'.

Vì vậy pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường mà cần được phân loại. Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt. Đối với các thỏi pin đã qua sử dụng, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh sạch để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và xa tầm tay trẻ em. Sau đó mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý.

Hiện tại FPT Telecom đang tiến hành thực hiện chiến dịch “Đừng vứt pin”. Chương trình được thí điểm ở Hà Nội và TP HCM từ nay đến hết tháng 4, trước khi mở rộng phạm vi trên cả nước kể từ tháng 6/2019. Người nhà F có có thể đem pin đến các thùng đựng pin được đặt tại tòa nhà FPT Tân Thuận 2 (quận 7, TP HCM) hoặc PVI Tower (Cầu Giấy, Hà Nội) để phân loại. Các chốt thu gom pin sẽ được đặt từ ngày 11/3. Số pin thu gom sẽ chuyển tới công ty xử lý rác thải độc hại để xử lý.

Chiến dịch kêu gọi mọi người đừng vứt pin vào thùng rác và tạo cho mình thói quen phân loại rác, đặc biệt không bỏ chung pin với rác thải sinh hoạt. Các thùng pin sẽ được đặt bên cạnh những thùng rác thông thường ở hai địa điểm thu gom để người nhà F dễ dàng phân loại.

Sự kiện Người FPT vì cộng đồng 2019 mang chủ đề "Hướng về biên giới". Chương trình gồm nhiều hành động thiết thực của CBNV FPT trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm thể hiện tinh thần, trách nhiệm với xã hội và tri ân anh hùng đã chiến đấu trong cuộc chiến bảo vệ biên giới xảy ra cách đây tròn 40 năm.

Bên cạnh các sự kiện thường niên như hiến máu nhân đạo, mở gian hàng từ thiện… FPT hưởng ứng chủ đề năm nay bằng hoạt động trao 1.000 góc học tập cho trẻ em nghèo và 5.000 lá cờ cho các hộ dân tại 25 tỉnh biên giới, trong thời gian từ 13/3 đến 30/3. Đặc biệt, điểm nhấn của toàn bộ sự kiện là hành trình thăm lại huyện Vị Xuyên (Hà Giang), một trong những mặt trận ác liệt nhất của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới các năm 1979 và 1984.

Ngoài ra, FPT Telecom còn tiến hành thực hiện chiến dịch “Đừng vứt pin”. Chương trình được thí điểm ở Hà Nội và TP HCM từ nay đến hết tháng 4, trước khi mở rộng phạm vi trên cả nước kể từ tháng 6/2019.

>>  FPT phát động quyên góp 5.000 quốc kỳ tặng người dân biên giới

Trần Vũ

Từ khóa » Trong Pin Có Chì Không