Tác Hại Khôn Lường Khi Con Trẻ Nghiện Game - Ngày Mới Online
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân tới viện khám và điều trị các bệnh lí liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, mà nguyên nhân chính là do nghiện chơi game. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử vào danh sách các bệnh lí tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn hành vi do có tính nghiện ngập cần được kiểm soát.
Tác hại của game thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Ai dùng ma túy thì ngay lập tức nhìn thấy hậu quả, nhưng game thì khác, đến thời điểm xác định nghiện game thì gần như không còn đường lùi. Bởi khi đã sa đà vào việc chơi game người chơi thường không có điểm dừng. Hệ quả là không chỉ hao mòn về sức khỏe mà đầu óc sẽ bị chai cứng, đờ đẫn. Hiện nay, một xu hướng của việc nghiện game chúng tôi thấy rất rõ, đó là việc máy móc đã “điều khiển” con người và biến người chơi thành một thứ robot, chỉ biết lao vào game như thiêu thân. Lúc này, máy tính, điện thoại, thiết bị công nghệ trở thành chủ thể chủ động, còn con người lại rơi vào thế bị động và mất kiểm soát.
Cô Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lí học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, dưới góc nhìn xã hội học, nghiện game là một hiện tượng xã hội “gần gũi” với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ, nếu nghiện game, sẽ có thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽ nghĩ ra mọi cách để có tiền (trộm cắp, cướp giật); bố mẹ không cho chơi thì cáu gắt, chửi bới, thậm chí giết cả bố mẹ, người thân yêu; khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm… dẫn đến những hậu quả khó lường.
Ảnh minh hoạ |
Ngoài ra, nghiện game sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật ảnh hưởng tới cơ thể và sức khoẻ bản thân. Ngồi chơi game quá lâu, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, thậm chí vô sinh. Tác hại về tinh thần vô cùng khủng khiếp, người chơi game bị giảm trí nhớ, bồn chồn, khó chịu, cáu kỉnh, nhân cách bị biến đổi do cảm giác chiến thắng ảo…Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà còn là trách nhiệm của người lớn, ở đây là do cha mẹ quá nuông chiều, thiếu quan tâm và không quản lí sát sao tới con cái.
Thường là sau một thời gian lún sâu trong thế giới “ảo” của game online mà người chơi suy kiệt sức khỏe, bỏ học hành, bỏ việc làm, thậm chí xung đột, phạm tội. Nguy hiểm ở chỗ, biết chơi game có tác hại khôn lường nhưng người chơi lại rất khó có bản lĩnh để từ bỏ. Game online tác hại tới giới trẻ đầu tiên là học tập. “Con nghiện” cày game tới khuya, tới sáng chắc chắn sẽ không thể tập trung học khi buổi sáng lên lớp, dẫn tới không hòa nhập được môi trường rồi sinh chán nản và… bỏ học. Đặc biệt nhất là mức độ tác hại tới tinh thần của người chơi ngày càng tăng.
Khi sống trong thế giới ảo của game, người chơi sẽ dần mất đi sự kết nối với gia đình, bạn bè, vì lúc này “gamefriend” (bạn cùng chơi) là “số 1”. Khi tạm xa game, tâm lí hình thành chỉ còn lại là “sự cô đơn”. Vì người chơi đã từ chối cuộc sống bình thường, đã sống trong thế giới “ảo” của game, trở nên cô độc trong chính ngôi nhà của mình, sự giao tiếp mọi người xung quanh mất dần, tới mất hẳn. Do tác hại ghê gớm của thế giới ảo, WHO đã từng đưa bộ môn game online vào để nghiên cứu. Chơi game, nghiện game khiến người chơi có nhiều cảm xúc bị dồn nén, ảnh hưởng tâm lí, bị tự ti. Có người biểu hiện bệnh trầm cảm, tâm thần, làm biến dạng tư cách của người chơi. Do các tình huống trong game tác động trực tiếp vào não bộ người chơi, trò chơi game được xây dựng với nhiều tình huống mang tính chất bạo lực hoặc nặng về sex. Tác động vào trí não, người chơi cảm nhận hành vi giết chóc, bạo lực là bình thường.
Hậu quả của nghiện game cũng gây ra bệnh lí rối loạn tâm sinh lí, biểu hiện bệnh lí từ nhẹ tới nặng như: Bồn chồn, khó chịu khi không được chơi game, thứ hai là rất mệt mỏi. Khi chơi game, mỗi khi người chơi chiến thắng thì chất Dopamine trong não được tiết ra làm cho người nghiện game vui. Nhưng, niềm vui này cũng dễ dàng “chìm”. Chìm rồi thì người chơi không có cách gì lấy lại được niềm vui ngoài cách lao vào chơi tiếp. Các trò game thì luôn mới, sống động hơn. Trong khi đó chơi game lại không khó như học, ai cũng có thể chơi.
WHO đã kết luận, nghiện game là một bệnh lí gây rối loạn tâm thần. Nhiều nước trên thế giới phải vào cuộc nghiên cứu, đưa ra phác đồ điều trị cho căn bệnh này. Điều trị cai nghiện game phải có chiến lược vì vô cùng khó khăn. Việc cách li khỏi môi trường game là vô cùng quan trọng và vẫn phải phối hợp với các chuyên gia y tế để kết hợp điều trị chứng trầm cảm, thuốc men...
Từ việc không làm chủ được, chơi và nghiện game quá mức sẽ dễ làm cho người chơi, đặc biệt là người trẻ mê muội, suốt ngày bị “ám thị” bởi những tình huống, trận chiến, vật phẩm... trong game. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, nếu thua thì cay cú. Điều này làm cho giới trẻ không còn thời gian để suy nghĩ, tiến hành những công việc tích cực khác.
Hệ lụy của việc nghiện game chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, song, gia đình có lỗi lớn nhất. Chẳng hạn, khi con cái không ăn, cách mà nhiều gia đình thường áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn hoặc để bố mẹ thư thái khi ngồi uống cà phê mà không bị trẻ quấy rầy chính là việc “giao hẳn” điện thoại cho lũ trẻ. Điều này là cực kì nguy hiểm nhưng lại phổ biến ở rất nhiều các gia đình từ thành thị tới nông thôn.
Vậy nên, cách tốt nhất là mỗi thành viên trong gia đình, nhất là bố mẹ phải có cách giáo dục, kiểm soát hợp lí và hiệu quả khi con sử dụng điện thoại, chơi trò trực tuyến như: Đặt giới hạn thời gian khi cho con chơi game (nếu con vi phạm cần có hướng xử lí thích hợp); cho con đọc những bài báo, xem những clip nói về tác hại của nghiện game; tuyệt đối không sử dụng hình thức khen thưởng bằng việc cho chơi game; sắp xếp thời gian đưa con đi chơi những địa điểm, trò chơi bổ ích; sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lí thích hợp; bản thân cha, mẹ không chơi game hoặc chơi game trong thời gian phù hợp để nêu gương cho con cái...
Từ khóa » Chơi Game Online Có Hại Gì
-
Tác Hại Của Nghiện Game Tới Não Bộ Và Sức Khỏe Tâm Thần - Vinmec
-
5+ Tác Hại Của Việc Chơi Game đối Với Não Bộ Và Sức Khỏe - Genk
-
Tác Hại Nghiêm Trọng Của Nghiện Game - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hậu Quả Của Việc Nghiện Game: Những Tác Hại Khôn Lường
-
Tác Hại Của Nghiện Game Tới Não Bộ Và Sức Khỏe Tâm Thần
-
10 TÁC HẠI CỦA... - Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam
-
Tác Hại Của Việc Chơi Game Online Quá Nhiều
-
Chơi Game Online: Chơi Sao Cho Có Lợi Và Không Bị Nghiện Game?
-
Trẻ “nghiện” Game Online Và Những Hậu Quả Khôn Lường | VOV.VN
-
Những Lợi ích Và Tác Hại Của Chơi Game Online - Tin Tức Công Nghệ
-
Game Online độc Hại: Nhận Diện Game “sạch” Thế Nào?
-
Game Online độc Hại: Con Chơi Cả Ngày, Phụ Huynh Bất Lực
-
Nghiện Game ảnh Hưởng Nghiêm Trọng đến Sức Khỏe Tâm Lý
-
Game Online Là Gì? Phân Loại Các Dạng Game, Lợi ích Và Tác Hại